Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

VIẾT CHO CON GÁI – KHI CON VÀO ĐẠI HỌC

Đã qua một học kỳ, con về nhà vào dịp Tết. Lớn hơn, đầm tính hơn, và đẹp hơn. Ngồi nghe con líu ríu kể chuyện trường , chuyện lớp, mẹ chợt cảm thấy mẹ có vài khuyết điểm khi chưa hướng dẫn con sống kịp với nhịp sống của đô thị.
Nhà chúng ta ở vùng quê, cũng chưa phải là thâm sơn, cùng cốc cho lắm. Cũng có đường tráng nhựa, cũng có xe máy, cũng thấy xe hơi, cũng TV, cũng máy tính,...nhưng đời sống ở đây không giống như nhịp sống đô thị.
Khác hơi xa đấy con ạ!
Trường con đang học là một trường lớn tại thành phố. Nghe con kể việc con sử dụng thang máy đến lớp học mà mẹ buồn cười. Con nói có lần con vào thang máy một mình, vì đi học trể- thế là lúng túng không biết bấm nút nào để đóng cửa, liều mạng bấm số 5 để lên phòng 506 ( con của mẹ cũng thông minh đấy). Hẵn nhiên, chỉ cần sử dụng tiện nghi này một vài lần là biết, nhưng, đấy cũng là sự khác biệt giữa nếp sống đô thị và nông thôn.
Đáng lý ra, mỗi trường đại học trong những tuần lễ đầu, tuần lễ tân sinh viên, phải có những bài hướng dẫn về nếp sống đô thị cho những sinh viên xa nhà như con.
Ví dụ như sử dụng những phương tiện giao thông. Lề trái, lề phải, đèn xanh, đèn đỏ, đi xe buýt, các lộ trình xe buýt để đến trường, thế nào là đường một chiều và những bảng cấm. Ở quê mình không có đường một chiều, xe máy chạy tự tránh nhau, không có việc phải đi một đoạn thật xa vòng theo vòng xoay ,theo chiều chỉ dẫn mới có ngỏ quẹo về đường đến nhà.Luật giao thông của đô thị cũng phải học con ạ ! Đừng bao giờ để cho người khác xem mình như một loại người nhập cư kém văn minh.
Như việc phân loại rác khi con dùng thức ăn trong trường và vứt vỏ vào thùng rác. Ở quê mình không có thùng rác, bởi lẽ rác của nông thôn chỉ là những lá chuối , vỏ mít, xoài, cùi bắp,...những thứ đó ném vào gốc cây sẽ tự phân huỷ,...Thành phố không như vậy, những rác rưởi đó, nếu không đựoc dọn dẹp, sẽ chảy xuống cống rảnh làm nghẹt cống, gây ngập lụt khi mưa xuống. Nhất là con không thể học thói ... không văn hoá , khi ăn trong lớp và vứt rác bừa trong ngăn bàn...Những chị lao công trong trường không phải chỉ để hốt rác mà còn phải lau dọn...Con nhìn dưới chân con kìa, sàn gạch phải sạch bóng, các lối đi đến lớp lúc nào cũng phải lau dọn cẩn thận...để xứng đáng là một trường tầm cở. Con đang học trong một ngôi trường lớn, mà vệ sinh, sạch sẽ, ngăn nắp, phải được đặt lên hàng đầu. Trước khi con ghi danh thi vào trường này, mẹ và con đã đến tham quan và cứ phải trầm trồ khen ngôi trường đẹp, điều này được tạo nên từ nhiều người, trong đó phải có việc đóng góp của các sinh viên của con. Con gái cưng của mẹ.
Mẹ đã suy nghĩ nhiều khi con kể lại việc dùng nhà vệ sinh của các bạn con. Họ dẫm cả giày dép dơ lên bàn cầu, những bàn cầu được thiết kế cao để nữ sinh dùng cho tiện lợi. Một hành động không phải vô ý thức mà là chưa được giáo dục hướng dẫn để sử dụng những sản phẩm văn minh; những giấy vệ sinh bỏ lung tung, khi tại đây đã có những vòi sen để rửa.
Những sinh viên nhập cư vào đô thị đã làm bẩn trường vì chưa được học cách sống của đô thị.
Còn nhiều thứ nữa, con kể rằng con đã lọng cọng trước mặt bạn bè trong buổi tiệc có thức ăn phải dùng dao nĩa. Con kể lại có lần con vào một tiệm ăn, có một khách ngoại quốc không dùng được đủa, đề nghị người phục vụ cho một con dao, thì người sinh viên làm thêm này đưa ra một loại dao bằng thép của nhà bếp và một cái nĩa dùng ghim trái cây, để dùng cho món bánh mì thịt nguội. Người khách bỏ đi trước sự ngơ ngác của người phục vụ vì không biết mình đã làm sai điều gì!!!
Thế đấy, đời sống của đô thị khác với chúng ta như vậy. Con không được kéo lê hay đi mạnh chân, khua giày trên cầu thang. Con không đựoc đùa giỡn nói to khi đi ngang một lớp học...vì mọi thứ đều đóng kín. Hành lang cũng đóng kín bằng những tấm kính dày, nên âm thanh vọng rất lớn.
Thành phố trở nên xô bồ một phần cũng vì những người nhập cư không được hướng dẫn việc sử dụng những phương tiện kỹ thuật mới.Không dễ thích nghi với cuộc sống đô thị sau 4 tháng học ở đây con ạ !Từ từ thôi, nhưng hình như chưa có quyển sách nào viết về vấn đề này. Ở các nước Châu Âu, những người nhập cư được hướng dẫn rất kỹ về việc sử dụng các phương tiện ở thành phố cho đúng luật.
Nông thôn chúng ta không có những người lao công, quét đường, không có những nơi gởi xe hàng trăm ngàn chiếc xe, để những người giữ xe phải chịu trách nhiệm giữ một tài sản vô cùng lớn Con thử tính một chiếc xe máy trị giá khoảng 20 triệu nhân lên 500 chiếc, bằng 10 tỉ đồng...Họ phải chịu trách nhiệm. Họ có cau có, bắt con tuân theo một luật lệ nào đó cũng không phải không có lý. Con phải cảm thông .
Ở nông thôn không có cảnh sắp hàng. Sắp hàng khi tính tiền ở siêu thị, sắp hàng khi xem phim, khi vào thang máy,..con phải tuân thủ luật đó, không được vượt qua. Nếu không, con trở thành người thiếu văn hoá. Người hiểu biết sẽ nhìn con khinh bỉ ngay.
Còn nữa, nền văn minh công nghiệp mà con phải chen chân vào sau 4 năm học đại học không giống như nền văn hoá nông nghiệp nhẹ nhàng như ở quê mình. Tại đô thị, mưa hay nắng gì nhịp sống vẫn phải chạy. Con phải đến đúng giờ vào học ( như sau này con phải đến đúng giờ nơi công sở ), không thể viện cớ nắng quá hay mưa quá. Thời tiết có thể ảnh hưởng đến năng suất lao động, nhưng thời tiết không làm thay đổi kỷ luật làm việc.
Thế đấy, con gái.
Tham gia vào một môi trường mới, con phải học nếp sống, nếp nghĩ ở đây...nếu không con sẽ bị đào thải, người khác sẽ nhìn con như một người rừng, từ trên núi xuống, dù rằng con cũng ăn mặc như họ, nói với họ cùng ngôn ngữ...
Khi người thành phố về nông thôn, cũng phải thích nghi với đời sống nông thôn, khi con vào thành phố con phải tuân thủ những qui luật của đô thị.
Còn rất nhiều điều phải hướng dẫn con, nhất là phải làm thế nào vừa thích nghi vừa tránh được những cám dỗ của nền văn minh vật chất tại thành phố này. Quá nhiều điều con phải học, cô sinh viên tập tễnh xa vòng tay của mẹ.

SAIGON BÂY GIỜ LÀ CỦA AI ?

Những tiệm ăn , những khách sạn, những quán café, Lotteria, KFC, Tous les jours,...mọc lên san sát trên những con đường Saigon.
Một Saigon năng động của giớí trẻ.
Giới già thế hệ 5X của tôi lỗi thời rồi.
Nghe lời con gái, vào Tous les jours ngồi uống sữa tươi, ăn bánh ngọt chờ nó học Văn và hai mẹ con cùng về lúc 9 giờ tối.Cũng chỉ vì sợ con mệt quá chớ thật ra đã thả lõng cho nó từ lớp 10 và 11 . Nhưng 4 tháng cuối cùng của lớp 12 bỏ cả công việc để đưa rước con gái, và bây giờ khá hơn có thể ngồi trong quán để đợi nó... lại còn ở Tous les Jours, có máy lạnh, có WF ... không ngồi lề đường chờ con như trước nữa...một bước tiến bộ về tài chánh.
Ngồi đây nhìn Saigon ban đêm.
Hôm nay định vào Lotteria, nhưng khi đậu xe không thấy ai đến đưa vé, người bảo vệ thấy tôi loay hoay, bèn đến hỏi trống lơ : mua về hay ăn ở đây.
Nghe phát chán bèn bỏ đi loanh quanh Saigon, chợt nghĩ : Saigon bây giờ là của ai !
  • Của giới 7X trung niên thành đạt, có xe hơi, có tài xế đưa những nhóm làm ăn vào các quán vừa nhậu, vừa ngoại giao.
  • Của các thanh niên choai choai con nhà giàu đi xe trên 150 phân khối, mới coong...Quán café đầy xe gắn máy đời mới. Đèn mờ,... tấp nập thanh niên nam nữ ra vào.
  • Tôi không nhìn thấy học sinh, nhưng cở tuổi 9X, 8X đầy dẫy.
  • Không thấy người già như tôi.
Họ đâu mất rồi. Saigon về đêm không có người già. Do đó, những người bảo vệ, những người coi xe sẽ rất ngạc nhiên tại sao ở đâu một bà già tóc bạc, đi xe gắn máy, đòi vào quán café, hay tiệm thức ăn nhanh một mình, những nơi của thanh niên
Họ không biết vì tò mò mà tôi tham gia vào... thấy lợn cợn, như thế nào đó, thấy lạc loài, bị nhìn với cặp mắt ngạc nhiên, tò mò... không một người già nào vào quán được gọi là café sách.
Những bạn già của tôi hình như buổi tối chỉ ở nhà ngồi trước TV, cũng không thể cầm quyển sách nữa... và gần như mù vi tính. Tại sao tôi lại muốn xen vào giới trẻ này, và nhóm này có thích sự có mặt của tôi không ?
  • Saigon hôm nay là của họ. Của tuổi trẻ chớ không phải của giới già chúng tôi. Không có chỗ nào cho giới già của chúng tôi ngồi đọc sách uống café, một ly trà để đọc sách, để viết lách, để suy ngẫm.Giới này ở đâu, mất tiêu trên đường phố Saigon ban đêm này.

BUỔI SÁNG PHÙ DU

  11 giờ còn nằm trên giường Chat với người bạn phương xa Cảm giác cuộc đời của mỗi con người Như kiến bò trong chén Chén của tạo hó...