Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

ĐỌC THƠ NHƯ HIÊN KHI TÂM ĐỘNG, Ý LOẠN.


Như Hiên Nguyễn Ngọc Hiền ( năm nay đã ngoài 80 tuổi) là cháu của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, vừa là nhà văn, nhà thơ, vừa là nhà nghiên cứu,... Cô đã xuất bản nhiều tập thơ như Hoa thời gian ( 1972 ), Hoa thanh khiết ( 2003 ) Hương đồng nội (2007),..Nàng Châu Long ( dã sử tiểu thuyết-1991), Lễ thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ 17,...v.v...
Tôi gặp cô tình cờ trong một cuộc họp của chi hội khoa học lịch sử Trịnh Hoài Đức, cô mời tôi đến nhà tặng những món quà xinh xắn và hai tập thơ Hoa thanh khiết ( 2003 ) Hương đồng nội (2007).Nhận quà mà lòng buồn rười rượi vì mình chưa làm được gì cho văn học , chỉ lo cơm áo gạo tiền, buồn vì những ước mơ thời trẻ rơi rụng đâu mất rồi trên con đường đời chán ngấy này...
Viết bài này để cảm ơn cô đã gợi về những ước mơ.
Đã bao lâu rồi không dám đọc lại thơ vì sợ mình sẽ chùng lòng, mơ màng bỏ quên thực tế : sự nghiệp, con cái, nhà cửa,...Chỉ sợ mình nhập vào thi ca làm thế nào lên lớp giảng cho sinh viên viết báo, về nghiên cứu khoa học, đang lúc tâm hồn lâng lâng, bay bổng...
Thi ca là hoá thân của tôn giáo; đó không phải là loại tôn giáo với những giáo điều cứng nhắc, kỷ cương,... nhưng nó bắt buộc nhà thơ phải tôn thờ, phải dấn thân , đôi lúc phải mê muội vào một ...nàng thơ nào đó; không ai có thể dùng trí để giải thích tại sao vị linh mục kia, nhà sư nọ hy sinh thân mình để phụng sự Chúa hay Phật. Thi ca cũng thế. Chỉ có thể cảm nhận bằng TÂM.
Thử hỏi làm thế nào dùng trí để hiểu bài thơ
TƯƠNG TIẾN TỬU” của Lý Bạch
Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai(1),
Bôn lưu đao hải bất phục hồi ?
Hựu bất kiến, cao đường minh kính bì bạch phát

Triêu như thanh ti, mộ như tuyết ?
Nhân sinh đắc ý tu tận hoan
Mạc sử kim tôn không đối nguyệt !
Thiên sinh ngã tài tất hửu dụng,

Thiên kim tán tận hoàn phục lai.
Phanh dương tễ ngưu thã vi lạc
Hội tu nhất ẫm tam bach bôi!
Sầm phu tử, Đan khâu sinh(2)!
Tiến tửu quân mạc đình!
Dữ quân ca nhất khúc
Thĩnh quân vĩ ngã trắc nhĩ thinh :

"Chung cổ soạn ngọc bất túc quý
Đản nguyện trường túy bất nguyện tình
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lai kỳ danh!
Trần Vương(3) tích thì yến Bình Lạc(4)
Đấu tửu thập thiên tử hoan hước"

Chủ nhân hà sự ngôn thiểu tiền?
Kính tu cô tửu đối quân chước!
Ngũ hoa mã, thiên kim cừu(4)
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu
Dữ nnhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu!

(1) Hoàng hà - sông lớn ở Trung Hoa.
(2) Sầm phu tử, Đan khâu sinh - Sầm Than và Nguyên đan Khâu bạn của Lý thái Bạch.
(3) Trần Vương - Tước cuả Ngụy Vương ban cho Tào Thực.
(4) Bình Lạc - tên Tửu quán đời Ngụy.
(5) Cừu - Áo bằng lông cừu để mặc khi trời lạnh.

HÃY MỜI RƯỢU.
Bạn thấy chăng nước Hoàng Hà nọ
Ra biễn khơi nào thấy trở về ?
Gương nhà sầu mái tóc kia
Tơ xanh tuyết trắng chỉ xê sáng chiều.
Nên tận hưởng bao điều thoả ý
Chén vàng sao có chỉ trăng suông?
Tài ta trời hẳn có dùng

Hết rồi lại có, ngàn vàng tiếc chi!
Trâu dê đó, vui thì cứ mổ
Nâng ly rồi phải đủ ba trăm!
Bạn vàng này gã

Sâm, Đan Chén mời chớ để trên bàn mãi kia!
Để tớ hát bài ca tặng bạn

Xin nghinh tai uống cạn lời thi
:"Trống chuông vàng ngọc sá gì
Cứ say say mãi tĩnh chi giưa đòi!
Bậc thánh hiền mấy người nhắc nhở
Họ lưu linh muôn thuở còn danh!
Quân bình xưa có lão

Trần Thết muôn vò rượu một lần vui chơi !"
Bạn lo chi tiền mời chẳng thấm
Mua rượu về đối ẩm cùng ta!
Áo cừu cùng với ngựa hoa
Sai con đổi quách lấy vò rượu tăm
Cho tiêu sầu đọng ngàn năm !

dịch Nguyễn Vô Cùng. (06/01/2006).
Đọc thơ Như Hiên, khi còn phải suy tính phải bị kềm trong “ 8 giờ vàng ngọc ”, phải đi đứng đàng hoàng, ngay ngắn, ăn cho đúng giờ, vừa phải ( không được ăn quá nhiều, vội vã, theo cái thích của mính là lê la ngoài lế đương`, là cười đùa thoải mái,...), mặc phải lịch sự, đứng đắn ( trời ơi ! Tôi chỉ thích mặc áo 4 túi, đi giày adidas,...)
Thế thì tâm động, ý loạn. Làm thế nào ý không loạn khi không thể vứt bỏ mọi thứ để viết văn làm thơ ( trong khi con gái đang chuẩn bị thị đại học, một kỳ thi kinh khủng nhất, tốn thời gian, tiền bạc nhất trong đời học trò,...)
Nhưng, cô Như Hiên đã hoá giải những chuyện đời thường đó thành thơ
lót rương một chút cho con
lấy may con nhé : “ vuông tròn tình yêu ”
tiếc rằng mẹ chẳng có nhiều
cho con sắm đủ mọi điều ước mơ
( Hương đồng nội, Lót rương, trg 168, )
mượn thơ lấp lửng chọc cười
thơ chua xỏ ngọt, chia bùi, lật gian
lại nhờ thơ vịnh hợp tan
cả bao nhiêu nỗi lo toan gánh đời
( Hoa thanh khiết, tiếp lời hỏi thơ, trang 117 )
cửa gỗ ai khép kín
vẫn vòng khoá lung lay
mái đọng màu sẫm sịt
nghe kim châm mặt mày
kìa lối mẹ đi chợ
em nhảy quanh cột này..
rồi theo ra bờ sông
nhìn chị giặt quần áo
nhìn trời em múa may
( hoa thanh khiết, mái đọng màu thương, trg 37 )
Đọc 2 tập thơ của cô Như Hiên, cảm thấy tâm mình động, ý mình loạn là mình còn dỡ, còn thấp. Cô cũng sống trong đời thường, cũng có những phiền muộn về đời thường con cháu, nhưng vẫn có thể viết văn, làm thơ...Nói theo danh từ chưởng của kim dung là nội công mình còn yếu, vì nội công còn yếu nên tôi để tâm động, ý loạn theo đời thường.
Hãy để cái động của cuộc đời ngoài da...chỉ mong cố gắng “ tu luyện” để “ nội công thâm hậu ” hơn, được noi gương cô Như Hiên bình tâm, hoà ý mà sống.


NGỦ TRONG LỚP


Cô giáo: Con trai của ông bà đến lớp hay ngủ gật ?
Ông bố: Lớn lên cháu sẽ làm đại biểu Quốc hội !
( Tranh biếm họa của Rumani)

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

“TỰ SƯỚNG ” KHI KHÔNG CÒN LÀM CHỦ.

Đã bao năm nay khẩu hiệu “ dân chủ ”tồn tại vì “ chưa ai làm chủ ” cả, nên dân mới làm chủ.
Tại sao chưa ai làm chủ? Bởi lẽ chưa ai đầu tư một đồng nào vào đây nên cả “ nhà ” đều làm chủ. Vì cả “ nhà ” đều làm chủ nên đòi hỏi, tranh đấu lung tung, vì... mọi người đều bằng nhau kia mà; tuy ở những cương vị khác nhau, thủ trưởng, công nhân, mỗi người lãnh lương theo nhiệm vụ và muốn tồn tại nên đều phải nghĩ đến “ quyền lợi của tập thể lên trên hết”. Có lợi cho người và cũng có lợi cho ta, có lợi đôi đường vì mọi người đều làm chủ.
Nhưng đùng một cái, có một ông chủ thật sự, bỏ tiền đầu tư đàng hoàng có giấy tờ hẳn hoi, nên... tạm gát quyền lợi của những người dân làm chủ. Mọi người nhìn nhau: Ừ nhỉ ! Trong giai đoạn này phải làm gì ?
Ý thức lại thân phận “ làm công ăn lương ” cũng khó đấy nhưng không thể khác được nữa rồi , nên phải biết “ tự sướng ” khi không còn làm chủ.
Mà sướng thật.
Ai sai gì làm đó ... ai nói gì cũng gật cho xong. Xấu, tốt, dỡ, hay,... gì không cần biết, vì chủ chịu trách nhiệm kia mà! Trước kia thì bàn tán, thảo luận, mưu đồ,... bây giờ các “ chợ trời ” lúc trước xếp lại. Ưu tư phát triển là của chủ chớ không phải của dân nữa rồi.
Do đó, cứ ăn, ngủ thoải mái. Vứt hết mọi thứ khi ra khỏi cổng, về nhà thảnh thơi, sống sung sướng với vợ . chồng, con, cháu,...không suy nghĩ lung tung.
Cứ nói chuyện về những ước mơ cá nhân, người thì học thêm ngoại ngữ, người thì lo làm phước thiện, người lo trao dồi kiến thức chuyên ngành của mình, người suy nghĩ làm thế nào để sống tốt hơn, có nhiều sức khoẻ hơn,...
Những câu chuyện cười đùa thoải mái, không nghi kỵ, không ngờ vực đấu đá nhau nữa rồi...
Đó mới thật sự là “ TỰ SƯỚNG ” khi không còn làm chủ.

...TĂNG LƯƠNG CHO BẰNG LƯƠNG THẾ GIỚI ...

...Người dân thường không hiểu được tại sao ngủ một đêm dậy giá tăng ầm ầm, không hiểu vì sao tất cả các ngành đều kêu sản xuất lỗ (không ai yêu cầu họ giải trình xem họ làm ăn thế nào mà lỗ) và ai cũng nói phải tăng cho bằng giá thế giới. Không thấy ai nói phải tăng lương cho bằng lương thế giới cả. Với người dân, họ chỉ có một vấn đề:  họ sẽ phải sống thế nào. Chỉ riêng có một điều này là không ai nói cả.
Nói cho đồng bào tôi nghe - Nguyễn Thị Ngọc Hải

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

LÝ LUẬN CỦA SẦM ĐỨC XƯƠNG VỀ LUẬT NHÂN QUẢ

Này, cái gia đình kia, mày sẽ bị quả báo theo luật nhân quả vì mày dám tố cáo ông là xâm phạm tình dục và tổ chức mua bán dâm các học sinh của ông.Ông làm gì mặc xác ông, chúng mày bêu rếu ông để cho ông bị tù đày, mất chức, ô danh, gia đình ông nhục nhã, tan nát, ...chúng mày sẽ bị nghiệp báo, sẽ bị xuống mấy chục tầng địa ngục...Ông mà còn chức còn quyền thì ... cho chúng mày chết.

“ NỘM ĐỜI ”

Đọc Trần Dần “ Những ngã tư và những cột đèn ”, thấy ông dùng hai chữ “ nộm đời ” hay quá, bèn xin phép được đề tựa bài này.

“ Nộm ” là danh từ miền Bắc, miền Nam gọi là “ Gỏi”, là một loại thức ăn khai vị, hơi hỗ lốn. Một tí carotte, một tí dưa leo, một tí củ hành, một ít bưởi ( hay củ hủ dừa, đu đủ, ...) một ít thịt, tôm, mực, rau, chanh, mắm, muối, đường, ớt, dấm, hành, đậu phọng ...hỗ lốn.
Ăn khai vị.
Vâng, chỉ để ăn khai vị.
Thứ “ nộm đời ” tại trường đại học K này cũng thế, cũng hỗ lốn, cũng gom mọi thứ vào làm lãnh đạo lớn, lãnh đạo nhỏ, cũng tùm lum trình độ, cũng quá nhiều phe phái...Họ đến với môi trường giáo dục không vì sứ mệnh giáo dục mà vì tư lợi nhiều hơn, với nhiều cấp bực lợi lộc tuỳ theo vị trí ...Nếu để riêng ra, không thể tự sống được, tự ngon được, nên gom lại thành một món “ Nộm ”.
Hôm nay, các thực phẩm dùng làm “ nộm ” được tụ tập vào để dâng hương trước bàn thờ linh thiêng của đất tổ. Thành tâm cầu nguyện điều gì ? Người này mong người kia chết đi. Người này ước người kia từ chức, hoặc bị bất cứ tai nạn gì đó...
Thế thì đất tổ linh thiêng sẽ phải nghe ai trong món “ Nộm đời ” này !!!
Chẳng ai nhớ rằng số phận của họ chỉ là một món khai vị

BUỔI SÁNG PHÙ DU

  11 giờ còn nằm trên giường Chat với người bạn phương xa Cảm giác cuộc đời của mỗi con người Như kiến bò trong chén Chén của tạo hó...