Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

MỘT TRONG NHỮNG NGUỒN GỐC KHỦNG HOẢNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đó là CON NGƯỜI. đấy là vấn đề chưa có một bài viết nào phân tích một cách sâu sắc.
NHỮNG CON NGƯỜI ĐANG LÀM LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC.
Những người này không hiểu rỏ, chưa hiểu rỏ hay không thèm hiểu vị trí, sứ mệnh của Đại học trong xã hội.
Buồn cười nhất là một bản tin ngày hôm nay 28/12/2012, bộ trưởng GDĐT phải có công văn qui định không tuyển Thạc sĩ Quản lý Giáo dục với lý do có quá nhiều học viên chẳng biết Giáo dục là gì, học những ngành trái với Giáo dục học mà vẫn được tuyển vào ngành nay để trở thành Thạc sĩ, Tiếu sĩ.
Theo Phạm thị Ly, bài “Giáo dục Đại học và vai trò của trường Đại học trong Xã hội” thì vai trò của trường Đại học là :
-          Dẫn dắt xã hội về mặt trí tuệ và tư tưởng.
-          Đại diện cho chân lý, công lý và lương tri của loài người
Sứ mệnh của trường đại học đối với xã hội :
-          Tạo ra tri thức mới, tức thực hiện sứ mệnh nghiên cứu.
-          Tạo ra lực lượng trí thức và đào luyện những người lãnh đạo xã hội, tức thực hiện sứ mạng đào tạo.
-          Gắn bó với nhu cầu của đất nước, tức thực hiện giáo dục cộng đồng.
Thế thì thử hỏi có bao nhiêu hiệu trưởng, chủ tịch HĐQT của các trường Đai Học Ngoài công lập cũng như công lập hiểu hết sứ mạng của họ đang quản lý đại học.
            Hiện tượng những người đang quản lý đại học trong một môi trường giáo dục đấu đá nhau, hất cẳng nhau, không trung thực trong tuyển sinh, tài chánh, đào tạo,…Dựa vào quyền thế, khúm núm trước quyền thế, dựa vào tiền bạc hoặc khúm núm trước tiền bạc để giữ chức, giữ ghế…làm mất NHÂN CÁCH của MỘT NHÀ GIÁO DỤC CHÂN CHÍNH, tạo nên sự xuống dốc của Giáo dục VN hiện tại.
            Tại sao phải có các qui chế, qui định chi tiết, cụ thể, cầm tay chỉ việc của Bộ Giáo Dục Đào Tạo cũng là do những người Quản Lý Giáo dục nhưng không có giáo dục mà ra.
1/ Vì muốn có nhiều sinh viên vào trường, tuyển sinh lung tung, lộ đề, bán đề, đề dễ,… để có điểm cao…dẫn đến việc phải TUYỂN SINH BA CHUNG – đưa đén CÁC ĐẠI HỌC ĐÃ ĐÁNH MẤT CHÍNH MÌNH, ĐÁNH MẤT VAI TRÒ VÀ SỨ MỆNH THẬT CỦA ĐẠI HỌC.
2/ Vì muốn có nhiều sinh viên vào trường, nên tuyển sinh vượt chỉ tiêu, vượt khả năng đào tạo của trường đại học, làm suy giảm chất lượng, để bộ phải cử người thanh tra tới, thanh tra lui,… và cũng là CON NGƯỜI nên các đoàn thanh tra cầm bao thơ về, và…đâu cũng trở lại như cũ.
3/ Những  người cầm cân nẫy mực, ký bằng cấp cho Sinh Viên ra trường, nhưng tư cách bản thân thì :
-          Tồi tệ trong đạo đức.
-          Ngu dốt trong học thuật.
-          Trốn thuế, lách thuế.
-          Báo cáo không trung thực.
-         
Họ xa rời nhiệm vụ giáo dục đại học, họ quên mất họ được gọi là THẦY tức là một tầng lớp cao hơn tầng lớp thường dân.
Cứ loanh quanh qui chế này, luật lệ nọ mà quên xây dựng NHÂN CÁCH cho những người QUẢN LÝ GIÁO DỤC thì nên GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐANG XÂY NHÀ TRÊN CÁT.

Sụp đổ chỉ còn tính ngày một ngày hai.

GÓC NHÌN LỊCH SỬ- MỘT GÓC NHÌN LẠC QUAN

Đây không phải là góc nhìn: ta thắng, địch thua như các sách giáo khoa Sử hiện nay; mà Góc nhìn Lịch sử là góc nhìn “ Ngày mai trời lại sáng ”
Vì theo qui luật lịch sử, không một triều đại nào tồn tại lâu dài, có thịnh ắt có suy, có bắt đầu và phải có kết thúc.Nên cho dù hôm nay giả sử ta đang sống trong thời đại hắc ám nhất, nhưng, theo qui luật của lịch sử thì phải có một” cuộc cách mạng “ ngầm (tiệm biến), hay nỗi (đột biến), thì lịch sử cũng phải sang trang, cũng phải thay đổi.
            Ví dụ như, đãi học Việt Nam thời 1975-1985, học sinh muốn vào đại học phải qua 14 tầng lý lịch, phải gia nhập Đoàn từ thời THPT. Phải có 2 điều kiện đó, nếu không thì phải học cực kỳ giỏi, mới có thể có một cái ghế trong trường đại học.Về vấn đề này, trên các trang báo trong giai đoạn đó đã viết về những hoàn cảnh rơi nước mắt…
            Nhưng, hôm nay, các trường đại học công lập hay ngoài công lập đều gần như trải thảm hoa cho các học sinh vào trường (chỉ cần đủ tiêu chuần điểm ).

            Ai đang bi quan về hiện trạng phát triển đại học ngoài công lập ở VN, theo góc nhìn lịch sử, rồi cũng sẽ phải thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Bởi lẽ người VN vốn hiếu học, vẫn xem trọng những người có học hàm học vị ở tầng lớp cao trong xã hội. Việc các nhà trí thức viết hàng trăm bài báo phê phán sự phát triển ồ ạt của Đại học Ngoài công lập cũng chỉ là nói lên sự ưutư của người VN muốn có nền giáo dục tốt hơn. Đây cũng là niềm vui vì đó là những đợt sóng để đánh bạt vào bờ những “cặn bả của những người làm giáo dục không chân chính ”, để cho biển cả Giáo dục Việt Nam sạch hơn, đẹp hơn, trong xanh hơn,..

TÔI ÍCH KỶ VÀ TÔI HẠNH PHÚC

Từ nhỏ tôi sống vô tư chỉ biết lo học, không ưu sầu vấn đề gì về gia đình, về những người chung quanh. Tôi chỉ suy nghĩ cho tôi. Lên mâm cơm tôi được phép ăn những món ngon nhất, chưa biết nhường cho người chung quanh món ăn, chưa biết mua cho ai trong gia đình một món quà. Dù rằng mặc do mẹ tôi may, nhưng cũng chẳng phiền ai giặt giủ cho. Không tâm sự về việc ở trường, về những người bạn,…chỉ biết học cho giỏi thế thôi. Có tiền đóng tiền học đúng tháng hay thiếu tiền học phí cũng chẳng bận tâm…Vô tâm, vô tư, chỉ lo cho mình
Hai mươi tuổi tôi đã chỉ sống cho tôi. Trong nhà chưa người nào đòi tôi có trách nhiệm gì với ai cả. Tôi phải tự nuôi sống tôi và tự học hành theo ý, phát triển theo ý, sống theo ý…như thế đủ rồi,…Vô tư, không cần nghĩ đến ai cả. Vì tôi là con út kia mà, còn các anh các chị kia, phải trách nhiệm với gia đình với cha mẹ chứ,…
Tình yêu. Tôi cũng không chịu trách nhiệm với những người chung quanh, bên chồng, bên vợ. Không ai đòi tôi có trách nhiệm gì với ai …Tôi tự do và tự có trách nhiệm với tình yêu của tôi. Đau khổ, hạnh phúc tôi tự chịu, cũng chẳng than thở đòi ai phải chia xẻ, cũng chẳng khoe khoan gì khi thành công, khi hạnh phúc…Nghĩa là tự sống, tự lập, tự mình vươn lên, không ai biết tôi làm gì, sống ra sao giữa một xã hội khủng hoảng suy thoái…Có thể vì thế mà những người chung quanh ghen tị, đàm tiếu và…cho rằng tôi ích kỷ không biết giúp đở ai.
Khi có con, tôi cũng tự nuôi, chưa bao giờ than vãn rằng tôi khổ cực quá, tủi thân quá…Thây kệ những người chung quanh có chia xẻ, có chê bai,…tôi cũng chẳng cần. Cắm cúi nuôi con. Lo làm việc kiếm tiền nuôi con. Quên những người chung quanh. Mặc kệ những người chung quanh. Con gái nói, tôi lạnh lùng, nhạt nhẻo với những người khác…Ừ! Tôi thế. Ích kỷ ư!!! Tôi ngạc nhiên khi cùng xuất phát một chổ mà những người bà con tôi nghèo ? Lúc nào tôi cũng suy nghĩ làm thế nào phải sống kha khá một cách lương thiện. Ừ! Kha khá thôi, đủ rồi. Hạnh phúc rồi. Kha khá là người ta có nhà, mình cũng có nhà, dù là căn hộ nhỏ. Người ta có xe mình cũng có xe dù không phải xe xịn. Người ta có bắng cấp, mình cũng có sơ sơ…Người ta có kiến thức, mình cũng có chút đỉnh để tranh luận, …Thế thôi. Kha khá. Nhưng, cũng có người ganh tị và cho là tôi ích kỷ.

Hình như nhờ tôi ích kỷ nên tôi hạnh phúc. Chợt nhớ quan điểm của Dương Tử: Mất một cọng lông chân cho thiên hạ cũng không cho. Hình như đó lại là những quan điểm của thanh niên Châu Âu,…nhờ đó mà các nước ấy văn minh, tiến bộ ư…

MẸ VÀ CON GÁI

Buổi sáng chủ nhật trời chợt mưa chợt nắng, chợt sáng chợt âm u. Không cần mở quạt hay máy điều hòa
Mẹ đã đi siêu thị mua thức ăn cho cả tuần.
Kéo con gái thức dậy: chương trình hôm nay làm gì? Chiều con đi với thằng bạn. Bây giờ học bài???!!!
Hai mẹ con, hai laptop. Hai tô cơm trên tay. Cơm có canh khoai mở và cá lóc kho (mua ở siêu thị)
Mẹ đọc tin Hunsen xin tha bổng cho lãnh tụ đảng đối lập để thể hiện tính chất dân chủ trong kỳ bầu cử sắp tới, khỏi độc diễn. Tự hỏi khi nào nước mình mới được như thế? Đọc trang web Cơm có thịt, suy nghĩ sẽ liên lạc để tham gia chương trình này…
Con gái vừa ăn vừa xem facebook, vừa làm bài của trang web Coursera.
Lúc nào cũng làm một lúc vài công việc cả hai mẹ con.
-          Sao những thằng bạn con như thế nào?
-          Tất cả vừa giỏi, vừa có tài, vừa thông minh, nhưng…không thể có người yêu?
-          Tại sao?
-          Vì chúng nó chỉ có thể yêu chúng nó thôi!!!
Bà mẹ cười lớn.
Chợt nghĩ: gia đình này phá vỡ văn hóa gia đình truyền thống ăn chung mâm, chấm chung một chén nước chấm rồi…Nhưng, nếu ngồi chung bàn ăn như thế làm sao con gái kể nó chở thằng bạn trai rủ nhau hát ầm đường để giải tỏa stress vì mẹ thằng bạn trai không đồng ý cho nó yêu cô gái nào đó, hay con gái có nhiều bạn trai mà khi kể về những bạn trai này người ngoài tưởng là nó là người yêu của những thằng bạn đó…

Cứ thế mà vừa ăn, vừa cười, vừa nói, vừa lướt web …

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

MẸ VÀ CON GÁI

Con gái nói mẹ không giống như mẹ của cô giáo dạy. Mẹ phải nghèo thiệt nghèo, phải trồng lúa cực khổ giữa nắng giữa mưa. Mẹ phải hy sinh nhịn ăn nhịn mặc cho con đi học. Mẹ phải bán buôn vất vả, phải gánh nước, phải lấm lem, phải làm việc từ sáng đến tối…Còn mẹ sướng quá. Sướng hơn cả con. Con phải đi học, học khổ học sở trong lớp. Mẹ tưởng đi học sướng à, lúc nào cũng phải căng đầu ra từ môn học này qua môn học khác, làm bài tập toán , vật lý, hoá học, phải học thuộc lòng mọi thứ,…Còn mẹ sướng quá, đi làm ngồi phòng máy lạnh, tự viết, tự đọc bao nhiêu loại sách cũng được,...máy tính thường trực, muốn ăn giờ nào thì ăn, muốn uống cái gì thì có tiền sẳn đó mà xài…Mẹ không giống các bà mẹ mà cô giáo tả, khổ cực kia, làm sao con…yêu mẹ được? Vì mẹ phải khổ con mới yêu mẹ, người ta chỉ yêu người khổ thôi, còn mẹ sướng thế, sướng hơn cả con làm sao con yêu mẹ, con không thể tả mẹ là người con yêu nhất, và nhất là không có văn mẫu nào tả người mẹ nào giống mẹ làm sao con bắt chước được… Như thế mẹ phải trách các nhà văn hiện đại không chịu viết về một người mẹ thành phố trí thức giống như mẹ để con viết theo chút chút. Không có bài báo nào viết về người mẹ nào giống giống như mẹ cả. Họ tuyên dương các bà mẹ thành phố phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà, hình ảnh ôm bó hoa mặc áo dài đẹp quá chừng,…Mẹ nuôi con có khổ gì đâu…Cô giáo bảo phải tả người mẹ hy sinh khổ cực nuôi con…Làm thế nào con tả được…Chẳng có bài nào để con viết giống giống như thế…Con còn khổ hơn mẹ , nhất là khi phải tả về người con thương nhất, người đã hy sinh cho con cả đời…Mẹ làm việc sướng hơn con.Con đi học mới khổ đây!!!Trời ơi, sao không có một nhà văn nỗi tiếng nào tả về người mẹ hiện đại cả, toàn người mẹ cầm súng…40 năm rồi còn người mẹ nào cầm súng nữa để con tả lại cho đúng ý cô giáo…Ối trời ơi! Sao con khổ quá!!!
Con xin lỗi mẹ, vì khi con làm bài văn này, con phải tả người bạn ngồi bên cạnh, dù con chúa ghét nó, nhưng vì nó có trong văn mẫu. Cô giáo hỏi con không yêu mẹ à! Con chỉ biết cười cười! Mẹ thật sự của con không có trong văn mẫu, con tả thật về mẹ, con sẽ bị điểm kém, rồi về mẹ la con,…thà nói lệch cái khác thì hơn…

Vui sống mỗi ngày @ blog: MÙA CÁ KHO TIÊU

Vui sống mỗi ngày @ blog: MÙA CÁ KHO TIÊU: Đào Thị Thanh Tuyền Ảnh chụp tại Cửa Lò - Đào Thị Thanh Tuyền  Năm nay nhuần hai tháng bảy âm lịch, chẳng ai biết ông trời sẽ...

Vui sống mỗi ngày @ blog: Câu chuyện của niềm tin

Vui sống mỗi ngày @ blog: Câu chuyện của niềm tin: Giáp Văn Dương 1. Như bao bạn trẻ khác, tôi rời quê khi học hết phổ thông. Rồi cũng như bao người khác, tôi ra nước ngoài học ti...

Vui sống mỗi ngày @ blog: Diệu Quán Sát Trí: Từ Một Góc Nhìn

Vui sống mỗi ngày @ blog: Diệu Quán Sát Trí: Từ Một Góc Nhìn: Huỳnh Ngọc Chiến “Tôn giáo trong tương lai phải là một tôn giáo mang tầm vóc vũ trụ. Tôn giáo đó phải vượt lên trên một Thượng Đế ...

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

BỨC THƯ NGỎ CỦA NAM NỮ SINH VIÊN GỬI TOÀN THỂ QUÍ VỊ GIÁO SƯ ĐẠI HỌC SAIGON

nhân ngày 9/01 nhớ về những sinh viên Saigon,suy nghĩ về những sinh viên hiện tại. Chép lại để đọc chơi.
BỨC THƯ NGỎ CỦA NAM NỮ SINH VIÊN GỬI TOÀN THỂ QUÍ VỊ GIÁO SƯ ĐẠI HỌC SAIGON
(trích từ sách “ Góp phần phê phán Giáo dục và Đại học” của Nguyễn văn Trung, nxb Trình Bày, 1967)
Saigon, ngày 8 – 10 – 1963.
Kính thưa Quý vị Giáo sư,
Đáng lẽ chúng tôi phải viết bức thư này hầu quý vị từ lâu. Lần lữamãi bây giờ mới quyết tâm, trong lòng thật vô cùng đau khổ. Nhiều lý do đã làm chúng tôi ngần ngại. Trước hết đề tài và mục tiêu bức thư này có nhiều điều tế nhị khó nói. Quả thật là tế nhị vì những mối quan hệ giữa thầy và trò nay đã vượt xa lãnh vực giáo dục thuần túy để biến thành những quan hệ giữ người và người. Lý do thứ hai là chúng tôi vẫn hằng hy vọng đợi chờ ở quý vị một cái gì khả dĩ dẫn dắt chúng tôi trong cơn khủng hoảng tinh thần do vấn đề Phật giáo và sự đàn áp nam nữ sinh viên chúng tôi ở mọi phân khoa gây nên. Chúng tôi vẫn tự phụ rằng nếu phần đông quý vị chưa lên tiếng một cách cương nghị và tích cực, đó chỉ là muôn đủ thời giờ suy ngẫm kỹ càng về những biến cố ấy, và sau khi đã lấy tư tưởng để soi sáng cho chính mình, quý vị sẽ tìm thấy con đường dẫn dắt chúng tôi. Quý vị đã im hơi lặng tiếng và tới nay vẫn lặng tiếng im hơi. Thái độ ấy đã bóp chết vọng tưởng cuối cùng của chúng tôi về quý vị. Sự chậm viết bức thư này còn một lý do thứ ba nữa: bây giờ lệnh giới nghiêm đã được thu hồi, mực sống đã trở lại bình thường, lòng dân theo báo chí bị mua chuộc và đài phát thanh do chính phủ kiểm soát đã lắng yên, nhiều sự việc đã tự nó được sáng tạo, nhiều sự việc đã tự nó được sáng tỏ bằng cách này hay cách khác, và trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi vừa qua, nam nữa sinh viên chúng tôi cũng đã tự mình phán đoán được những sự việc liên quan đến chính bản thân theo đúng giá trị của nó,- thi thử hỏi còn có ai, ngoài quý vị ra, để chúng tôi có thể bộc bạch được những tư tưởng thầm kín nhất của chúng tôi?
Bởi vậy nên hôm nay, với một tâm trí bình tĩnh, gạt mọi mối xúc động quá khích trong lòng,- thời gian đã giúp chúng tôi chế ngự được nhưng không vì thế mà làm sứt mẻ niềm tin tưởng của chúng tôi về cái mà chúng tôi vẫn coi là chính đáng và cần phải lớn tiếng kêu lên,- chúng tôi mới gửi quý vị bức thư này. Mà làm như vậy chúng tôi không nghe theo mệnh lệnh của một ai, chẳng chịu ảnh hưởng của một màu sắc hay nguồn gốc nào, mà chỉ theo lương tâm và niềm tin tưởng sâu xa của chính chúng tôi mà thôi. Không một tiếng nói nào ngoài tiếng nói của đáy lòng đã nhủ thầm bên tai chúng tôi. Không một bàn tay nào ngoài bàn tay của chính chúng tôi đã cầm bút để viết bức thư này.
Tất nhiên là sẽ có kẻ kêu ầm lên là có Cộng sản xúi dục bên trong. Mọi việc cứ đổ lên đầu Cộng sản là tiện nhất! Làm như ở nước này, ngoài Cộng sản ra, chẳng còn một ai đủ lí trí để xét đoán cái thực chất của chính thể này và tất cả sự nguy hại của nó nữa! Nhưng chúng tôi sẵn sàng chịu mang điều tiếng ấy bởi lẽ lòng vững tin rằng vượt lên trên chủ nghĩa Cộng sản, vượt lên trên chủ nghĩa Quốc gia hay bất cứ chủ nghĩa nào khác, còn có sự thật. Mà chỉ có sự thật mới đáng kể.
Vậy thì, kính thưa quý vị Giáo sư, tất cả quý vị đã chẳng lạ gì vụ Phật giáo đã tiếp diễn như thế nào, từ cuộc đàn áp đẫm máu, dã man ở Huế, tự sự hy sinh tự thiêu cao cả của cố hòa thượng Thích Quảng Đức đã được một vài đồng đạo ở các tỉnh khác và mới đây ở giữa công trường chợ Bến Thành Saigon ngày 5 – 10 – 63 noi gương, cho đến cuộc tổng tấn công hung bạo vào các chùa chiền trong nước đã gây phẫn nộ trong dư luận nước nhà và ngoại quốc. Cho tới đó quý vị vẫn đứng ngoài cuộc, có lẽ cũng xúc động đấy vì dù sao đâu đến nỗi như những kẻ thiếu lương tri,- nhưng về thái độ phải tỏ rõ thì vẫn thận trọng với đủ lí lẽ cần thiết. Lúc ấy, một số anh chị em chúng tôi, tinh thần hoang mang hỗn loạn, có đến xin ý kiến một số quý vị. Câu trả lời của những quý vị này toàn đượm tính chất tổng quát, thoái thác và thận trọng, một cách khôn khéo mà, xét cho cùng, chẳng thể lừa nổi một ai về ý nghĩa thực của nó là sự khiếp nhược. Chín năm chủ nghĩa nhân vị mơ hồ, chín năm chồng Cộng mập mờ, đồng tiến xã hội ích kỉ vì chỉ dành riêng cho lũ tay sai trung thành, chín năm dân chủ giả hiệu nhờ ở sự tuyên truyền hạ đẳng và bịp bợm, hầu như đã bít tắt lương tri của quý vị. Không! Đâu có thể được! Nếu thế, thì chẳng hóa ra Trời ác quá sao? Phần đông quý vị đều đã du học Âu Mỹ trở về, đầu óc nhiễm đầy khoa học, văn hóa Tây phương, đâu có cam tâm chịu như vậy được! Nhưng sự thật sờ sờ ra đó, dù muồn dù không,- cái đó không cần biết,- quý vị đã mang tâm cam chịu. Thôi thì chúng tôi cũng cảm thông cùng quý vị. Nào địa vị phải củng cố, bổng lộc phải bảo vệ, biết thự xe hơi phải giữ chắc, mức sống gia đình phải nguyên vẹn. Những mối lo âu ấy thật chính đáng: đó là những ân lợi quý vị được quyền hưởng tương xứng với chứa vụ và trách nhiệm của quý vị. Mà trách nhiệm nào có nhỏ. Dìu dắt, giáo huấn cả một thế hệ thanh niên Đại học, đâu phải chuyện chơi. Suốt chín năm dòng, chúng tôi vui theo quý vị, tin cậy ở tài năng và kinh nghiệm của quý vị, thiết tha mong quý vị rèn luyện chúng tôi chẳng những thành con người có học thức mà còn thành con người xứng đáng là con người, con người biết nghĩ và, lúc cần, biết hổ thẹn.
Thế rồi, tới cái ngày Trời định rằng trên mảnh đất nước không may này đang bị một cuộc chiến tranh tàn khốc xâu xé đã hơn hai mươi năm nay, phong ba bỗng dồn dập xuống. Cái ngày đó, kính thưa quý vị Giáo sư khả kính, nhờ những mảng bằng đồ sộ của mình mà quý vị được coi như những nhà đại diện chính thống của giới tri thức Việt Nam, như những nhà dìu dắt của một bầy chiên đông đảo và non dại là bọn thanh niên Đại học chúng tôi đang nóng lòng ngóng tai để nghe những lời vàng ngọc ở cửa miệng quý vị ban cho, cái ngày đó, quý vị đã lặng thinh bất động; rồi cùng quá,- vì chẳng lẽ không làm gì, quý vị mới ký vào một bản kiến nghị vu vơ,- mà còn kí muộn nữa! – kiến nghị mà các quan thầy của quý vị chỉ vừa liến mắt qua một chút là đã có tên hầu vứt ngay vào sọt giấy. Thế nhưng quý vị cũng đã phản ứng đấy chứ! Phản ứng theo kiểu trí thức của quý vị. Quý vị cũng đã giơ tay can thiệp đấy chứ! Dơ tay vừa đủ tầm để ngoạch tên lý trên một tờ giấy mà lời lẽ không có hồn vì thiếu niềm tin tưởng. Như thế sao mà còn trách được quý vị nữa? Sao còn đòi hỏi ở quý vị nhiều hơn thế nữa, khi mà mới một vài ngày sau vụ tự thiêu của Cố Hòa Thượng THÍCH QUẢNG ĐỨC để phản đối chính sách tàn ác bất công của nhà cầm quyền, hầu hết chư quý vị, nào Khoa trưởng, nào Giáo sư, nào Giảng sư, nào Giảng viên ở mọi phân khoa,lũ lượt kéo nhau lên làng Đại học Thủ Đức để thảo luận về quy chế “Hương ước Làng Đại Học”, với tất cả lòng hăng hái, trí mẫn tiệp của những bộ óc luận lý vô cùng đanh thép. Thật là mải mai chua chát! Trong khi tự do tôn giáo và tín ngưỡng của cả một quốc gia dân tộc,- mà torng đó nếu chúng tôi không lầm, cũng có quý vị,- bị đe dọa và chà đạp, thì quý vị vẫn thản nhiên tự mãn lấy mình một cách khoái trá trong một cuộc cãi lộn không đâu về một văn kiện có thể coi như một kiệt tác về nô lệ và hổ nhục chưa từng được nghĩ ra và viết ra bởi một Giáo sư Đại học, một đồng nghiệp của quý vị là giáo sư Vũ Quốc Thông. Thế mà thời giờ họp nhau để tự vấn lương tâm trước biến cố quan trọng của nước nhà thì tuyệt nhiên quý vị không có lấy một giây một phút. Nghĩ cho cùng hành động của quý vị cũng là có lý: những điều lệ quy định sự sinh hoạt trong làng Đại học của quý vị quan trọng hơn những chuyện khác nhiều. Nó liên quan mật thiết tới quý vị bởi động chạm tới chính quyền lợi của quý vị. Cháy nàh hàng xóm, bình chân như vại là thế. Còn những chuyện không đâu, phủi tay đi, cần gì ngó tới. Trước tâm trạng đó, chúng tôi bỗng tự hỏi chữ nghĩa mà quý vị ních chặt đầy đầu và những ân lộc mà quý vị đang được hưởng, không khéo đã bịt tắc mất lương tâm của quý vị rồi chăng? Thái độ thờ ơ lãnh đạm và tinh thần vô trách nhiệm trước thời cuộc nước nhà như thế quả là vô song, chỉ có tính ích kỉ khủng khiếp của quý vị mới có thể bì được. Nếu vậy học thức của quý vị dùng để làm gì? Ngay từ lúc bé mới cắp sách đến trường, người ta đã dạy chúng tôi, cũng như đã dạy quý vị, rằng học càng cao thì càng biết cách suy xét và xử thế. Chúng tôi có cảm tưởng là quý vị cứ thích làm cho người ta hiểu trái lại về quý vị. Và cũng mâu thuẫn nữa là, cách đây không bao lâu, vào năm 1930, một học viên quèn ngành Sư phạm tên là Nguyễn Thái Học, tuy học thức không bén đến gót quý vị, đã làm thức tỉnh được hồn dân tộc và lôi cuốn được quốc dân chống lại thực dân Pháp. Ít nhất con người không bằng cấp đó cũng đã cho chúng tôi một bài học về cách suy xét và xử thế sao cho ra hồn con người và hơn thế nữa đã cho chúng tôi một lý do để hãnh diện và hy vọng. Tuy vậy cũng phải công bằng mà nhận cho quý vị một điểm này: một vài đồng nghiệp của quý vị, có lẽ trong góc tối của lương tâm cũng có cảm thấy một chút gì ngường ngượng, đã có ý xin từ chức. Thương thay! Những vị đó lại không dám đi tới cùng và ý định của họ chỉ chơi vơi giữa trời khác nào quả pháo đã đốt muộn lại tịt ngòi! Trong tình trạng đã nghèo nàn về “trí dũng” mà còn được một cuộc “đẻ hụt” như vậy, kể cũng đã là may mắn lắm. Nhưng kết quả kẻ bị gạt có lẽ là Đài bá âm Luân Đôn BBC đã loan tin có 35 vị Giáo sư Đại học Saigon đưa đơn từ chức, tin này đã được nhà cầm quyền VN cải chính liền. Mấy người phụ trách chương trình VN của Đài BBC Luân Đôn quả đã trông gà hóa quốc, nào có dè đâu “ý định từ chức” của quý vị thực ra vẫn chỉ nằm yên trong lãnh vực “ý tưởng thuần túy” mà thôi.
Và bây giờ nghĩ sao về ông Khoa trưởng Đại học Luật khoa, (…), với bức thư chỉ xin từ chức Khoa trưởng gửi cho Ông Bộ Trưởng bộ Quốc gia Giáo dục, - bức thư thuần một giọng tự tán dương và tự bào chữa một cách trâng tráo, trơ trẽn, chỉ có những kẻ chuyên liếm gót mới viết nổi. Trong thư ông buộc tội chúng tôi đã “áp đảo” ông, “uy hiếp” ông đến nỗi ông phải từ chức Khoa Trưởng. Nhân vật tên tuổi ấy quả là thiếu óc khôi hài.
Nam nữ sinh viên chúng tôi, khi giới không ngoài đôi bàn tay không, uy thế không vượt nổi địa vị học trò, làm sao mà gây nổi sự “xuống nước” cùa vị đó, làm sao mà “đàn áp” được ông trong khi lao tù chật ních chúng tôi, thân thế bị tàn hủy bởi những đòn tra tấn ác độc? Rồi vẫn một giọng đạo mạo không cười, vị Khoa Trưởng đáng kính kia ngỏ ý chỉ muốn “lui về địa mình lại” thì giả thuyết đó, tuy vẫn còn là ảo tưởng đấy, nhưng nghe còn có thể xuôi tai được.
Lại còn một nhân vật khác nữa, danh tiếng không kém là Giáo sư Thạc sĩ V.V.M., (…), đã tỏ ý phản đối cuộc tổng tấn công hung bạo các chùa chiền trong nước, bằng cách cạo trọc đầu và đưa đơn từ chức. Chúng tôi chỉ còn biết nói với vị đó điều này: “Ông đã chuộc lại được cái danh dự của Đại học tới một mức độ nào. Nhưng xin hỏi, ông có thật thấy cần phải đi sang nước Ấn Độ xa xôi mới “hành hương” được sao? Ngay gần nhà ông, một vị Hòa Thượng đã tự hủy mình để nêu gương vô úy, và chỉ cách tư dinh ông vài bước cũng có một ngôi chùa tượng trưng cho dũng cảm, tự do và vong kỷ”.
Nhưng dù sao, cả đến cử chỉ khá đẹp như trên của vị đó vẫn không đánh tan được mối áy náy lo phiền xâm chiếm tâm trí chúng tôi sau khi được tin gần toàn thể Giáo sư Đại học Huế đưa đơn từ chức. Chúng tôi trông chờ ở quý vị một hành động chính đáng, dù chỉ là để tỏ tình liên đới đối với các đồng nghiệp của quý vị, chứ chưa dám mong quý vị biểu lộ sĩ khí, Hỡi ôi! Ngay cả đến giữa quý vị với nhau là kẻ đồng hội đồng thuyền mà nguyên tắc “sống chết mặc bay” cũng được quý vị tôn trọng một cách triệt để và nghiêm chỉnh. Đấy, tư cách của các bực thầy chúng tôi được phơi bày ra ánh sáng trước con mắt khiếp hãi của chúng tôi là như thế đấy! Làm sao mà nhân phẩm của quý vị có thể đốn mạt đến một mức trầm trọng và lớn rộng đến thế, quả không một ai tưởng tượng nổi. Thì ra cái chủ nghĩa duy vật đê tiện kia, xét cho cùng, đâu đã phải là của riêng của Cộng sản vô thần, vô Tổ quốc! Những sự kiện hiển nhiên như vậy khiến chúng tôi chắc rằng Giáo sư Thạc sĩ N.C.H., người chủ xướng đề tài thảo luận “Tri Thức, Người Là Ai?” trong một tạp chí Việt Nam đã tìm được câu trả lời thích đáng cho chính mình về câu hỏi gai góc đó. Tóm tắt lại, tinh thần của các bậc lãnh đạo tinh thần của chúng tôi là như vậy. Nếu sự xác định một cách đúng mức và vô tư cái tinh thần ấy là khẩn thiết, thì việc tìm hiểu xem cái tinh thần ấy sẽ dẫn dắt chúng tôi tới đâu lại còn khẩn thiết hơn. Vì rằng cứ nhìn quý vị mà liên tưởng tới hình ảnh sau này của chúng tôi cũng một hình một sắc như quý vị ngày nay, chúng tôi không khỏi rùng mình ghê rợn và thất vọng nếu nếu không dám nói là kinh tởm. Chúng tôi cũng chưa dám đi đến chỗ tuyên bố hai chữ “tuyệt giao” giữa quý vị và chúng tôi. Nếu đến bước đường ấy thì khổ tâm lắm thay! Nhưng chúng ta hãy can đảm nhìn thẳng vào sự thật: hầu hét quý vị đã làm cho chúng tôi thất vọng một cách sâu xa và thấm thía.
Nào chúng tôi có dám mong ở quý vị một hành vi hiển hách nào đâu: chúng tôi cũng dư biết quý vị chẳng được đến trình độ đó. Chỉ dám xin quý vị hãy biểu lộ một chút gì gọi là tư cách của con nhà tri thức mà thôi. Vâng, thưa quý vị Giáo sư khả kính, chúng tôi chỉ mong ước có vậy. chẳng dám đòi hỏi quý vị bạo động hay đại ngôn, chẳng dám mong mỏi quý vị đọc những diễn văn nảy lửa hay biểu tình ngoài công lộ. Chẳng dám thích thấy quý vị hoa chân múa tay đúng chỗ hay không đúng chỗ. Chỉ dám ước ao quý vị tỏ rõ chữ “THÀNH” với chính bản thân mình, chứ cũng chưa dám nói đến chữ “THÀNH” đối với quốc gia dân tộc là những thực thể trừu tượng. Hay là quý vị cũng bị ảnh hưởng bởi sự tuyên truyền hiểm độc lắt lèo của nhà cầm quyền bắt chúng ta nhìn đâu cũng thấy Cộng sản cả? Không một phút nào chúng tôi có thể nghĩ rằng quý vị là những con người “tự do” vì học rộng, kinh nghiệm dày, lại chịu để bịt mắt che tai. Chúng tôi, đám con em của vị, dù chưa có kinh nghiệm bản thân về những ác độc của Cộng sản mà chỉ được biết qua sách vở, thì trước cảnh di cư của ngót một triệu đồng bào Bắc cũng đã hiểu sự tình, và trong lòng chúng tôi cũng thật tâm chống Cộng, nhưng sự chống Cộng phải sáng suốt mới được. Quý vị tài cao học rộng, xin quý vị hãy giải nghĩa cho chúng tôi hay sự hung bạo “Cộng sản” và hung bạo “Quốc gia”, sự bất công “Cộng sản” và bất công “Quốc gia”, sự vô nhân đạo “Cộng sản” và vô nhân đạo “Quốc gia” khác biệt nhau ở điểm nào? Đối với chúng tôi, tâm trí còn non nớt, thì hung bạo, bất công, vô nhân đạo dù ở phía nào tới cũng chỉ man g một màu sắc: màu sắc của khủng khiếp và tàn ác cần phải diệt trừ thật hết. Chúng tôi nghĩ rằng cần phải chống đối những cái dã man đó vì chúng tôi có bổn phận phải gìn giữ dân quyền của chúng tôi, và nếu không chống đối thì có khác chi tiếp tay cho hung bạo, bất công và vô nhân đạo tự do hoành hành? Chúng tôi vui lòng chịu khổ khi dân quyền của chúng tôi không bị xúc phạm. Nhưng nếu công bằng và dân quyền đều bị chà đạp, thì chúng tôi nhất quyết phải tự bảo vệ. Quý vị đã làm được những gì cho công cuộc đó? Quý vị đã chịu đựng những gì? Chúng tôi cảm tưởng rõ rệt là quý vị thích giữ cái tư thế “chân trong, chân ngoài”. Quý vị không thích đi hẳn với chính quyền có lẽ vì trong thâm tâm quý vị cũng không đồng ý với họ, nhưng quý vị lại cũng không muốn ở hẳn ngoài, vì có thể mất hết những đặc ân mà chính quyền đã ban cho. Cái gì quý vị cũng muốn vơ hết về phần mình mà không muốn mất một mảy may: muốn người khác tôn sùng mình là nhà ái quốc, muốn hãnh diện với thiên hạ, muốn thiên hạ nể vi, muốn danh cao bổng hậu, muốn hết, muốn ráo, mà không muốn bỏ ra cho dù chỉ là một ly một tí gì của lòng mình. Thật nghĩ quý vị còn xấu xa hơn cả những con buôn tích trữ dầu cơ vì ít ra họ còn dám liều, dám chịu mất để mà có. “Vậy thì các người hãy lấy những gì của các ngưới, rồi đi đi!”. Câu nói đó không phải của chúng tôi, mà là ở trong KINH THÁNH GIA TÔ đấy, thưa quý vị. Ừ, mà phải, tại sao quý vị không xuất ngoại nhỉ? Số phận kẻ khác ở cái đất nước vô duyên này có đáng được quý vị quan tâm đến đâu?Chúng tôi thường được nghe một vài người trong quý vị thổ lộ rằng “họ đã hi sinh rất nhiều khi trở về nước, vậy họ phải được đền bồi cho xứng đáng”. Không biết quý vị đã hi sinh những gì? Sống hàng năm trời ở nước ngoài để được yên ổn học hành đỗ đạt, trong khi ở nước nhà đã có kẻ khác chết thay trong trận chiến tranh tàn khốc này, là hi sinh ư? Và quý vị muốn được đền bù như thế nào nữa? Một địa vị ư? Ở trình độ của quý vị, đâu lại đi xin một địa vị? Chỉ có, hoặc từ chối, hoặc nhận, rồi mà vẫn cứ than van! Quả là quý vị cứ thích lẫn lộn phục vụ với được phục vụ. Quý vị cho phép chúng tôi đưa ra một ý kiến: tại sao quý vị không đi quách sang một nước Phi Châu nào đó đang cần đến những chuyên viên và giáo sư tài ba như quý vị? Hoc thức, quý vị có dư, còn lương tâm sá kể chi! Trái lại, chúng tôi lại chỉ khao khát lương tâm hơn là học thức. Chính điểm này là hố sâu ngăn cách chúng ta. Và cũng chính vì điểm này mà nam nữ sinh viên chúng tôi vẫn bị de dọa, bắt bớ, tù đày, tra tấn. Nhưng chúng tôi đâu có sợ đàn áp, chúng tôi còn đợi chờ nó nữa. Và, tùy theo bản tính mỗi người, chúng tôi có thể run lên về thể xác mà không bị lung lạc, có thể chịu đau đớn nhưng không loạn tâm, khác nào khi gặp gió cả, cành lá có thể bị lay động mà thân cây vẫn không chuyển. Sở dĩ vững tâm được như vậy, là vì chúng tôi nghĩ rằng tất cả những hành động tốt đẹp của chúng tôi từ trước tới nay đã được tự chúng tôi thực hiện với một tâm hồn bình thản. Vâng, bình thản, vì nỗi khiếp sợ đầu tiên của chúng tôi mà khi chúng tôi tìm đến vấn kế không một ai trong quý vị đã giúp chúng tôi xoa dịu nó, nỗi khiếp sợ đầu tiên ấy đã được nhổ từ cội rễ khỏi tâm trí chúng tôi. Và chúng tôi bây giờ đã có niềm tin trong lòng, niềm tin ở ĐẠO PHẬT mới đến với chúng tôi như một tia sáng giác ngộ rọi vào cõi u minh. Niềm tin ấy dạy chúng tôi rằng người ta chỉ cúi đầu trước Đấng Thế Tôn mà thôi, và Tôn Giáo được đặt ra chẳng phải là để lễ cho sứng, hát cho hay, mà là để biết đi tìm một cái chết cho hợp với tư tưởng cùa chính mình. Xin quý vị đừng coi đó là “tâm lý thất vọng” của một “giới thanh niên”. Vấn đề chỉ là cái “giới thanh niên” ấy, sau những giây phút chần chờ, hoang mang không tránh được, đã biết đảm nhận lấy trách nhiệm của mình, thế thôi. Người ta vẫn thường khuyên chúng tôi: “Đừng bàn việc thời đại. Các anh chị chỉ có một việc là học hành để sau này dành được một địa vị trong xã hội”. Nhưng con người đâu có chỉ sống về cơm áo? Và cũng vì chúng tôi sống trong thời đại, thì hỏi, nếu không quan tâm đến chuyện thời đại thì làm gì bây giờ? Làm gì bây giờ, nếu không là tạm gác sự học một bên để bình tĩnh mà suy ngẫm về sự trụy lạc tâm hồn của các bậc đàn anh hầu tránh sự trụy lạc của chính tâm hồn chúng tôi, nếu may ra tâm hồn chúng tôi còn chưa bị ngộ độc bời bầu không khí xú uế mà quý vị đã bao trùm chúng tôi bấy lâu nay. Chẳng còn mong chờ được vào ai ngoài mình ra, bổn phận của chúng tôi bây giờ là cố tự tìm cho mình một chính đạo. Sẽ có kẻ lớn tiếng rằng bức thư gửi đến quý vị đây, chỉ là một tiếng kêu phẫn nộ. Nghĩ cho cùng, không phẫn nộ sao được trước cái tinh thần chủ bại, ươn hèn và đốn mạt kia? Có một điều chính yếu đáng nói, nay chúng tôi đã thẳng thắn giải bày mọi nỗi, không than van, oán trách. Đứng ở khía cạnh ấy mà xét thì mọi thứ, - sự đàn áp dã man, những lời nói dối, phỉnh phờ, bỉ ổi của nhà cầm quyền. sự hèn nhát dễ hiểu của quý vị, những lời tuyên bố và cử chỉ huênh hoang của quý vị, - và tất cả những thứ ấy, xét cho cùng, đã trở nên xa xôi và như bọt nổi mà thôi.
Còn đối với chúng tôi ngày nay, chúng tôi đã hiểu chắc được một điều, là quyết tâm không để cho những hạng người như quý vị, - vì sự phản bội của họ, nhất là sự phản bội đối với chính họ, - có thể làm cho chúng tôi mất hết lòng tin vào những người khác. Họ sẽ được lợi lạc quá nhiều, nếu để họ diệt nổi được trong lòng chúng tôi niềm tin ấy ở người đồng loại. Nỗi khoái trá đó, kính thưa quý vị Giáo sư khả kính, chúng tôi sẽ không bao giờ để cho hạng người ấy có được.
Không bao giờ.
Những nam nữ sinh viên yêu nước
và đang đau khổ.

NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM CỦA NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI


Đọc lại những tạp chí Giáo Dục cũ, gặp một bài viết của thầy Nguyễn Chung Tú, thấy sau 50 năm hình như giáo dục VN cũng đang bị những chứng bệnh như thế này…
NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM CỦA NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI
Giáo sư NGUYỄN CHUNG TÚ
(Trích trong Tạp chí Văn Hoá Nguyệt San, số đặc biệt đại hội Giáo dục Toàn quốc 1964, tập XIV, quyển 3&4, tháng 3&4, 1965, Nha Văn Hoá, Bộ Văn Hoá Giáo Dục, Saigon-Việt Nam.)
Đã từ lâu, vấn đề cải tổ nền giáo dục quốc gia đã được đặt ra. Phụ huynh học sinh, sinh viên, giáo chức, báo chí, chính quyền đều nhận thấy có nhiều khuyết điềm trong nền giáo dục hiện nay. Gần đây hơn cả, trong các hội nghị Giáo dục Địa phương, giáo chức và nhân sĩ đã phát biểu  những ý kiến rõ rệt về vấn đề nói trên: nền giáo dục quốc gia hiện đạikhông phù hợp với thực trạng nước nhà, mà cũng không theo kịp đà tiến triễn của nhân loại.
Những ý kiến chúng tôi thâu thập và trình bày sau đây là do quý vị đã nêu ra trong các Hội nghị Địa phương và lát nữa xin kính mời quý vị cùng thảo luận về những tài liệu đó. Số khuyết điểm bày tỏ rất nhiều và không đồng đều giống nhau nhưng đại để có thể quy tụ quanh hai vấn đề chính yếu sau đây :
  • Định hướng, tiêu chuẩn và chương trình.
  • Phương tiện tổ chức (trường ốc, nhân viên, sách giáo khoa,…)

Hầu hết quý vị đều nhận thấy nền giáo dục của ta hiện nay có tính cách vay mượn, chịu ảnh hưởng ngoaị lai, hay nói cho đúng hơn là một di sản của một nền giáo dục thực dân phong kiến;- thiếu tính cách độc lập, thiếu tinh thần dân tộc, thiếu sự sáng tạo, không thiết thực với hoàn cảnh xã hội, không dựa trên nhu cầu của đất nước. Mà vì vậy, cho nên thiếu hẳn một chính sách rõ rệt dựa trên những căn bản vững chắc, không thấy có một kế hoạch lâu dài, có cải tổ cũng chỉ là đôi chi tiết.
            Cũng vì vậy mà chương trình không thống nhất, thay đổi tuỳ theo chánh phủ, bị cắt xén vì biến chuyển thời cuộc, trình độ mỗi ngày một kém.
            Một khuyết điểm nữa của chương trình gần như toàn thể Hội nghị Giáo dục Địa phương nêu ra là chương trình nặng về lý thuyết có tính cách từ chương, nhồi sọ, nặng về thi cử, cố học để đậu, đậu để kiếm cơm; xa thực tế, thiếu địa phương tính, không chú trọng tới cơ cấu địa lý, tới sắc thái địa phương, không sử dụng thiên nhiên địa phương, khoa học quan sát tại chỗ, - không thực dụng, không hướng nghiệp, học sinh ít có giờ thực tập, trường kỹ thuật quá ít so với các trường phổ thông. Đã thế chương trình lại nặng và dài, một chương trình quá bao quát, nhưng chỉ trọng trí dục thôi mà nhẹ phần đức dục và thể dục.

            Đến khi thực hiện thì thiếu phương tiện tổ chức và điều hành:
            Trường ốc thiếu nên lớp quá đông, số giờ học bị hạn chế, thời khắc biểu không hợp lý, rất ảnh hưởng đến sức khoẻ của học sinh mà kết quả lại kém.
-          Giáo chức không đủ nên có giáo sư dạy quá nhiều giờ một tuần ; thiếu giáo sư chuyên môn, nhất là về những môn vẽ, nhạc, thủ công, gia chánh,… nên việc sử dụng giáo chức nhiều khi không hợp lý; - thiếu đoàn thanh tra nên việc huấn luyện, tu nghiệp giáo chức không được chu đáo; một số giáo chức kém tác phong và thiếu thiện chí.
-          Phòng thí nghiệm khoa học quá ít và sơ sài dụng cụ thính thị dạy sinh ngữ thiếu thốn, sách giáo khoa không thống nhất…
-          Thi cử choán mất nhiều thì giờ của học sinh và giáo chức. Học sinh lo thi rớt, nếu đậu lo thất nghiệp, lên Đại học vấp vào chuyển ngữ. Giáo chức gần như không có nghĩ hè, hết khóa thi I đến khoá thi II…
-          Không cời mở công tác giáo dục cho giới tư thục, giới phụ huynh học sinh và nhân sĩ tham gia thực sự, không tạo được bầu không khí thân mật ở học đường như ở trong gia đình;- học đường và gia đình thiếu liên lạc chặt chẽ, đa số phụ huynh thờ ơ với vấn đề giáo dục gia đình, phó thác cả cho học đường, thường có mâu thuẫn và hiểu lầm giữa phụ huynh và giáo chức.
Để kết luận bài thuyết trình sơ lược này về những khuyết điểm của nền giáo dục hiện đại, tôi xin phép trích ra đây nhận định của chính ông Tổng Trưởng Quốc Gia giáo Dục:
“ Tình trạng giáo dục nước ta quả thật là bi đát! Không có chính sách rõ rệt, hệ thống lạc hậu, chương trình ôm đồm và víu, cơ sở thiếu thốn..
“ Thêm vào đó, thái độ tắc trách buông xuôi của một số giáo chức, long nghi ngờ thiếu tin tưởng cùng tinh thần khoa cử của một số sinh viên, học sinh…
“ Đấy chẳng qua chỉ là hậu quả tất nhiên của một chế độ bất công.
“ Vậy phải cấp thiết cải tổ, phải kiện toàn cac 1cơ cấu giáo dục từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc.”

KIẾN LỬA


Kiến đen bò bốn chân cao,
Soi bóng mình trên sàn gỗ,
Lẽ đàn một con kiến lửa,
Rướn mình theo thân chơ vơ. 

ĐUỔI BẮT


Sau xe hai con chó chạy,
Như đuổi bắt xe hơi,
Xe hơi chạy sau đuôi,
Hai con chó chạy hụt hơi. 

VIẾT CHO TIẾN SĨ KHẢO CỔ NGUYỄN THỊ HẬU


19/01/2013
Mở FaceBook, thấy TS Nguyễn thị Hậu có buổi nói chuyện tại Café Trung Nguyên.
Bài  nói chuyện không có gì mới so với kiến thức về khảo cổ Saigon của tôi.
Nhưng, nếu phải phát biểu thì tôi sẽ nói như thế này :
-          Trước nhất tôi xin lỗi các bạn trẻ ngồi ở đây, vì các bạn không phát biểu gì nên tôi mạn phép nói vậy.
-          Tôi biết cô Hậu cách đây hơn 20 năm, từ lúc cô là một giảng viên trẻ giảng về Khảo cổ học, mà chúng tôi đã giả vờ ngây ngô khi đề nghị cô giải thích linga, cụ thể là gì, khiến cô lúng túng, mặt mủi đỏ bừng .
-          Tự giới thiệu tôi là người Saigon, sanh tại Saigon, nhà ở Saigon hơn 1 thế kỷ, từ cái thời đất nhà tôi là đất Chà. Tôi cũng chẳng hiểu tại sao đất VN lại là đất của ông Chà Bombay nào đó. Tôi đã từng nhảy chân sáo trên lề đường Tự Do khi còn nhỏ, được vào Givral mua bánh khi có một lễ lạc nào đó hoặc khi được tưởng thưởng gì đó…có nghĩa là nơi đây không phải chỉ là kỷ niệm mà là nơi đây tôi sống và lớn lên.
-          Tại quán café này tôi đã chọn cho mình một ly café đặc biệt của Trung Nguyên, tôi gọi thử, không ngờ nó khác xa những món uống của những người chung quanh, không phải về chất lượng mà vì hình thức: có khay, có tách, dĩa, muỗng , đường,…chuyên nghiệp, độc đáo,… Tò mò, chịu chơi, thích cái mới,…đặc tính rặc Saigon, dưới góc nhìn Nhân học,
-          Do đó, tôi có một vài cảm tưởng đối với bài nói chuyện của cô Hậu, một vài ý kiến của người dân Saigon, không phải là một người đang quản lý về văn hoá thông tin như chị Thế Thanh, một nhà nghiên cứu Khảo cổ như cô Hậu.
-          Dưới góc nhìn Khảo cổ học, cô Hậu dự tính hay ủng hộ tất cả những dự án khai quật khảo cổ tại Saigon để ghi lại những di chỉ cũ, để xác định đời nay vẫn tôn trọng nền văn minh vật chất của cha ông xưa vì nếu không tôn trọng ký ức, sẽ không có gì làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của tương lai.Quan điểm tốt đẹp dó, tôi xin hoan hô. Nhưng nếu vì thế mà chúng ta phải khai quật cái con đường Lê Duẫn lên, để xem những tầng lớp di chỉ tại đó có gì có gì, thì xin cho tôi can. Chỉ xin nói về vị trí của nhà thờ Đức Bà hiện tại, theo sử sách đó là nơi có một ngôi chùa, có thể không phải là chùa Việt Nam mà chùa của một nhóm người Minh Hương nào đó như chùa Bà Thiên Hậu ở Dakao vậy. Và có thể dưới đó nữa đã có một ngôi đền nào đó của người dân Thuỷ Chân Lạp. Quật lên các đống di chỉ đó làm gì? Người dân Thuỷ Chân Lạp sẽ xúc động đòi lại đất rồi sao ? Người dân theo đạo Phật sẽ đòi xây lại nơi đây ngôi chùa thì sẽ như thế nào (bởi lẽ tôi đã gặp một sinh viên Vạn Hạnh, người Huế, nghiến răng ken két đòi quật ngã Nhà Thờ Đức Bà để xây chùa, trong cái ngày lễ viếng tang thầy Thích Minh Châu, mới đây thôi). Những nhà kiến trúc lại sẽ cho rằng Kiến trúc Nhà thờ Đức Bà thời Pháp thuộc này là do những kiến trúc sư Pháp hạng thứ mấy chục, không thể hành nghề ở Pháp được nên qua xứ thuộc địa vẻ vời, không xứng đáng tầm cở quốc tế (mà thực vậy, những người Pháp phê bình kiến trúc Nhà thờ Đức Bà VN buồn cười, chấp vá,…).Họ quên hỏi ý kiến Người Sài Gòn. Đức tính tò mò, chịu chơi, thích cái mới…là: xây cái gì cũng được miễn là nơi thờ phượng là được rồi…Chấp chặt làm gì, vật chất có gì tồn tại lâu dài đâu…Do đó, dưới góc nhìn Khảo cổ, cô Hậu thích di chỉ thực tế, nhưng dưới góc nhìn của nhân dân Saigon đang muốn hướng về tương lai.
Tại sao khi muốn làm gì những di tích lịch sử tại Saigon, không ai, không cơ quan nào làm khảo sát hỏi ý kiến nhân dân Saigon cả? Đề nghị thứ nhất của tôi là phải hỏi nhân dân muốn gì về sự phát triễn tại Saigon này.
-          Tôi hoàn toàn đồng ý với chị Thế Thanh khi giả sử đến một ngày nào đó nhà hát thành phố không còn đủ sức chứa thể hiện một thính phòng có tầm quốc tế thì có cần bảo vệ di tích này không ? hay đề nghị chụp hình lại để lưu niệm chúng ta cần dùng những vùng đất đó cho tương lai. Bởi lẽ, nói về truyền thống thì đó cũng không phải là kiến trúc Việt Nam…
-          Do đó, đề nghị cô Hậu, đừng méo mó nghề nghiệp quá khi đòi phục dựng tất cả di tích tại Saigon, kể cả di tích chết hoặc di tích sống, theo định nghĩa của cô.
-          Các di chỉ khảo cổ ở Saigon sẽ là những di chỉ của tầng lớp dân bản địa, của những người Việt di dân , của những người Minh Hương chạy loạn,ẩn mình chờ phục quốc, của những người Pháp thống trị, của những người Mỹ tham chiến tại VN. Nó không thuần nhất như những di chỉ khảo cổ của Hà Nội, của đồng bằng sông Hồng, để có thể xác định những chứng tích lịch sử của người Việt Nam. Do đó đề nghị thứ hai của tôi, là nếu có phục chế hay quay lại một thời cũ, thì nên qui hoạch một phần nào đó tôi, một vùng nào đó thôi…
-          Người Nam bộ nói chung, người Saigon nói riêng, sẳn sàng bỏ một loại lúa rày để trồng giống lúa mới có năng suất cao hơn, bỏ một loại ổi chát ngấy đầy hột để trồng một loại ổi vừa thơm, vừa ngon không hột. Hãy để những giống lúa, giống ổi không còn thích hợp với cuộc sống vào bảo tàng, hoặc một khu vườn di tích…Nhà tranh chỉ nên sống một ngày một buổi chơi cho vui, hồi ức kỷ niệm, hoặc cảm thông nỗi khổ của cha ông, nhưng không thể đem góc nhìn khảo cổ học mà xây dựng một đề án phát triễn cái vùng này.
-          Khi tôi xem những phim ảnh của Algérie, của Madagascar, của những nước thuộc địa Pháp cũ,…tôi chợt thấy Sai gon cũng giống như vậy, … điều đó làm tôi chua xót, về mặt nào đó nền văn minh Nam bộ, một thế kỷ vẫn còn hơi hướng thuộc địa…Tôi không quá khích để đề nghị xoá bỏ hết, nhưng, qui hoạch vùng cho tầng lớp các kiến trúc: Minh Hương, Pháp, Mỹ,.. là cần thiết; nhưng cần thiết trước nhất là chúng ta đang làm gì và để lại gì thể hiện bản sắc Saigon cho con cháu sau này.
-          Ở một góc nhìn khác, góc nhìn sử học, tôi vẫn lạc quan cho tương lai Saigon, kể cả về mặt vật chất hoàn toàn như kiến trúc.

VIẾT TRONG MỘT NGÔI TRƯỜNG TAN RÃ


MỘT NGÀY LÀM VIỆC
CỦA TÊN LIẾM GIÀY
Bị phòng Nhân sự theo dõi chấm công gắt quá, tên liếm giày và người được liếm giày chơi trò khác. Họ tự chấm công cho nhau. Tên liếm giày đến phòng lúc 7 giờ 30 sáng, 15 phút sau đi về. Người được liếm giày xác định có đi làm, có hiện diện. Buổi chiều đến khoảng 1 giờ 40, sau khi nói láp giáp hoặc đi lung tung trong trường, sẽ rời khỏi trường vào lúc 2 giờ.
Đe doạ: tôi có đi làm đây nghe. Nếu không chấm công đủ, cho tôi lãnh lương thì biết tôi. Tôi chơi tới nơi tơi chốn.
Trời! ngôi trường này sẽ tan rã sớm  nếu cứ để những con người… láo khoét , không trung thực,.. này còn hiện diện ở đây để làm “tấm gương hắc ám”cho sinh viên.

SỐNG


Buổi chiều cố gắng ra khỏi nhà để đến gặp chị theo lời hứa đưa quyển sách. Ngồi nói dóc.Hỏi về việc tại sao tôi ly dị, nói vì bố con gái tôi có bà khác về nhà chụp mũ lung tung để được sống chung với bà này. Tại sao gặp nhau ? Tại sao có những cuộc xung đột trong nhà ? Vì, tôi ích kỷ, tôi không chìu theo ông ấy những dòi hỏi như phải mua cho em ông ấy nhà, vì …tôi chán cảnh sống với con chồng mệt mỏi !!!...Thế thôi ! Bây giờ tôi Độc Lập- Tự do- Hạnh phúc,…khoẻ re.
Chị kể về gia đình, về người cha, về tình yêu với chồng chị. Hình như nói cho vui, nói để củng cố lại tình yêu, nói để chịu đựng sự thật hiện tại là mình đang khổ quá. Khổ mà không dám nói gì, không dám cào nhào, không dám than thở, không dám vứt bỏ,…Bây giờ phải nói về ngày xưa, những ngày đầu yêu nhau, vì giáo dục gia đình, không quên khó , phụ bần, phải biết trước biết sau, phải biết ngày xưa chồng mình khoẻ mạnh thì tốt đẹp, bây giờ bệnh tật phải ráng chịu đựng, cưng chìu, thế thôi…Những người con thì không thể nói, những người bạn cũng không thể gặp nhau để than vãn,… Nói về cái thời oanh liệt , đẹp xinh của thiếu nữ. Của số  đo 90-60-90 ngày nào. Của những đêm dài thức trắng viết truyền đơn, cũng những ngày chạy đôn chạy đáo từ nơi này đến nơi khác làm việc để che giấu công việc bí mật…Của những ngày hét ra lửa khi quản lý hơn 7 công ty. Của những ngày trí tuệ phải bật máu để thương lượng với đối tác nước ngoài dành lại quyền lợi cho công ty mình quản lý.
Gánh một gánh khổ. Bây giờ quen chưa, quen như Thanh Sâm thấy nó thường thường, thường thường như những việc thường ngày thế thôi . Hết biết khổ rồi. Hết cảm thấy khổ rồi. Không phải chấp nhận như thế mà là coi đó là việc thường, ừ, bình thường thôi.
Người phụ nữ ngồi nói về gia đình hiện tại, ngồi kể lại cái thời xưa,…có vẽ đơn giản, không chua xót…May tấm màn để ăn tết. Chăm sóc đức ông chồng cho sạch sẽ. Lau không còn một hạt bụi những nơi ông chồng có thể đi qua. Bụi bẩn sẽ làm bịnh ông ấy trầm trọng hơn. Xoay bên đây siêu thuốc Nam, quay bên kia quyển kinh Phật. Thuốc ư! Trong tầm tay với. Nước ư! lúc nào cũng đầy đủ trên bàn. Ông ấy chỉ cần ú ớ là có. Mà không cần ú ớ nữa, chỉ cần nhìn, chỉ cần đưa tay ra là biết ông ấy muốn gì ? Không thể để con trai chăm sóc bố. Không thể thuê người khác làm vệ sinh. Chỉ có mình chị, vì ai cũng không làm anh ấy hài lòng! Mà chị cũng không hài lòng! Một đôi khi lại ái nái, lại cảm thấy chị có lỗi khi bỏ mặc anh ấy cho người khác chăm sóc…
Chị ngồi nói, mắt ráo hoảnh. Không thấy mình khổ. Mà cũng chẳng dám nói mình khổ, cũng chảng dám than, chỉ kể lại thôi : ngày xưa, gia đình tôi gia giáo thế, tôi yêu anh ấy như thế, tôi lo lắng gia đình chồng như thế.
Và, tôi, người đang tự hào độc lập, tự do, hạnh phúc,…lặng câm.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

BỨC THƯ NGỎ CỦA NAM NỮ SINH VIÊN GỬI TOÀN THỂ QUÍ VỊ GIÁO SƯ ĐẠI HỌC SAIGON


BỨC THƯ NGỎ CỦA NAM NỮ SINH VIÊN GỬI TOÀN THỂ QUÍ VỊ GIÁO SƯ ĐẠI HỌC SAIGON
(trích từ sách “ Góp phần phê phán Giáo dục và Đại học” của Nguyễn văn Trung, nxb Trình Bày, 1967)
Saigon, ngày 8 – 10 – 1963.
Kính thưa Quý vị Giáo sư,
Đáng lẽ chúng tôi phải viết bức thư này hầu quý vị từ lâu. Lần lữa mãi bây giờ mới quyết tâm, trong lòng thật vô cùng đau khổ. Nhiều lý do đã làm chúng tôi ngần ngại. Trước hết đề tài và mục tiêu bức thư này có nhiều điều tế nhị khó nói. Quả thật là tế nhị vì những mối quan hệ giữa thầy và trò nay đã vượt xa lãnh vực giáo dục thuần túy để biến thành những quan hệ giữ người và người. Lý do thứ hai là chúng tôi vẫn hằng hy vọng đợi chờ ở quý vị một cái gì khả dĩ dẫn dắt chúng tôi trong cơn khủng hoảng tinh thần do vấn đề Phật giáo và sự đàn áp nam nữ sinh viên chúng tôi ở mọi phân khoa gây nên. Chúng tôi vẫn tự phụ rằng nếu phần đông quý vị chưa lên tiếng một cách cương nghị và tích cực, đó chỉ là muôn đủ thời giờ suy ngẫm kỹ càng về những biến cố ấy, và sau khi đã lấy tư tưởng để soi sáng cho chính mình, quý vị sẽ tìm thấy con đường dẫn dắt chúng tôi. Quý vị đã im hơi lặng tiếng và tới nay vẫn lặng tiếng im hơi. Thái độ ấy đã bóp chết vọng tưởng cuối cùng của chúng tôi về quý vị. Sự chậm viết bức thư này còn một lý do thứ ba nữa: bây giờ lệnh giới nghiêm đã được thu hồi, mực sống đã trở lại bình thường, lòng dân theo báo chí bị mua chuộc và đài phát thanh do chính phủ kiểm soát đã lắng yên, nhiều sự việc đã tự nó được sáng tạo, nhiều sự việc đã tự nó được sáng tỏ bằng cách này hay cách khác, và trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi vừa qua, nam nữa sinh viên chúng tôi cũng đã tự mình phán đoán được những sự việc liên quan đến chính bản thân theo đúng giá trị của nó,- thi thử hỏi còn có ai, ngoài quý vị ra, để chúng tôi có thể bộc bạch được những tư tưởng thầm kín nhất của chúng tôi?
Bởi vậy nên  hôm nay, với một tâm trí bình tĩnh, gạt mọi mối xúc động quá khích trong lòng,- thời gian đã giúp chúng tôi chế ngự được nhưng không vì thế mà làm sứt mẻ niềm tin tưởng của chúng tôi về cái mà chúng tôi vẫn coi là chính đáng và cần phải lớn tiếng kêu lên,- chúng tôi mới gửi quý vị bức thư này. Mà làm như vậy chúng tôi không nghe theo mệnh lệnh của một ai, chẳng chịu ảnh hưởng của một màu sắc hay nguồn gốc nào, mà chỉ theo lương tâm và niềm tin tưởng sâu xa của chính chúng tôi mà thôi. Không một tiếng nói nào ngoài tiếng nói của đáy lòng đã nhủ thầm bên tai chúng tôi. Không một bàn tay nào ngoài bàn tay của chính chúng tôi đã cầm bút để viết bức thư này.
Tất nhiên là sẽ có kẻ kêu ầm lên là có Cộng sản xúi dục bên trong. Mọi việc cứ đổ lên đầu Cộng sản là tiện nhất! Làm như ở nước này, ngoài Cộng sản ra, chẳng còn một ai đủ lí trí để xét đoán cái thực chất của chính thể này và tất cả sự nguy hại của nó nữa! Nhưng chúng tôi sẵn sàng chịu mang điều tiếng ấy bởi lẽ lòng vững tin rằng vượt lên trên chủ nghĩa Cộng sản, vượt lên trên chủ nghĩa Quốc gia hay bất cứ chủ nghĩa nào khác, còn có sự thật. Mà chỉ có sự thật mới đáng kể.
Vậy thì, kính thưa quý vị Giáo sư, tất cả quý vị đã chẳng lạ gì vụ Phật giáo đã tiếp diễn như thế nào, từ cuộc đàn áp đẫm máu, dã man ở Huế, tự sự hy sinh tự thiêu cao cả của cố hòa thượng Thích Quảng Đức đã được một vài đồng đạo ở các tỉnh khác và mới đây ở giữa công trường chợ Bến Thành Saigon ngày 5 – 10 – 63 noi gương, cho đến cuộc tổng tấn công hung bạo vào các chùa chiền trong nước đã gây phẫn nộ trong dư luận nước nhà và ngoại quốc. Cho tới đó quý vị vẫn đứng ngoài cuộc, có lẽ cũng xúc động đấy vì dù sao đâu đến nỗi như những kẻ thiếu lương tri,- nhưng về thái độ phải tỏ rõ thì vẫn thận trọng với đủ lí lẽ cần thiết. Lúc ấy, một số anh chị em chúng tôi, tinh thần hoang mang hỗn loạn, có đến xin ý kiến một số quý vị. Câu trả lời của những quý vị này toàn đượm tính chất tổng quát, thoái thác và thận trọng, một cách khôn khéo mà, xét cho cùng, chẳng thể lừa nổi một ai về ý nghĩa thực của nó là sự khiếp nhược. Chín năm chủ nghĩa nhân vị mơ hồ, chín năm chồng Cộng mập mờ, đồng tiến xã hội ích kỉ vì chỉ dành riêng cho lũ tay sai trung thành, chín năm dân chủ giả hiệu nhờ ở sự tuyên truyền hạ đẳng và bịp bợm, hầu như đã bít tắt lương tri của quý vị. Không! Đâu có thể được! Nếu thế, thì chẳng hóa ra Trời ác quá sao? Phần đông quý vị đều đã du học Âu Mỹ trở về, đầu óc nhiễm đầy khoa học, văn hóa Tây phương, đâu có cam tâm chịu như vậy được! Nhưng sự thật sờ sờ ra đó, dù muồn dù không,- cái đó không cần biết,- quý vị đã mang tâm cam chịu. Thôi thì chúng tôi cũng cảm thông cùng quý vị. Nào địa vị phải củng cố, bổng lộc phải bảo vệ, biết thự xe hơi phải giữ chắc, mức sống gia đình phải nguyên vẹn. Những mối lo âu ấy thật chính đáng: đó là những ân lợi quý vị được quyền hưởng tương xứng với chứa vụ và trách nhiệm của quý vị. Mà trách nhiệm nào có nhỏ. Dìu dắt, giáo huấn cả một thế hệ thanh niên Đại học, đâu phải chuyện chơi. Suốt chín năm dòng, chúng tôi vui theo quý vị, tin cậy ở tài năng và kinh nghiệm của quý vị, thiết tha mong quý vị rèn luyện chúng tôi chẳng những thành con người có học thức mà còn thành con người xứng đáng là con người, con người biết nghĩ và, lúc cần, biết hổ thẹn.
Thế rồi, tới cái ngày Trời định rằng trên mảnh đất nước không may này đang bị một cuộc chiến tranh tàn khốc xâu xé đã hơn hai mươi năm nay, phong ba bỗng dồn dập xuống. Cái ngày đó, kính thưa quý vị Giáo sư khả kính, nhờ những mảng bằng đồ sộ của mình mà quý vị được coi như những nhà đại diện chính thống của giới tri thức Việt Nam, như những nhà dìu dắt của một bầy chiên đông đảo và non dại là bọn thanh niên Đại học chúng tôi đang nóng lòng ngóng tai để nghe những lời vàng ngọc ở cửa miệng quý vị ban cho, cái ngày đó, quý vị đã lặng thinh bất động; rồi cùng quá,- vì chẳng lẽ không làm gì, quý vị mới ký vào một bản kiến nghị vu vơ,- mà còn kí muộn nữa! – kiến nghị mà các quan thầy của quý vị chỉ vừa liến mắt qua một chút là đã có tên hầu vứt ngay vào sọt giấy. Thế nhưng quý vị cũng đã phản ứng đấy chứ! Phản ứng theo kiểu trí thức của quý vị. Quý vị cũng đã giơ tay can thiệp đấy chứ! Dơ tay vừa đủ tầm để ngoạch tên lý trên một tờ giấy mà lời lẽ không có hồn vì thiếu niềm tin tưởng. Như thế sao mà còn trách được quý vị nữa? Sao còn đòi hỏi ở quý vị nhiều hơn thế nữa, khi mà mới một vài ngày sau vụ tự thiêu của Cố Hòa Thượng THÍCH QUẢNG ĐỨC để phản đối chính sách tàn ác bất công của nhà cầm quyền, hầu hết chư quý vị, nào Khoa trưởng, nào Giáo sư, nào Giảng sư, nào Giảng viên ở mọi phân khoa,lũ lượt kéo nhau lên làng Đại học Thủ Đức để thảo luận về quy chế “Hương ước Làng Đại Học”, với tất cả lòng hăng hái, trí mẫn tiệp của những bộ óc luận lý vô cùng đanh thép. Thật là mải mai chua chát! Trong khi tự do tôn giáo và tín ngưỡng của cả một quốc gia dân tộc,- mà torng đó nếu chúng tôi không lầm, cũng có quý vị,- bị đe dọa và chà đạp, thì quý vị vẫn thản nhiên tự mãn lấy mình một cách khoái trá trong một cuộc cãi lộn không đâu về một văn kiện có thể coi như một kiệt tác về nô lệ và hổ nhục chưa từng được nghĩ ra và viết ra bởi một Giáo sư Đại học, một đồng nghiệp của quý vị là giáo sư Vũ Quốc Thông. Thế mà thời giờ họp nhau để tự vấn lương tâm trước biến cố quan trọng của nước nhà thì tuyệt nhiên quý vị không có lấy một giây một phút. Nghĩ cho cùng hành động của quý vị cũng là có lý: những điều lệ quy định sự sinh hoạt trong làng Đại học của quý vị quan trọng hơn những chuyện khác nhiều. Nó liên quan mật thiết tới quý vị bởi động chạm tới chính quyền lợi của quý vị. Cháy nàh hàng xóm, bình chân như vại là thế. Còn những chuyện không đâu, phủi tay đi, cần gì ngó tới. Trước tâm trạng đó, chúng tôi bỗng tự hỏi chữ nghĩa mà quý vị ních chặt đầy đầu và những ân lộc mà quý vị đang được hưởng, không khéo đã bịt tắc mất lương tâm của quý vị rồi chăng? Thái độ thờ ơ lãnh đạm và tinh thần vô trách nhiệm trước thời cuộc nước nhà như thế quả là vô song, chỉ có tính ích kỉ khủng khiếp của quý vị mới có thể bì được. Nếu vậy học thức của quý vị dùng để làm gì? Ngay từ lúc bé mới cắp sách đến trường, người ta đã dạy chúng tôi, cũng như đã dạy quý vị, rằng học càng cao thì càng biết cách suy xét và xử thế. Chúng tôi có cảm tưởng là quý vị cứ thích làm cho người ta hiểu trái lại về quý vị. Và cũng mâu thuẫn nữa là, cách đây không bao lâu, vào năm 1930, một học viên quèn ngành Sư phạm tên là Nguyễn Thái Học, tuy học thức không bén đến gót quý vị, đã làm thức tỉnh được hồn dân tộc và lôi cuốn được quốc dân chống lại thực dân Pháp. Ít nhất con người không bằng cấp đó cũng đã cho chúng tôi một bài học về cách suy xét và xử thế sao cho ra hồn con người và hơn thế nữa đã cho chúng tôi một lý do để hãnh diện và hy vọng. Tuy vậy cũng phải công bằng mà nhận cho quý vị một điểm này: một vài đồng nghiệp của quý vị, có lẽ trong góc tối của lương tâm cũng có cảm thấy một chút gì ngường ngượng, đã có ý xin từ chức. Thương thay! Những vị đó lại không dám đi tới cùng và ý định của họ chỉ chơi vơi giữa trời khác nào quả pháo đã đốt muộn lại tịt ngòi! Trong tình trạng đã nghèo nàn về “trí dũng” mà còn được một cuộc “đẻ hụt” như vậy, kể cũng đã là may mắn lắm. Nhưng kết quả  kẻ bị gạt có lẽ là Đài bá âm Luân Đôn BBC đã loan tin có 35 vị Giáo sư Đại học Saigon đưa đơn từ chức, tin này đã được nhà cầm quyền VN cải chính liền. Mấy người phụ trách chương trình VN của Đài BBC Luân Đôn quả đã trông gà hóa quốc, nào có dè đâu “ý định từ chức” của quý vị thực ra vẫn chỉ nằm yên trong lãnh vực “ý tưởng thuần túy” mà thôi.
Và bây giờ nghĩ sao về ông Khoa trưởng Đại học Luật khoa, (…), với bức thư chỉ xin từ chức Khoa trưởng gửi cho Ông Bộ Trưởng bộ Quốc gia Giáo dục, - bức thư thuần một giọng tự tán dương và tự bào chữa một cách trâng tráo, trơ trẽn, chỉ có những kẻ chuyên liếm gót mới viết nổi. Trong thư ông buộc tội chúng tôi đã “áp đảo” ông, “uy hiếp” ông đến nỗi ông phải từ chức Khoa Trưởng. Nhân vật tên tuổi ấy quả là thiếu óc khôi hài.
Nam nữ sinh viên chúng tôi, khi giới không ngoài đôi bàn tay không, uy thế không vượt nổi địa vị học trò, làm sao mà gây nổi sự “xuống nước” cùa vị đó, làm sao mà “đàn áp” được ông trong khi lao tù chật ních chúng tôi, thân thế bị tàn hủy bởi những đòn tra tấn ác độc? Rồi vẫn một giọng đạo mạo không cười, vị Khoa Trưởng đáng kính kia ngỏ ý chỉ muốn “lui về địa mình lại” thì giả thuyết đó, tuy vẫn còn là ảo tưởng đấy, nhưng nghe còn có thể xuôi tai được.
Lại còn một nhân vật khác nữa, danh tiếng không kém là Giáo sư Thạc sĩ V.V.M., (…), đã tỏ ý phản đối cuộc tổng tấn công hung bạo các chùa chiền trong nước, bằng cách cạo trọc đầu và đưa đơn từ chức. Chúng tôi chỉ còn biết nói với vị đó điều này: “Ông đã chuộc lại được cái danh dự của Đại học tới một mức độ nào. Nhưng xin hỏi, ông có thật thấy cần phải đi sang nước Ấn Độ xa xôi mới “hành hương” được sao? Ngay gần nhà ông, một vị Hòa Thượng đã tự hủy mình để nêu gương vô úy, và chỉ cách tư dinh ông vài bước cũng có một ngôi chùa tượng trưng cho dũng cảm, tự do và vong kỷ”.
Nhưng dù sao, cả đến cử chỉ khá đẹp như trên của vị đó vẫn không đánh tan được mối áy náy lo phiền xâm chiếm tâm trí chúng tôi sau khi được tin gần toàn thể Giáo sư Đại học Huế đưa đơn từ chức. Chúng tôi trông chờ ở quý vị một hành động chính đáng, dù chỉ là để tỏ tình liên đới đối với các đồng nghiệp của quý vị, chứ chưa dám mong quý vị biểu lộ sĩ khí, Hỡi ôi! Ngay cả đến giữa quý vị với nhau là kẻ đồng hội đồng thuyền mà nguyên tắc “sống chết mặc bay” cũng được quý vị tôn trọng một cách triệt để và nghiêm chỉnh. Đấy, tư cách của các bực thầy chúng tôi được phơi bày ra ánh sáng trước con mắt khiếp hãi của chúng tôi là như thế đấy! Làm sao mà nhân phẩm của quý vị có thể đốn mạt đến một mức trầm trọng và lớn rộng đến thế, quả không một ai tưởng tượng nổi. Thì ra cái chủ nghĩa duy vật đê tiện kia, xét cho cùng, đâu đã phải là của riêng của Cộng sản vô thần, vô Tổ quốc! Những sự kiện hiển nhiên như vậy khiến chúng tôi chắc rằng Giáo sư Thạc sĩ N.C.H., người chủ xướng đề tài thảo luận “Tri Thức, Người Là Ai?” trong một tạp chí Việt Nam đã tìm được câu trả lời thích đáng cho chính mình về câu hỏi gai góc đó. Tóm tắt lại, tinh thần của các bậc lãnh đạo tinh thần của chúng tôi là như vậy. Nếu sự xác định một cách đúng mức và vô tư cái tinh thần ấy là khẩn thiết, thì việc tìm hiểu xem cái tinh thần ấy sẽ dẫn dắt chúng tôi tới đâu lại còn khẩn thiết hơn. Vì rằng cứ nhìn quý vị mà liên tưởng tới hình ảnh sau này của chúng tôi cũng một hình một sắc như quý vị ngày nay, chúng tôi không khỏi rùng mình ghê rợn và thất vọng nếu nếu không dám nói là kinh tởm. Chúng tôi cũng chưa dám đi đến chỗ tuyên bố hai chữ “tuyệt giao” giữa quý vị và chúng tôi. Nếu đến bước đường ấy thì khổ tâm lắm thay! Nhưng chúng ta hãy can đảm nhìn thẳng vào sự thật: hầu hét quý vị đã làm cho chúng tôi thất vọng một cách sâu xa và thấm thía.
Nào chúng tôi có dám mong ở quý vị một hành vi hiển hách nào đâu: chúng tôi cũng dư biết quý vị chẳng được đến trình độ đó. Chỉ dám xin quý vị hãy biểu lộ một chút gì gọi là tư cách của con nhà tri thức mà thôi. Vâng, thưa quý vị Giáo sư khả kính, chúng tôi chỉ mong ước có vậy. chẳng dám đòi hỏi quý vị bạo động hay đại ngôn, chẳng dám mong mỏi quý vị  đọc những diễn văn nảy lửa hay biểu tình ngoài công lộ. Chẳng dám thích thấy quý vị hoa chân múa tay đúng chỗ hay không đúng chỗ. Chỉ dám ước ao quý vị tỏ rõ chữ “THÀNH” với chính bản thân mình, chứ cũng chưa dám nói đến chữ “THÀNH” đối với quốc gia dân tộc là những thực thể trừu tượng. Hay là quý vị cũng bị ảnh hưởng bởi sự tuyên truyền hiểm độc lắt lèo của nhà cầm quyền bắt chúng ta nhìn đâu cũng thấy Cộng sản cả? Không một phút nào chúng tôi có thể nghĩ rằng quý vị là những con người “tự do” vì học rộng, kinh nghiệm dày, lại chịu để bịt mắt che tai. Chúng tôi, đám con em của vị, dù chưa có kinh nghiệm bản thân về những ác độc của Cộng sản mà chỉ được biết qua sách vở, thì trước cảnh di cư của ngót một triệu đồng bào Bắc cũng đã hiểu sự tình, và trong lòng chúng tôi cũng thật tâm chống Cộng, nhưng sự chống Cộng phải sáng suốt mới được. Quý vị tài cao học rộng, xin quý vị hãy giải nghĩa cho chúng tôi hay sự hung bạo “Cộng sản” và hung bạo “Quốc gia”, sự bất công “Cộng sản” và bất công “Quốc gia”, sự vô nhân đạo “Cộng sản” và vô nhân đạo “Quốc gia” khác biệt nhau ở điểm nào? Đối với chúng tôi, tâm trí còn non nớt, thì hung bạo, bất công, vô nhân đạo dù ở phía nào tới cũng chỉ man g một màu sắc: màu sắc của khủng khiếp và tàn ác cần phải diệt trừ thật hết. Chúng tôi nghĩ rằng cần phải  chống đối những cái dã  man đó vì chúng tôi có bổn phận phải gìn giữ dân quyền của chúng tôi, và nếu không chống đối thì có khác chi tiếp tay cho hung bạo, bất công và vô nhân đạo tự do hoành hành? Chúng tôi vui lòng chịu khổ khi dân quyền của chúng tôi không bị xúc phạm. Nhưng nếu công bằng và dân quyền đều bị chà đạp, thì chúng tôi nhất quyết phải tự bảo vệ. Quý vị đã làm được những gì cho công cuộc đó? Quý vị đã chịu đựng  những gì? Chúng tôi cảm tưởng rõ rệt là quý vị thích giữ cái tư thế “chân trong, chân ngoài”. Quý vị không thích đi hẳn với chính quyền có lẽ vì trong thâm tâm quý vị cũng không đồng ý với họ, nhưng quý vị lại cũng không muốn ở hẳn ngoài, vì có thể mất hết những đặc ân mà chính quyền đã ban cho. Cái gì quý vị cũng muốn vơ hết về phần mình mà không muốn mất một mảy may: muốn người khác tôn sùng mình là nhà ái quốc, muốn hãnh diện với thiên hạ, muốn thiên hạ nể vi, muốn danh cao bổng hậu, muốn hết, muốn ráo, mà không muốn bỏ ra cho dù chỉ là một ly một tí gì của lòng mình. Thật nghĩ quý vị còn xấu xa hơn cả những con buôn tích trữ dầu cơ vì ít ra họ còn dám liều, dám chịu mất để mà có. “Vậy thì các người hãy lấy những gì của các ngưới, rồi đi đi!”. Câu nói đó không phải của chúng tôi, mà là ở trong KINH THÁNH GIA TÔ đấy, thưa quý vị. Ừ, mà phải, tại sao quý vị không xuất ngoại nhỉ? Số phận kẻ khác ở cái đất nước vô duyên này có đáng được quý vị quan tâm đến đâu?Chúng tôi thường được nghe một vài người trong quý vị thổ lộ rằng “họ đã hi sinh rất nhiều khi trở về nước, vậy họ phải được đền bồi cho xứng đáng”. Không biết quý vị đã hi sinh những gì? Sống hàng năm trời ở nước ngoài để được yên ổn học hành đỗ đạt, trong khi ở nước nhà đã có kẻ khác chết thay trong trận chiến tranh tàn khốc này, là hi sinh ư? Và quý vị muốn được đền bù như thế nào nữa? Một địa vị ư? Ở trình độ của quý vị, đâu lại đi xin một địa vị? Chỉ có, hoặc từ chối, hoặc nhận, rồi mà vẫn cứ than van! Quả là  quý vị cứ thích lẫn lộn phục vụ với được phục vụ. Quý vị cho phép chúng tôi đưa ra một ý kiến: tại sao quý vị không đi quách sang một nước Phi Châu nào đó đang cần đến những chuyên viên và giáo sư tài ba như quý vị? Hoc thức, quý vị có dư, còn lương tâm sá kể chi! Trái lại, chúng tôi lại chỉ khao khát lương tâm hơn là học thức. Chính điểm này là hố sâu ngăn cách chúng ta. Và cũng chính vì điểm này mà nam nữ sinh viên chúng tôi vẫn bị de dọa, bắt bớ, tù đày, tra tấn. Nhưng chúng tôi đâu có sợ đàn áp, chúng tôi còn đợi chờ nó nữa. Và, tùy theo bản tính mỗi người, chúng tôi có thể run lên về thể xác mà không bị lung lạc, có thể chịu đau đớn nhưng không loạn tâm, khác nào khi gặp gió cả, cành lá có thể bị lay động mà thân cây vẫn không chuyển. Sở dĩ vững tâm được như vậy, là vì chúng tôi nghĩ rằng tất cả những hành động tốt đẹp của chúng tôi từ trước tới nay đã được tự chúng tôi thực hiện với một tâm hồn bình thản. Vâng, bình thản, vì nỗi khiếp sợ đầu tiên của chúng tôi mà khi chúng tôi tìm đến vấn kế không một ai trong quý vị đã giúp chúng tôi xoa dịu nó, nỗi khiếp sợ đầu tiên ấy đã được nhổ từ cội rễ khỏi tâm trí chúng tôi. Và chúng tôi bây giờ đã có niềm tin trong lòng, niềm tin ở ĐẠO PHẬT mới đến với chúng tôi như một tia sáng giác ngộ rọi vào cõi u minh. Niềm tin ấy dạy chúng tôi rằng người ta chỉ cúi đầu trước Đấng Thế Tôn mà thôi, và Tôn Giáo được đặt ra chẳng phải là để lễ cho sứng, hát cho hay, mà là để biết đi tìm một cái chết cho hợp với tư tưởng cùa chính mình. Xin quý vị đừng coi đó là “tâm lý thất vọng” của một “giới thanh niên”. Vấn đề chỉ là cái “giới thanh niên” ấy, sau những giây phút chần chờ, hoang mang không tránh được, đã biết đảm nhận lấy trách nhiệm của mình, thế thôi. Người ta vẫn thường khuyên chúng tôi: “Đừng bàn việc thời đại. Các anh chị chỉ có một việc là học hành để sau này dành được một địa vị trong xã hội”. Nhưng con người đâu có chỉ sống về cơm áo? Và cũng vì chúng tôi sống trong thời đại, thì hỏi, nếu không quan tâm đến chuyện thời đại thì làm gì bây giờ? Làm gì bây giờ, nếu không là tạm gác sự học một bên để bình tĩnh mà suy ngẫm về sự trụy lạc tâm hồn của các bậc đàn anh hầu tránh sự trụy lạc của chính tâm hồn chúng tôi, nếu may ra tâm hồn chúng tôi còn chưa bị ngộ độc bời bầu không khí xú uế mà quý vị đã bao trùm chúng tôi bấy lâu nay. Chẳng còn mong chờ được vào ai ngoài mình ra, bổn phận của chúng tôi bây giờ là cố tự tìm cho mình một chính đạo. Sẽ có kẻ lớn tiếng rằng bức thư gửi đến quý vị đây, chỉ là một tiếng kêu phẫn nộ. Nghĩ cho cùng, không phẫn nộ sao được trước cái tinh thần chủ bại, ươn hèn và đốn mạt kia? Có một điều chính yếu đáng nói, nay chúng tôi đã thẳng thắn giải bày mọi nỗi, không than van, oán trách. Đứng ở khía cạnh ấy mà xét thì mọi thứ, - sự đàn áp dã man, những lời nói dối, phỉnh phờ, bỉ ổi của nhà cầm quyền. sự hèn nhát dễ hiểu của quý vị, những lời tuyên bố và cử chỉ huênh hoang của quý vị, - và tất cả những thứ ấy, xét cho cùng, đã trở nên xa xôi và như bọt nổi mà thôi.
Còn đối với chúng tôi ngày nay, chúng tôi đã hiểu chắc được một điều, là quyết tâm không để cho những hạng người như quý vị, - vì sự phản bội của họ, nhất là sự phản bội đối với chính họ, - có thể làm cho chúng tôi mất hết lòng tin vào những người khác. Họ sẽ được lợi lạc quá nhiều, nếu để họ diệt nổi được trong lòng chúng tôi niềm tin ấy ở người đồng loại. Nỗi khoái trá đó, kính thưa quý vị Giáo sư khả kính, chúng tôi sẽ không bao giờ để cho hạng người ấy có được.
Không bao giờ.
Những nam nữ sinh viên yêu nước
         và đang đau khổ.



BUỔI SÁNG PHÙ DU

  11 giờ còn nằm trên giường Chat với người bạn phương xa Cảm giác cuộc đời của mỗi con người Như kiến bò trong chén Chén của tạo hó...