Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

NHÌN MAI NỞ

Dẫu mai bị uốn cong cành
Nhưng hoa vẫn nở vươn mình thanh xuân
Không hề khuất phục cúi luồn,
Ngẫng đầu cao giữa muôn hồn hoa thiêng

Ý KIẾN CỦA PHỤ HUYNH VỀ VIỆC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC

Về vấn đề tuyển sinh ba chung : tại sao phải ba chung, vì :
  • Bộ GDĐT chưa “ tin tưởng “ vào việc tuyển sinh của các trường đại học cả dân lập lẫn công lập. Từ việc tuyển sinh tại đại học Đông Đô, đại học Hồng Bàng,…các đại học tự ý định một điểm sàn nào đó, và cứ tuyển bừa …sau đó tính sau ! Tôi đã được gặp các phụ huynh có con được tuyển bừa như thế , họ tin tưởng trong 4 năm, các Hiệu trưởng toàn là GS. PGS, Tiến sĩ sẽ cấp cho con họ bằng cấp cử nhân để đi làm. Nhưng cái tấm bằng cử nhân đó di xin việc ở chổ nào cũng lắt đầu hoặc đề nghị nên đào tạo lại.
  • ĐHDL chưa có uy tín trên thương trường, nếu để tự do : tự do ra đề, tự do chấm bài thi, tự do đặt ra điểm sàn .. bao nhiêu sự cố, bao nhiêu gian lận tinh vi … thanh tra bộ làm sao mà kiểm soát cho hết
  • Hơn 10 năm đại học dân lập được thành lập, sau 3 năm theo chương trình 3 chung củabộ GDĐT, ĐHDL lộ rõ bộ mặt của chính họ hơn. Thật ra, họ chỉ xứng danh của một trường cao đẳng, hay một trường dạy nghề
NẾu tôi có con thi đại học chỉ đạt điểm sàn, tôi phải phân vân khi cho nó vào ĐHDL. Vì bỏ tiền, bỏ của học 4 năm, ra trường, kiến thức thực học chỉ bằng trung cấp hay cao đẳng thì … thà học ngay trung cấp, cao đẳng từ đầu để đở tốn kém thời gian, tiền bạc …
Các ông GS. PGS, TS lãnh đạo các trường ĐHDL nghĩ gì về sự cao đẳng hoá Đại học của mình.
Hay, các ông nghĩ mặc xác chúng nó, miễn chúng đóng đủ học phí cho chúng tôi xài là được rồi !! chất lượng đào tạo chỉ là chiêu bài bịp bợm mà thôi

Chuyện như đùa

SAI MÀ…MỪNG

Một anh đi buôn, vợ phải vay tiền để làm vốn.
Anh mang tiền mua vàng, vì vàng đang lên vùn vụt.
Ai ngờ mua nhằm vàng giả.
Về nhà vợ cằn nhằn. Anh an ủi : SAI MÀ…MỪNG, vì nếu tôi mang số vàng giả này đi bán sẽ bị…công an bắt, còn nguy hơn.

CHUYỆN LY DỊ


Các cuộc ly dị hiện tại đều xảy ra bình thường trong xã hội.
Nhưng, vấn đề được đặt ra là ly dị trong êm thắm hay nỗi đình nỗi đám như thế này.
Hai người kết hôn với nhau với mục đích chiếm căn nhà.
Trong thời gian dài lục đục vì tranh nhau quyền lợi của căn nhà. Bây giờ đưa ra pháp luật, họ chửi nhau loạn xạ. Bên này đưa ra lý do, bên kia đưa ra bằng cớ…để dành ngôi nhà.
Các con cái ngồi nghe mệt mõi,và không hiểu tại sao như thế !
Bà mẹ nói vẫn nuôi con đàng hoàng.
Ông bố nói giấy tờ nhà đứng tên ông ấy.
Giống như hàng tôm hàng cá cãi nhau.
Lý do vì sao ? TRANH CĂN NHÀ KHÔNG PHẢI CỦA MÌNH.

12/01/2012

THÂN PHẬN CỦA NHỮNG CÔNG NHÂN BẬC HAI

Anh là một công nhân bậc hai, được định nghĩa :
  • không có đảng tịch
  • đã quá tuổi lao động theo luật pháp
  • không cùng quan điểm giáo dục với lãnh đạo
  • được lưu dung vì...nhân đạo hoặc vì lãnh đạo sợ anh thưa về những việc làm sai trái của lãnh đạo.
  • ...
Anh được hưởng chế độ :
  • mức lương tính lại khởi điểm không có hệ số thâm niên ( dù rằng những người về hưu ở nơi khác, nhờ quen biết với thủ trưởng được đưa vào làm việc tại ngôi trường này thì được tính hệ số thâm niên của những nơi khác)
  • Nguyên tắc là phải được một phòng ban nào đó nhận về, vì thủ trưởng của anh được ý kiến của cấp trên, nhân dịp theo qui chế hưu trí này muốn đuổi việc anh, nhưng không được vì công đoàn thấy ...kỳ quá, bất công quá ( vì các lãnh đạo lớn đưa vợ, bạn bè vào ngôi trường này toàn là những người đã về hưu ở nơi khác nên sợ anh phản ứng )...Họ phải quyết định giữ anh lại một năm. Anh ở tại phòng Nhân Sự ngồi chơi xơi nước.
  • Người trong phòng lịch sự, nhưng tất cả công văn, quyết định, thông báo đều không đưa cho anh xem.Họ giấu như “ mèo giấu cứt ”
  • Học trò anh làm lãnh đạo trong trường nhờ nịnh theo phe cánh lãnh đạo, gặp anh không thèm chào, thậm chí đụng mặt nhau trong sân trường cũng không thèm ngó.
  • Luật bất thành văn trong trường là anh không được quyền phát biểu ý kíến gì vì anh là người được lưu dung, còn được làm việc ở đây là ... nhân nhượng lắm rồi.
  • Anh nhận làm đề tài Nghiên cứu khoa học, lãnh đạo phòng này nói anh không được đứng tên đề tài, thậm chí anh cũng không được nói gì hết về đề tài đó. Học trò anh đứng tên và anh nghe theo nó ( dù rằng anh đã từng thành công về loại đề tài này )
  • Anh không được cười tươi roi rói vì lãnh đạo đang căm ghét anh, muốn đuổi anh ra khỏi trường, họ nghiến răng trèo trẹo “ tôi cho anh làm thêm một năm nữa”.Kể cả việc chụp ảnh toàn trường: tại sao chụp thằng cha đó tươi như thế, nó mĩa mai tao à !
  • Vì anh là công nhân bậc hai nên anh phải đi đúng giờ, làm việc tất cả những ngày trong tuần, trong khi những người khác thì tự do đi đến, đôi khi cả tháng đến trường một vài buổi tán ngẫu cho vui mà chẳng ai dám nói gì.
  • Anh không được quyền nhờ vã ai trong phòng, kể cả những người trẻ, như nhắc dùm cái ghế, chỉnh dùm máy tính...và những người trẻ học trò này biểu anh làm cái này, cái kia cho chúng nó...Coi như một người sai vặt... dù anh là thầy của chúng nó.
  • Lãnh đạo trực tiếp anh lúc nào cũng nói: tôi đã từng đuổi người này, người kia,...có nghĩa là anh coi chừng đấy
  • Các lãnh đạo đánh nhau, thế là lãnh đạo trực tiếp của anh bảo anh phải viết thơ tố cáo người này, người kia,...nghĩa là anh phải theo phe lãnh đạo nếu không sẽ bị đuổi việc.
Anh, công nhân bậc hai trong trường có cái đầu riêng của anh ( cũng vì thế mà đụng chạm đến các thủ trưởng lớn ), không làm theo chỉ đạo.Có lúc anh sợ hải khi gặp lãnh đạo này vì mỗi lần như thế người này bèn đề nghị anh làm đơn thưa lên bộ !!! Chán chết khi phải ừ ừ, mà không làm theo ý của ông này. Thế là mọi việc trong phòng dồn lên vai anh ( không cho ngồi chơi xơi nước nữa rồi !!!): lưu giữ văn thư, soạn công văn, tiếng Việt và tiếng Anh, dịch các hợp đồng qua tiếng Việt, tìm tài liệu bằng tiếng Anh, làm các văn bản bằng tiếng Anh để PR về trường,...Anh làm tất cả nhưng lãnh đạo và những cán bộ trong phòng báo cáo thành tích cá nhân.
  • Thế họ làm gì ? Hàng tháng, hàng năm họ báo cáo láo công việc của họ, trình lên cấp trên, về tài chánh phòng, cùng ký tên với nhau, cũng “ giấu như mèo giấu cứt ”
  • Một năm sau các lãnh đạo của anh ý thức một cách đau khổ là CÁI TRƯỜNG TAN RÃ NÀY KHÔNG PHẢI CỦA HỌ, HỌ CŨNG SẼ CHẲNG ĐƯỢC GÌ KHI CHỊU CHUNG SỐ PHẬN CỦA NHỮNG NGƯỜI VỀ HƯU
Anh lì mặt ngồi tại phòng với số phận của một công nhân bậc hai, vui vẽ, tươi cười với mọi người.

  Ở NHÀ MỘT MÌNH ( Không giống phim ở nhà một mình của cậu bé 7 tuổi mà là bà già 70 tuổi ở nhà một mình để tránh virus Covid 19)   ...