Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Thúi cái lỗ tai quá !!!

viết trong Hội chợ Phú Thọ
23/01/2010
Đang nghe những bài hát Xẩm, Quan họ, Ca trù truyền thống , với những làn điệu trong sáng, lã lướt thì tự nhiên Ngài xuất hiện, thế là phải nghe những bài ca về ăn uống rất trần tục. Chán ơi !
May mà những tiếng í ới, những âm thanh của trống , của đàn che lấp bớt lời nên chỉ nghe nhạc , cũng đở khổ.
Những người đang đứng, ngồi nghe bỏ đi, không phải họ chê những ca nhân, mà họ chê các bài hát về ẩm thực quái đảng này, nào mắm tôm , cà cuống, thịt bò,...không có chút gì về văn chương, học thuật,...
Nhưng tại sao những ca nhân này phải hát những bài hát đó, vì Ngài thuê họ. Ngài lấy tiền của ban tổ chức hội chợ thuê họ hát, Ngài làm cai đầu dài , vừa có lợi về vật chất cho Ngài, vừa được phổ biến thơ của Ngài,...một công đôi ba việc.
Mọi người bỏ đi, tôi cũng bỏ đi vì... thúi cái lỗ tai quá !!!

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

MỘT GÓC NHÌN VỀ TẾT

Một thầy giáo nói với một chủ nhiệm khoa về việc Nhật Bản đã bỏ Tết âm lịch để chỉ tổ chức Tết Dương lịch, và cũng tổ chức rất nhẹ nhàng, không linh đình rườm rà như VN & Trung quốc.
Tự nhiên suy nghĩ VN có cần theo Nhật Bản không ?
Tính về mặt kinh tế :
  • Các xí nghiệp, công ty, cơ quan hành chánh đều gần như phải nghỉ 1 tháng.Mặc dù có những công ty buộc nhân viên phải làm việc đến ngày 28 hoặc 29 tết ( dù rằng số nhân viên này phản đối quyết liệt ), họ đã đi làm với tâm trạng nôn nã trong lòng, vì cần phải mua sắm Tết, vì sự nhộn nhịp của các cửa hàng, siêu thị bán thức ăn Tết, những vật dụng của ngày Tết.
  • Năng suất lao động của nhân viên trong 1 tháng chuẩn bị Tết và sau khi Tết giảm rỏ rệt.
  • Hầu hết mọi người đều dốc sức mua sắm trong dịp Tết. Quần áo mới, thức ăn phải đầy đủ, cúng kiến trong nhà.Dọn dẹp nhà cửa; thêm một chút mới cho cái nắp bàn, cho một màn cửa, cho một tấm drap cũ, cho một tấm thảm bị rách,...thay hết ( nếu có phương tiện ) để ... ăn Tết.
Vâng, ăn Tết.
  • Làm việc mất năng suất dẫn đến những hậu quả kinh tế cho công ty, không ai kiểm tra việc thiệt hại kinh tế này ( vì nếu kiểm tra thì sẽ có người la lên rằng đó là loại người không biết truyền thống, mất gốc,...)
  • Các vị lãnh đạo “ méo mặt ”mỗi lần chi tiền thưởng Tết cho nhân viên, vừa phải tốn tiền, vừa phải mất hiệu suất kinh tế.
  • Còn rất nhiều thiệt hại khi tổ chức Tết nữa...
  • ...
Thế thì nguyên nhân tổ chức Tết của VN ở đâu ?
  • Đó là do nền văn hoá Nông nghiệp. Đây là nền văn hoá phát suất từ phương thức sản xuất châu Á.
  • Vì theo nông nghiệp, người dân làm theo mùa, tuỳ theo thiên nhiên, mùa mưa trồng lúa, trồng bắp, trồng cây ăn trái,...để chờ nước thiên nhiên. Mùa nắng thì thường không co` việc làm nên tổ chức lễ hội. Làm những công việc nông nhàn..
  • Tết Nguyên đán VN đánh dấu 1 năm mới thường vào mùa nắng, không bận bịu việc đồng áng. Tổ chức lễ hội cho vui. Nữa năm làm việc, nữa năm ăn chơi...làm việc nhiều làm gì cho mệt...cuộc đời có bao lâu, nếu không thì làm sao có ca dao :
Tháng giêng ăn Tết ở nhà
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè...
  • Văn hoá nông nghiệp đã tạo nên các lễ hội và Tết Nguyên Đán âm lịch.
  • Hỏi rất nhiều người VN từ nam phụ lão ấu có thích ăn Tết không ? Ai cũng đều bảo rằng : thích.
  • Trời, ai lại không thích khi được ăn chơi chứ. Dù 1 năm 12 tháng thì chì cần làm việc 11 tháng thôi còn 1 tháng nghỉ, như thế ... sướng cuộc đời hơn và nó cũng là một nét ... văn hoá của VN.
  • Đừng bao giờ động đến nét văn hoá truyền thống đó. Thử đề cập đến việc ăn Tết nho nhỏ thôi, nghỉ khoảng 3 ngày thôi, thì bao nhiêu người dẫy nẫy lên rồi, nhất là các nhà tự hào là văn hoá.
  • Họ còn phải dựng nêu, họ còn phải “ đì ” mẹ, vợ, chị, em gái nấu bánh chưng ( không được mua ) bánh tét, làm các loại mứt để khoe tài khéo léo, nấu nhiều thức ăn nhậu, cúng kiến cho đầy đủ lễ ông bà,...Còn phải tục hạ nêu, lì xì,...nhiều chuyện vui chơi quá.
  • Vào những năm đẩu 1990, lệnh bỏ đốt pháo ngày Tết đã gây xáo trộn trong tâm thức của nhiều người.Họ kêu quá trời vì còn đâu : cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh,...Tết phải có pháo mới vui, mới Tết. Tết vắng ngắt, im ắng, không có tiếng pháo thì còn gì Tết nữa. Nhưng pháo đã gây rất nhiều hậu quả trầm trọng cho nhân mạng con người nên bắt buộc phải ... bỏ.
  • Thêm một thứ nữa, bắn pháo bông đêm giao thừa... thế là thanh niên nam nữ ùn ùn ra khỏi nhà đêm này để xem pháo hoa...Các ông già bà cả không hài lòng vì chúng nó se về sau giao thừa, tự xông đất nên không ... tốt lắm. Nhưng thanh niên, nam nữ vẫn ùn ùn đi. Đi cho vui, tết là vui kia mà.
  • Nhớ , có lần tại nhà một GS người Bắc đã gần 90 tuổi, cô con dâu ngồi kế bên, tôi ca ngợi một đêm hưởng giao thừa khi xem pháo hoa. Mọi người rất lịch sự, nhường nhịn nhau trong đêm này, rất ... văn hoá. Người con dâu nghe nói thích chí thưa : Bố, cho con đi nha ! Ông giáo sư trừng mắt. Đấy ! Văn hoá truyền thống đấy. Không được rời nhà sau khi cúng rước ông bà về ăn Tết với con cháu ...Việc này đã đụng chạm đến truyền thống rồi ... đứng nói đến việc bỏ Tết Nguyên Đán.
  • Đọc một tờ báo vừa đăng việc có những dịch vụ thuê giữ nhà ngày Tết.
    Có lẽ những gia đình trẻ VN hôm nay biết tận dụng ngày nghỉ Tết: sống với gia đình ( vì hàng ngày phải đi suốt không có thời gia chơi chung với nhau ) và trốn khách, trốn bạn ( mệt mỏi vì phải tiếp bao nhiêu bà con, họ hàng, bạn bè,... chén chú chén anh )
  • Tết VN có biến thái hay không? Hình như những nhà văn hoá VN đang kêu cứu vì hiện tượng này ! Mất truyền thống !
  • Như thế có cần phải tổ chức linh đình những ngày Tết như bây giờ hay không ?
Có thể sẽ không bỏ ngang như Nhật Bản được nhưng tuổi trẻ VN sẽ lợi dụng ngày nghỉ Tết...cho chính mình vui vẽ.Mất đi việc dựng nêu, hạ nêu, cúng 3 lần một ngày mời thỉnh ông bà đã khuất về ăn Tết với con cháu.
Sẽ có những nhà đóng cửa im ỉm trong ngày Tết(không biết như vậy có xui không nhỉ)


Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

TỰ DO Ư !!!!!!

Gần như trong bất cứ mối quan hệ nào, người này cũng đều bắt người kia phải làm theo chương trình hoặc ý thích của mình.
  • Bố mẹ cũng bắt con cái theo ý thích của mình: ăn thức ăn theo ý của mình ( nhân danh sự quân bình bổ dưỡng ), định hướng học tập theo ý của gia đình.
Chỉ có những đưa trẻ có bản lĩnh lắm mới thoát ra khỏi cái ách này.
  • Khi kết hôn thì chồng ( hoặc vợ ) cũng bắt người yêu cầu theo ý của mình.
  • Anh thích ăn thế này, em nấu cho anh ăn nha…Anh thích nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, ngăn nắp,… em làm cho anh nha !!!
  • Thế là vợ (hoặc chồng) phải hy sinh cái thích của mình mà chìu theo người đó. Một thời gian dài quên mất mình muốn gì, mình có ước mơ nào lúc trẻ
  • Một người có cá tình sẽ phải là người đơn thân hoặc lúc nào cũng sống trong trạng thái stress.
Người Đông Phương dạy chữ “ Nhẫn ” làm đầu. Phải Nhẫn mới thành công, khôn ngoan, … phải sống vì người khác…
Thế là quên mất chính mình.
  • Chơi với bạn cũng thế, nếu bạn mạnh mẽ hơn thì bị cuốn theo nó, theo những trò chơi, những quan điểm của nó…nều không nó tẩy chay mình.
  • Đi học cũng thế, cũng phải học trong một chương trình giáo dục của những người “ từ trên trời ” phán xuống. Học từ mẫu giáo đến Tiến Sĩ. Muốn làm tiến sĩ thành công phải theo trường phái của ông thấy hướng dẫn
Trời ơi, tự do, ta có được tự do không ?
      Có bố mẹ nào nghĩ là tuy mình sinh con ra nhưng nó có cuộc đời riêng và ước mơ riêng
      Có một người bạn nào nghĩ tình bạn là nâng đở, là giúp bạn mình đạt ước mơ của bạn ấy.
      Có một người chồng ( hay vợ ) nào nghĩ rằng tình yêu là nâng tầm là nương tựa để chồng ( hay vợ ) đạt được những hoài bảo của mình
      Có một nền giáo dục nào giúp cho học sinh tự sáng tạo những gì nó thích
      Có một xã hội nào giúp con người sống hạnh phúc của chính họ hay không ?

Viết về thầy Giàu

Tôi biết thầy vào khoảng năm 1982, tại một am nhỏ ở Gia Định.
Thầy và cô lúc đó vẫn còn khỏe và chưa nhận viết đề tài về Địa chí thành phố Hồ Chí Minh, nên… hình như còn nghèo. Thầy tham gia vào tổ hợp nuôi trồng dược thảo với số tiền 10.000 đồng với hai tên cổ đông là Cô và Thầy ( mỗi người 5 cổ phần )
Tổ hợp trồng cây tinh dầu lúc đó cũng làm ăn được, đây là một cách làm ăn mới ( kết hợp trồng cây tinh dầu công nghiệp và chế biến ) trong cái thời bao cấp , nhiều người đang tìm cách … tự cứu mình về kinh tế.
Tôi vẫn thường tặng Cô tinh dầu sả để cô cho vào tủ quần áo không bị dán và vệ sinh thơm nhà.
Với cương vị cố vấn tổ hợp, có lần chúng tôi đến hỏi thầy về việc một lâm trường bên cạnh đề nghị liên kết với nông trại của chúng tôi, thầy Giàu đã nói dứt khoát : Đừng nên làm ăn với thằng lớn hơn mình nó sẽ nuốt mình đấy, hãy …ngoại giao thôi.
Có lần tôi gặp thầy ở Thư viện Viện Khoa Học Xã Hội tpHCM, Thầy bảo: “ này, đọc nhiều thì tốt nhưng phải biết biến cái hiểu biết của mình thành thực tế nhé …Châu văn Vương 7 năm bị giam ở Dũ Lý đã viết được 64 quẻ của Kinh Dịch đấy ”. Nhớ lúc đó cả hai cùng cười.
Khi học cao học tại Viện , tôi được GS Mạc Đường đề cử thầy Giàu là người hướng dẫn luận văn với đề tài : “ Ảnh hưởng phong trào bất bạo động của Gandhi trong cuộc cách mạng Ấn Độ vào đầu thế kỷ XX”. Thầy bảo tôi đến nhà thầy vào lúc 6 giờ 30 sáng. Tôi đến đúng giờ. Thầy bảo Cô gói cho tôi một phần bánh mì ăn sáng , và để đó. Thầy đề nghị tôi ngồi yên lắng nghe ( có nghĩa là không được hỏi gì ) , trong 1 tiếng. Thầy bắt đầu nói về việc thầy được bác Hồ cử đến Ấn Độ để gặp Mahatma Gandhi để tìm hiểu về cách thực hiện phong trào bất bạo động. Thầy tả Gandhi với niềm tôn kính…Khi được phép hỏi, tôi hỏi thầy một câu : Thế tại sao VN không áp dụng phương pháp bất bạo động để bớt đổ máu …? Thầy bảo : Không thể được !!! và cả hai cũng đều cười.
Tôi vẫn thường hỏi những người quen của tôi về các tác phẩm của họ : Sách của Anh hay Chị đo được đến đâu rồi ? Đấy là khi tôi nhớ đến thầy Giàu : thầy nói với tôi : Đừng hỏi tên sách vì các đầu sách của thầy phải đo bằng thước…
Vâng, đó là những đóng góp của thầy vào nền văn hóa VN.

Tôi không thích ăn theo ánh hào quang của những nhân vật nỗi tiếng, nhưng , một vài hàng để tưởng nhớ đến Người.
16-12-2010

Viết về “ CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN ”

Nước mắt rớt ngay khi phim vừa chiếu. Thấy con người ác quá, con người tội nghiệp quá, đáng thương quá,…
Những thân phận đáng thương, tội nghiệp, hận thù… dồn dập xuất hiện ngay từ đầu phim
Họ hiện diện tự nhiên, tự nhiên như cuộc sống… và lênh đênh, lênh đênh trong cuộc sống, như chiếc ghe bầu thương hồ trôi lềnh bềnh trong những dòng kênh của vùng sông nước miền Nam.
Nhận xét thứ nhất :
Phim đúng là phim của Hollywood, đầy cảnh nóng, cảnh nóng ngay nhân vật Sương gần như trần truồng bị đánh ghen.
Phụ nữ VN ác như thế ư !
Phụ nữ VN đáng thương như thế ư !
Cảnh nóng thứ hai lúc Sương tắm trong đầm sen, và còn nhiều cảnh nóng nữa mà nhân vật Sương phải nhận.
Những cảnh nóng như thế …” chưa ”, vâng, chưa thích hợp với khán giả VN, già cũng như trẻ… đi xem phim cũng nhiều, nhưng hình như không hào hứng lắm những cảnh nóng đó.
Nhận xét thứ hai :
Cho một đứa trẻ cứu vớt sự đáng thương đó. Phim muốn nói gì : quên mất người lớn đi, VN đang trông chờ ở tuổi trẻ.
Câu nói cuối phim cũng thế : Trẻ con sẽ tha thứ cho cái xấu của người lớn. Người lớn đầy hận thù – trẻ con đầy lòng trắc ẫn tự nhiên…Khát khao yêu, khát khao sống …
Nhận xét thứ ba :
Thân phận người phụ nữ. Với tôi phụ nữ VN sẽ tự định đoạt số phận của mình. Nhưng, trong phim nhân vật nữ chịu đựng quá. Nương không thể bỏ nhà đi như Điền, không muốn tía mình nghĩ mình giống mẹ … bỏ 2 bố con bơ vơ.
Nhận xét thứ tư:
Con gái nhờ đức cha. Qui luật đó có đúng không ! Văn hóa Việt Nam nói thế.
Nhận xét thứ năm :
Về người đàn ông bị vợ bỏ, họ căm hận như thế…Họ trả thù con cái họ. Vì, cuộc đời họ như thế. Nhưng, khi người phụ nữ bị chồng bỏ thì phản ứng như thế nào ?
Mà, trong xã hội VN, phụ nữ bị đàn ông bỏ thì tràn lan..
Khi lên lớp dạy nói : Văn hóa nông nghiệp, VN tôn trọng người phụ nữ, nhưng thật sự, vai trò người phụ nữ trong gia đình và xã hội gần như được xem là quan trọng không ?
Không, từ già đến trẻ, từ tầng lớp thượng lưu đến dân dã… đàn ông không tôn trọng phụ nữ.
Hãy nhìn những ông xe ôm, ngoắt những bà đi bộ, một cách thô lỗ, thì biết là họ …” tôn trọng ” phụ nữ như thế nào ?
Kết luận :
Phim buồn quá, rớt nước mắt từ đầu đến cuối phim. XX nói nó không thích coi phim buồn. Phim VN nào cũng thế! Ngán quá ! khổ chi mà khổ kịch liệt thế !

ĐẾN TRƯỜNG MINT CỦA PHAN TÔN TỊNH HẢI

Đáng lẽ phải nghiên cứu trước về trường này rồi mới đến tham quan, nhưng,..chẳng cần tìm hiểu gì cả… mà cũng xồng xộc tới nên không hỏi được nhiều câu hỏi lớn !!
Nhận định đầu tiên :
  • Đây là một trường dạy nghề nhỏ, lại nằm khuất trong hẻm nên chưa có nhiều người biết, dù rằng xây dựng đẹp.
  • Vì chưa được nhiều người biết nên ít học viên ( vào buổi chiều thứ tư này ) chỉ có 3 học viên học tỉa hoa, mà cán bộ nhân viên gần gấp đôi.
  • Cũng có ghế bàn cho chủ tịch HDQT và HT ( nhưng lúc đó không biết chủ tịch HDQT là chồng của HT )
  • HT là một phụ nữ trẻ, có tâm huyết về việc phát triển “ ẩm thực VN” bằng cách đào tạo các đầu bếp Việt.
  • Có các chương trình của các trường nước ngoài về “ đào tạo bếp ”.
  • HT là người được sinh ra trong một gia đình có truyền thống về “ ẩm thực cung đình Huế ”…( đối với tôi đây là một nghệ nhân khéo tay, có sáng tạo trong nghệ thuật ẩm thực VN ). Nấu ăn ngon, sạch và đẹp.Đây là những tiêu chuẩn để đưa ẩm thực VN ra thế giới, để xóa tan định kiến của người nước ngoài về việc ăn uống ở VN là nhếch nhác, mất vệ sinh,…
Có những gợi ý :
  • Làm thế nào nâng trường MINT thành trường cao đẳng ? vì chỉ có bằng cấp Cao đẳng mới có thể đưa SV học các khoa ẩm thực tại các nước, từ đó mới nghiên cứu đẩy ẩm thực VN được công nhận là văn hóa phi vật thể.
  • Xây dựng được một chương trình khung, có mã ngành.Đẩy mạnh đưa VHVN ra thế giới bằng ẩm thực VN.
Đậu cử nhân luật, cử nhân du lịch,… học thạc sĩ ẩm thực tại Luxembourg, được đào tạo bài bản, lại là con nhà nòi về nấu ăn cung đình Huế… người này có thể tiến xa, nhất là có 1 ông chồng là GSTS âm nhạc được tôn vinh ở nước Mỹ, Pháp, Nhật,….sắp mở trường đại học âm nhạc Đào Tấn…Ông Nguyễn Thuyết Phong có tầm nhìn lớn, có hậu thuẫn mạnh như thế, và là cố vấn cho … cô vợ thì không ai bằng…
Nhiều lợi thế quá cho người phụ nữ này.

MỘT GÓC NHÌN VỀ CHUYÊN GIA ẨM THỰC NGUYỄN DOÃN

Phùng Quán viết : “ Có những phút rối lòng
Ta vịn câu thơ mà đứng dậy ”
Vâng, rối lòng khi không thể giải quyết những gút mắc về mặt tình cảm: nên bỏ đi, nên cắt đứt đi, hay nên… giữ lại. Giữ lại thì mệt mõi quá. Giữ lại thì … hy sinh quá, chịu đựng quá… Còn cắt đứt đi thì… đạo đức xã hội …
Chị Doãn chịu áp lực về “ đạo đức ”, về nếp nhà… Đã được giáo dục như thế rồi mà ( để được tiếng thơm là con nhà gia giáo …), cho nên phải chịu đựng…Gia giáo trong từng hành vi, ngôn ngữ, …giáo dục phải xuất hiện trước mặt ông chồng lúc nào cũng phải … xinh đẹp. Nếu không, thì không giữ được hạnh phúc của gia đình. Ở đây, hạnh phúc gia đình có nghĩa là Ông chồng không đi chơi ở ngoài linh tinh, có tình nhân, có vợ bé,… thay đổi tâm tính… hạnh phúc gia đình có nghĩa là phải chìu chuộng chồng,giống như một ông chủ…vâng, một ông chủ, nếu không ông chồng sẽ làm tan hoang gia đình.
Điều này có 2 mặt :
  • Đánh giá ông chồng chỉ chuộng hình thức, là loại người thích thay đổi, sẳn sàng thay đổi
  • Đánh giá ông chồng là người của minh, yêu thương nhất đời,… làm đẹp cho mình, tức là làm đẹp cho người mình yêu…
Nếu không chìu chuộng ông chồng thì sẽ xãy ra chuyện gì : Li dị
Cô Doãn có muốn li dị không ? KHÔNG !!!
Vì tai tiếng trong xã hội : bà ấy như thế nào mới bị chồng bỏ ?
( trời ơi ! nếu không chìu thằng đàn ông thì người phụ nữ sẽ bị tai tiếng trong xã hội …)
Sẽ không được mời dự đám hỏi, đám cưới các con cháu trong gia đình như một người thân với lý do nó không chồng, không giữ tam tòng tứ đức, đơn thân, sẽ gây xui xẻo cho cặp vợ chồng mới…
Cái xã hội này không chấp nhận việc … vi phạm đạo đức như thế. Li dị là một vi phạm đạo đức. Anh em bà con trong nhà có mời tiệc cưới thì cũng chỉ như là khách mời, không được đại diện cho 2 họ 2 bên…
Chị Doãn chọn phương án : nấu ăn để quên, không phải chỉ để phục vụ cho chồng con mà là để còn có niềm vui mà sống.
Phùng Quán thì “ vịn câu thơ mà đứng dậy “, chị Doãn thì “ nấu ăn cho vui ” … cũng thế thôi

Đấy là một trong những nguyên nhân để chúng ta có một chuyên gia ẩm thực Nguyễn Doãn Cẩm Vân.
Chợt nhớ Socrate ( một triết gia lừng lẫy của Hy Lạp ) nói một câu thấm thía : khi anh có một bà vợ hung dữ , anh sẽ trở thành một triết gia.
Có nên chăng khi nghĩ rằng : nếu chị có một người chồng độc đoán, chuyên quyền chị sẽ trở thành một chuyên gia ẩm thực.

  Ở NHÀ MỘT MÌNH ( Không giống phim ở nhà một mình của cậu bé 7 tuổi mà là bà già 70 tuổi ở nhà một mình để tránh virus Covid 19)   ...