Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

MỘT GÓC NHÌN VỀ TẾT

Một thầy giáo nói với một chủ nhiệm khoa về việc Nhật Bản đã bỏ Tết âm lịch để chỉ tổ chức Tết Dương lịch, và cũng tổ chức rất nhẹ nhàng, không linh đình rườm rà như VN & Trung quốc.
Tự nhiên suy nghĩ VN có cần theo Nhật Bản không ?
Tính về mặt kinh tế :
  • Các xí nghiệp, công ty, cơ quan hành chánh đều gần như phải nghỉ 1 tháng.Mặc dù có những công ty buộc nhân viên phải làm việc đến ngày 28 hoặc 29 tết ( dù rằng số nhân viên này phản đối quyết liệt ), họ đã đi làm với tâm trạng nôn nã trong lòng, vì cần phải mua sắm Tết, vì sự nhộn nhịp của các cửa hàng, siêu thị bán thức ăn Tết, những vật dụng của ngày Tết.
  • Năng suất lao động của nhân viên trong 1 tháng chuẩn bị Tết và sau khi Tết giảm rỏ rệt.
  • Hầu hết mọi người đều dốc sức mua sắm trong dịp Tết. Quần áo mới, thức ăn phải đầy đủ, cúng kiến trong nhà.Dọn dẹp nhà cửa; thêm một chút mới cho cái nắp bàn, cho một màn cửa, cho một tấm drap cũ, cho một tấm thảm bị rách,...thay hết ( nếu có phương tiện ) để ... ăn Tết.
Vâng, ăn Tết.
  • Làm việc mất năng suất dẫn đến những hậu quả kinh tế cho công ty, không ai kiểm tra việc thiệt hại kinh tế này ( vì nếu kiểm tra thì sẽ có người la lên rằng đó là loại người không biết truyền thống, mất gốc,...)
  • Các vị lãnh đạo “ méo mặt ”mỗi lần chi tiền thưởng Tết cho nhân viên, vừa phải tốn tiền, vừa phải mất hiệu suất kinh tế.
  • Còn rất nhiều thiệt hại khi tổ chức Tết nữa...
  • ...
Thế thì nguyên nhân tổ chức Tết của VN ở đâu ?
  • Đó là do nền văn hoá Nông nghiệp. Đây là nền văn hoá phát suất từ phương thức sản xuất châu Á.
  • Vì theo nông nghiệp, người dân làm theo mùa, tuỳ theo thiên nhiên, mùa mưa trồng lúa, trồng bắp, trồng cây ăn trái,...để chờ nước thiên nhiên. Mùa nắng thì thường không co` việc làm nên tổ chức lễ hội. Làm những công việc nông nhàn..
  • Tết Nguyên đán VN đánh dấu 1 năm mới thường vào mùa nắng, không bận bịu việc đồng áng. Tổ chức lễ hội cho vui. Nữa năm làm việc, nữa năm ăn chơi...làm việc nhiều làm gì cho mệt...cuộc đời có bao lâu, nếu không thì làm sao có ca dao :
Tháng giêng ăn Tết ở nhà
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè...
  • Văn hoá nông nghiệp đã tạo nên các lễ hội và Tết Nguyên Đán âm lịch.
  • Hỏi rất nhiều người VN từ nam phụ lão ấu có thích ăn Tết không ? Ai cũng đều bảo rằng : thích.
  • Trời, ai lại không thích khi được ăn chơi chứ. Dù 1 năm 12 tháng thì chì cần làm việc 11 tháng thôi còn 1 tháng nghỉ, như thế ... sướng cuộc đời hơn và nó cũng là một nét ... văn hoá của VN.
  • Đừng bao giờ động đến nét văn hoá truyền thống đó. Thử đề cập đến việc ăn Tết nho nhỏ thôi, nghỉ khoảng 3 ngày thôi, thì bao nhiêu người dẫy nẫy lên rồi, nhất là các nhà tự hào là văn hoá.
  • Họ còn phải dựng nêu, họ còn phải “ đì ” mẹ, vợ, chị, em gái nấu bánh chưng ( không được mua ) bánh tét, làm các loại mứt để khoe tài khéo léo, nấu nhiều thức ăn nhậu, cúng kiến cho đầy đủ lễ ông bà,...Còn phải tục hạ nêu, lì xì,...nhiều chuyện vui chơi quá.
  • Vào những năm đẩu 1990, lệnh bỏ đốt pháo ngày Tết đã gây xáo trộn trong tâm thức của nhiều người.Họ kêu quá trời vì còn đâu : cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh,...Tết phải có pháo mới vui, mới Tết. Tết vắng ngắt, im ắng, không có tiếng pháo thì còn gì Tết nữa. Nhưng pháo đã gây rất nhiều hậu quả trầm trọng cho nhân mạng con người nên bắt buộc phải ... bỏ.
  • Thêm một thứ nữa, bắn pháo bông đêm giao thừa... thế là thanh niên nam nữ ùn ùn ra khỏi nhà đêm này để xem pháo hoa...Các ông già bà cả không hài lòng vì chúng nó se về sau giao thừa, tự xông đất nên không ... tốt lắm. Nhưng thanh niên, nam nữ vẫn ùn ùn đi. Đi cho vui, tết là vui kia mà.
  • Nhớ , có lần tại nhà một GS người Bắc đã gần 90 tuổi, cô con dâu ngồi kế bên, tôi ca ngợi một đêm hưởng giao thừa khi xem pháo hoa. Mọi người rất lịch sự, nhường nhịn nhau trong đêm này, rất ... văn hoá. Người con dâu nghe nói thích chí thưa : Bố, cho con đi nha ! Ông giáo sư trừng mắt. Đấy ! Văn hoá truyền thống đấy. Không được rời nhà sau khi cúng rước ông bà về ăn Tết với con cháu ...Việc này đã đụng chạm đến truyền thống rồi ... đứng nói đến việc bỏ Tết Nguyên Đán.
  • Đọc một tờ báo vừa đăng việc có những dịch vụ thuê giữ nhà ngày Tết.
    Có lẽ những gia đình trẻ VN hôm nay biết tận dụng ngày nghỉ Tết: sống với gia đình ( vì hàng ngày phải đi suốt không có thời gia chơi chung với nhau ) và trốn khách, trốn bạn ( mệt mỏi vì phải tiếp bao nhiêu bà con, họ hàng, bạn bè,... chén chú chén anh )
  • Tết VN có biến thái hay không? Hình như những nhà văn hoá VN đang kêu cứu vì hiện tượng này ! Mất truyền thống !
  • Như thế có cần phải tổ chức linh đình những ngày Tết như bây giờ hay không ?
Có thể sẽ không bỏ ngang như Nhật Bản được nhưng tuổi trẻ VN sẽ lợi dụng ngày nghỉ Tết...cho chính mình vui vẽ.Mất đi việc dựng nêu, hạ nêu, cúng 3 lần một ngày mời thỉnh ông bà đã khuất về ăn Tết với con cháu.
Sẽ có những nhà đóng cửa im ỉm trong ngày Tết(không biết như vậy có xui không nhỉ)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Ở NHÀ MỘT MÌNH ( Không giống phim ở nhà một mình của cậu bé 7 tuổi mà là bà già 70 tuổi ở nhà một mình để tránh virus Covid 19)   ...