Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

TRỊNH HOÀI ĐỨC MỘT GÓC NHÌN LỊCH SỬ

Viết về Trịnh Hoài Đức trong lúc trong lòng người Việt đang hướng về Biển Đông sôi sục, về việc chống Trung Quốc đang xâm chiếm Hoàng Sa, lăm le Trường Sa, vùng biển của Việt Nam... là một điều vô cùng đi ... ngược với trào lưu.
Ca ngợi Trịnh Hoài Đức đã đóng góp vào việc lập quốc, cai trị của triều Nguyễn cũng là một việc ... can đảm, vì công tội triều Nguyễn cũng là một vấn đề chưa rõ trong lịch sử Việt Nam chính thống.
Nhưng chắc chắn, trong lịch sử VN, Trung Quốc đã rất nhiều lần chiếm VN; chỉ kể từ năm 1975 đến nay, đã 2 lần VN đối đầu với Trung Quốc bằng vũ lực quân sự.
Tuy nhiên, về kinh tế, đã rất nhiều giai đoạn lịch sử cấm đoán người Minh Hương hoạt động kình tế tại miền Nam. Thời Ngô Đình Diệm, bắt tất cả người Trung Quốc sống ở miền Nam nhập quốc tịch VN mới được phép hoạt động thương mại.
Thế nhưng chưa bao giờ có những cuộc tàn sát đẩm máu người Trung Quốc tại Việt Nam như Hitler đã thực hiện với người Do Thái.
Khẳng định công Trịnh Hoài Đức trong giai đoạn lịch sử của ông gần như là một ...vấn đề, nhưng bài viết này chỉ là một bài nghiên cứu khoa học lịch sử, mà khoa học thì phải khách quan , trung thực,...
TRỊNH HOÀI ĐỨC VÀ THỜI ĐẠI CỦA ÔNG
Thời lập quốc của vua Gia Long-Minh Mạng, có nhiều lý do để 2 vị vua này dùng Trịnh Hoài Đức.
  • Ông là người giỏi văn chương, biết chính trị ( do nhiều đời trong gia đình làm quan nhà Minh, có chính kiến yêu Trung Hoa, nên mới xin tị nạn tại VN; với dòng dõi như thế, Trịnh Hoài Đức được giáo dục trong gia đình về các kiến thức trong triều đình và tầm nhìn của một chính trị gia,...). Trong khoảng thời gian ông thi đậu năm 1788, Gia Long dùng Trịnh Hoài Đức để dùng cách cai trị, văn hoá TQ đối đầu với người Pháp đang lăm le xâm chiếm Việt Nam.
  • Khi Trịnh Hoài Đức phò tá Hoàng tử Cảnh về Phú Xuân ( đáng lẽ ông Hoàng này phải kế vị Gia Long ) nhưng không được làm vua ( có thể vì hoàng tử Cảnh không quyết tâm chống Pháp ), Minh Mạng lên thay thế, biết ý đồ vua Gia Long nên vẫn trọng dụng Trịnh Hoài Đức để dùng “ văn hoá Trung Quốc ” và noi theo nền cai trị của Trung Quốc.
  • Không thể dùng quan lại, những kẻ sĩ Bắc Hà, vì sợ còn tơ tưởng đến triều Lê và Nguyễn Huệ.
  • Sử dụng được lực lượng người Minh Hương để bảo vệ ngai vàng triều Nguyễn thời lập quốc. Lúc này, người Minh Hương ở Đàng Trong chỉ muốn làm ăn, buôn bán, yên ổn, chưa có ý định cát cứ, dùng Đàng Trong để làm một tỉnh hay một quận của Trung Quốc.
  • Ngoài ra cá nhân Trịnh Hoài Đức là một người có tài về nhiều lãnh vực,...
  • ...
NỖI LÒNG TRỊNH HOÀI ĐỨC
  • Sau 3 đời ở Đàng Trong, từ ông nội, cha, Trịnh Hoài Đức chưa về Trung Quốc nên tấm lòng của ông đối với quê cha, đất tổ không còn đậm sâu như đời ông, cha của ông, ít kỷ niệm về Trung Quốc ( giống như những người Việt tị nạn tại các nước, thời ông nội ra đi khoảng năm 1975 sẽ sanh con khoảng 1985 và có cháu 2005 ... như thế những đứa cháu này chỉ biết tiếng Việt lỏm bỏm, học văn minh Tây phương, sống giống như Châu Âu, quan niệm sống sẽ là của Châu Âu, sẽ ngạc nhiên về nhân sinh quan dòng họ của Việt Nam...)
  • Sự xa lạ về quê nội như thế, nhưng muốn dùng hết khả năng của mình phải giúp triều đình Nguyễn – triều đình Nguyễn cũng trọng dụng ông - , xây dựng và đóng góp vào văn hoá Việt.
  • Có thể nhờ uy danh của ông mà nhóm người Minh hương trong thời gian này được buôn bán, đi lại tự do, trong lịch sử Đàng Trong giai đoạn này, người Minh Hương nắm hết kinh tế, thương mãi và cả văn hoá: nhóm Hà tiên thi xã, Bình Dương thi xã...Sau này mới nỗi lên Phan Thanh Giản, Phan văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu...
  • Khi đi sứ Trung Quốc, có thể Trịnh Hoài Đức xót xa, khi không biết mình là dân nước nào. Tổ tiên là Trung Quốc nhưng lớn lên sinh sống ở VN. Tổ tiên chống triều đình Mãn Thanh, Trịnh Hoài Đức về quê hương để xin phong hàm cho một quê hương khác. Triều đình nhà Thanh nhìn người sứ giả này như thế nào ? Một kẻ có lý lịch bỏ quê cha đất tổ mà đi và chống lại triều đình ư !
  • Triều đình Nhà Nguyễn dùng ông vì ông biết nhiều ( qua gia tộc )đường lối chính trị, văn hoá , ngôn ngữ Trung Quốc để có thể thuyết phục được vua nhà Thanh thời bấy giờ...
  • Trịnh Hoài Đức hoang mang ông là ai ? Và Cấn Trai thi tập ra đời ...
  • Về Gia Định thành thông chí : Trịnh Hoài Đức có phải là người đi khắp các vùng để sưu tầm tài liệu không ?
- Tìm hiểu thì Gia Định thành thông chí được viết từ năm 1802-1810 lúc Trịnh Hoài Đức đang làm quan.
- Cũng có người phân vân không biết ông viết địa chí này do lệnh của vua hay tự ông khởi xướng. Nếu tự ông khởi xướng thì ông đã chứng tỏ là người có tình cảm sâu đậm với Việt Nam
-Với thế lực quá lớn của ông lúc bấy giờ tại Gia Định, ông chỉ cần truyền đến các quan lại địa phương, báo cáo về những hoạt động của địa phương mình, và sau đó ông biên tập lại theo kiểu địa chí của Trung Quốc.
( còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Ở NHÀ MỘT MÌNH ( Không giống phim ở nhà một mình của cậu bé 7 tuổi mà là bà già 70 tuổi ở nhà một mình để tránh virus Covid 19)   ...