Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

ĐÌNH

Hình như như người nghiên cứu văn học dân gian đều thích nói về cái Đình Việt Nam. Họ coi đó như biểu tượng truyền thống của dân tộc. Nhưng trong mắt tôi, cái Đình là nơi để bọn Hương cả, Hương sư thao túng, nhũng loạn và đàn áp dân nghèo. Tiểu thuyết đầu thế kỷ XX đã đề cập rất nhiều về những người này, sự nhũng nhiễu, tham lam của họ. Nhưng mãi đến thời của tôi, vào thập niên 50, 60 vẫn còn tàn dư của nhóm người ày. Bà chủ nhà mà gia đình tôi thuê nhà là vợ nhỏ của một Hương sư nên mọi người thường gọi bà là bà Năm Hương sư. Bà này có đàn em quản lý đình Phú Mỹ, và thu thuế ở chợ Thị Nghè. Tàn ác và hung dữ. Trong mắt tôi, lúc đó mới 5, 6 tuổi bà là một bà già ghê gớm, không thể gần được. Con trai duy nhất của bà làm Trưởng Công An, lúc ẩn lúc hiện tại nhà và sanh ra khoảng 20 người con trai gái nheo nhóc. Mẹ tôi mỗi lần đưa tiền nhà cho bà phải nhờ một người làm chứng. Bà đã từng cho du đảng đến đòi nợ má tôi vì má tôi bảo đã trả tiền nhà hàng tháng rồi. Bà hay rủ má tôi đóng tiền cúng đình. Nhà tôi nghèo nhưng bà không đồng ý má tôi chỉ đóng 5, 10 đồng, bà bắt buộc phải đóng 50 đồng lúc bấy giờ là lớn lắm (tiền thuê nhà là 100 đồng, số tiền này là tiền tháng được lãnh cho một đứa con của gia đình tôi). Má tôi phải đi cúng đình và dắt tôi theo. Tôi ngồi nhìn những người lớn bàn tán chuyện thu thuế, tranh cải nhau và ăn nhậu trong đình mà phát ghét. Có lẽ tôi ghét cái xã hội trước là do hình ảnh này. Theo Việt Cộng làm Cách mạng để bây giờ thấy xã hội càng bất công và ca ngợi đình làng. Nghiên cứu kỷ thì thấy những người đang viết về đình làng thời xưa đều có thân nhân là Hương sư, Hương cả, những chức sắc trong đình. Và … họ đang hãnh diện lắm lắm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Ở NHÀ MỘT MÌNH ( Không giống phim ở nhà một mình của cậu bé 7 tuổi mà là bà già 70 tuổi ở nhà một mình để tránh virus Covid 19)   ...