Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM CỦA NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI


Đọc lại những tạp chí Giáo Dục cũ, gặp một bài viết của thầy Nguyễn Chung Tú, thấy sau 50 năm hình như giáo dục VN cũng đang bị những chứng bệnh như thế này…
NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM CỦA NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI
Giáo sư NGUYỄN CHUNG TÚ
(Trích trong Tạp chí Văn Hoá Nguyệt San, số đặc biệt đại hội Giáo dục Toàn quốc 1964, tập XIV, quyển 3&4, tháng 3&4, 1965, Nha Văn Hoá, Bộ Văn Hoá Giáo Dục, Saigon-Việt Nam.)
Đã từ lâu, vấn đề cải tổ nền giáo dục quốc gia đã được đặt ra. Phụ huynh học sinh, sinh viên, giáo chức, báo chí, chính quyền đều nhận thấy có nhiều khuyết điềm trong nền giáo dục hiện nay. Gần đây hơn cả, trong các hội nghị Giáo dục Địa phương, giáo chức và nhân sĩ đã phát biểu  những ý kiến rõ rệt về vấn đề nói trên: nền giáo dục quốc gia hiện đạikhông phù hợp với thực trạng nước nhà, mà cũng không theo kịp đà tiến triễn của nhân loại.
Những ý kiến chúng tôi thâu thập và trình bày sau đây là do quý vị đã nêu ra trong các Hội nghị Địa phương và lát nữa xin kính mời quý vị cùng thảo luận về những tài liệu đó. Số khuyết điểm bày tỏ rất nhiều và không đồng đều giống nhau nhưng đại để có thể quy tụ quanh hai vấn đề chính yếu sau đây :
  • Định hướng, tiêu chuẩn và chương trình.
  • Phương tiện tổ chức (trường ốc, nhân viên, sách giáo khoa,…)

Hầu hết quý vị đều nhận thấy nền giáo dục của ta hiện nay có tính cách vay mượn, chịu ảnh hưởng ngoaị lai, hay nói cho đúng hơn là một di sản của một nền giáo dục thực dân phong kiến;- thiếu tính cách độc lập, thiếu tinh thần dân tộc, thiếu sự sáng tạo, không thiết thực với hoàn cảnh xã hội, không dựa trên nhu cầu của đất nước. Mà vì vậy, cho nên thiếu hẳn một chính sách rõ rệt dựa trên những căn bản vững chắc, không thấy có một kế hoạch lâu dài, có cải tổ cũng chỉ là đôi chi tiết.
            Cũng vì vậy mà chương trình không thống nhất, thay đổi tuỳ theo chánh phủ, bị cắt xén vì biến chuyển thời cuộc, trình độ mỗi ngày một kém.
            Một khuyết điểm nữa của chương trình gần như toàn thể Hội nghị Giáo dục Địa phương nêu ra là chương trình nặng về lý thuyết có tính cách từ chương, nhồi sọ, nặng về thi cử, cố học để đậu, đậu để kiếm cơm; xa thực tế, thiếu địa phương tính, không chú trọng tới cơ cấu địa lý, tới sắc thái địa phương, không sử dụng thiên nhiên địa phương, khoa học quan sát tại chỗ, - không thực dụng, không hướng nghiệp, học sinh ít có giờ thực tập, trường kỹ thuật quá ít so với các trường phổ thông. Đã thế chương trình lại nặng và dài, một chương trình quá bao quát, nhưng chỉ trọng trí dục thôi mà nhẹ phần đức dục và thể dục.

            Đến khi thực hiện thì thiếu phương tiện tổ chức và điều hành:
            Trường ốc thiếu nên lớp quá đông, số giờ học bị hạn chế, thời khắc biểu không hợp lý, rất ảnh hưởng đến sức khoẻ của học sinh mà kết quả lại kém.
-          Giáo chức không đủ nên có giáo sư dạy quá nhiều giờ một tuần ; thiếu giáo sư chuyên môn, nhất là về những môn vẽ, nhạc, thủ công, gia chánh,… nên việc sử dụng giáo chức nhiều khi không hợp lý; - thiếu đoàn thanh tra nên việc huấn luyện, tu nghiệp giáo chức không được chu đáo; một số giáo chức kém tác phong và thiếu thiện chí.
-          Phòng thí nghiệm khoa học quá ít và sơ sài dụng cụ thính thị dạy sinh ngữ thiếu thốn, sách giáo khoa không thống nhất…
-          Thi cử choán mất nhiều thì giờ của học sinh và giáo chức. Học sinh lo thi rớt, nếu đậu lo thất nghiệp, lên Đại học vấp vào chuyển ngữ. Giáo chức gần như không có nghĩ hè, hết khóa thi I đến khoá thi II…
-          Không cời mở công tác giáo dục cho giới tư thục, giới phụ huynh học sinh và nhân sĩ tham gia thực sự, không tạo được bầu không khí thân mật ở học đường như ở trong gia đình;- học đường và gia đình thiếu liên lạc chặt chẽ, đa số phụ huynh thờ ơ với vấn đề giáo dục gia đình, phó thác cả cho học đường, thường có mâu thuẫn và hiểu lầm giữa phụ huynh và giáo chức.
Để kết luận bài thuyết trình sơ lược này về những khuyết điểm của nền giáo dục hiện đại, tôi xin phép trích ra đây nhận định của chính ông Tổng Trưởng Quốc Gia giáo Dục:
“ Tình trạng giáo dục nước ta quả thật là bi đát! Không có chính sách rõ rệt, hệ thống lạc hậu, chương trình ôm đồm và víu, cơ sở thiếu thốn..
“ Thêm vào đó, thái độ tắc trách buông xuôi của một số giáo chức, long nghi ngờ thiếu tin tưởng cùng tinh thần khoa cử của một số sinh viên, học sinh…
“ Đấy chẳng qua chỉ là hậu quả tất nhiên của một chế độ bất công.
“ Vậy phải cấp thiết cải tổ, phải kiện toàn cac 1cơ cấu giáo dục từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Ở NHÀ MỘT MÌNH ( Không giống phim ở nhà một mình của cậu bé 7 tuổi mà là bà già 70 tuổi ở nhà một mình để tránh virus Covid 19)   ...