Bạn chuẩn bị tham gia một cuộc thi chạy mà cái đích bạn cần
đến nằm ở bờ hồ đối diện. Có hai con đường để cho bạn đến đích, một là chạy men
theo bờ hồ và một là chạy qua cây cầu bắc qua hồ chỉ bằng một thân cây. Bạn sẽ
phải lựa chọn một trong hai con đường đó. Chạy men theo bờ hồ sẽ an toàn hơn
nhưng thời gian sẽ lâu hơn, còn đi qua cầu có thể sẽ không mất nhiều thời gian
nhưng bạn sẽ rất dễ rơi xuống hồ và cuộc thi với bạn sẽ kết thúc. Sự suy nghĩ để
lựa chọn cách đến đích như vậy gọi là tư duy.
Một cầu thủ bóng đá phải lựa chọn giữa chuyền bóng cho đồng
đội ghi bàn hay tự mình ghi bàn khi tỉ lệ thành công là 51% và 49%. Nhưng anh
ta sẽ không có cách lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng đầu để ghi bàn khi nhận
được đường bóng ở tầm cao hơn chiều cao của anh ta. Trường hợp thứ nhất đòi hỏi
phải có sự chọn lựa hay phải có tư duy, còn trường hợp thứ hai thì anh ta hành
động gần như bản năng, hay đúng hơn là hành động đó được hình thành sau một quá
trình dài luyện tập đến mức anh ta không cần phải suy nghĩ gì khi hành động.
Cảm xúc trào dâng khiến bạn nảy ra một ý thơ nào đó và bạn
muốn làm một bài thơ. Để có thể làm được bài thơ diễn tả ý thơ đó, bạn phải lựa
chọn thể loại, chọn lựa cấu trúc, chọn cách gieo vần. Nói tóm lại là bạn phải
tiêu tốn thời gian để suy nghĩ, tìm tòi. Có nghĩa là bạn tư duy.
Khi bạn phải làm một bài tập toán, bạn phải đọc kỹ để tìm
hiểu đề bài, phải đánh giá về dạng toán, các dữ kiện đã cho, các yêu cầu bạn phải
giải đáp, sau đó bạn phải tìm phương pháp giải, các công thức, các định lý cần
áp dụng...Bạn cần phải tư duy trước khi làm bài.
Những quá trình tư duy trên đây, dù nhanh hay chậm, dù nhiều
hay ít, dù nông cạn hay sâu sắc đều diễn ra trong bộ não hay thần kinh trung
ương. Chúng không diễn ra trong mắt hay trong tim. Chúng là một hoạt động của hệ
thần kinh. Hay tư duy là một hoạt động của hệ thần kinh.
Khi bạn vô tình chạm tay vào cốc nước nóng, bạn sẽ rụt tay
lại. Đây là phản xạ không điều kiện do hệ thần kinh chỉ đạo các cơ bắp thực hiện.
Để học thuộc một bài thơ, bạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần và cố nhớ bài thơ
khi không có bản ghi trước mắt. Bạn thực hiện một loạt các công việc theo quy
trình bạn được học để tạo ra một sản phẩm...Có nghĩa là hệ thần kinh của bạn
không chỉ có một loại hình hoạt động là tư duy mà còn có nhiều hoạt động khác.
Không chỉ có vậy, hoạt động tư duy không phải là thường xuyên và hệ thần kinh
nào cũng có. Hoạt động điều khiển sự vận động của cơ thể là hoạt động nhiều nhất
và là hoạt động chính của tất cả các hệ thần kinh.
Vậy tư duy là gì và nó khác với các loại hình hoạt động thần
kinh khác như thế nào? Nó bắt đầu từ đâu? Hoạt động thần kinh như thế nào thì
được gọi là tư duy? Điều kiện để có hoạt động tư duy là gì. Tư duy có các dạng
khác nhau hay không và có thì có bao nhiêu dạng? Tư duy giữ vai trò gì trong hoạt
động thần kinh?
Những câu hỏi trên đây quả thực là rất khó trả lời mặc dù
đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư duy. Một thực tế hiện nay là chưa có một
định nghĩa về tư duy mang tính khái quát thể hiện đầy đủ tính chất, đặc điểm,
vai trò của tư duy. Ăng-ghen
là người nghiên cứu rất sâu sắc về tư duy nhưng cũng không đưa ra định nghĩa về
tư duy. Những điều này làm hạn chế năng lực tư duy (bởi chưa hiểu về tư duy) mặc
dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát huy năng lực tư duy.
Như một số ví dụ trên đã nêu, trước hết cần khẳng định rằng
tư duy là một hình thức hoạt động của hệ thần kinh. Khẳng định điều này để giới
hạn việc nghiên cứu về tư duy. Tư duy không có trong các loài thực vật, không
có ở ngọn núi, mỏm đá hay dòng sông, cũng không ở ngoài hệ thần kinh và có thể
chỉ trong một số hệ thần kinh và chỉ ở trung ương thần kinh.
Hệ thần kinh hoạt động theo nguyên lý các tế bào thần kinh
của nó tiếp nhận kích thích và phát ra một kích thích thần kinh. Các kích thích
tác động lên các tế bào thần kinh để kích hoạt các tế bào này hoạt động gọi là
các kích thích sơ cấp, còn các kích thích do các tế bào thần kinh phát ra gọi
là kích thích thứ cấp. Các kích thích thứ cấp có thể kích thích các tế bào thần
kinh khác hoạt động và như vậy nó cũng mang tính chất của kích thích sơ cấp. Điều
này có nghĩa là với tế bào thần kinh này thì kích thích là thứ cấp, nhưng tế
bào khác là sơ cấp. Các kích thích thần kinh có nhiều loại như mùi vị, âm
thanh, ánh sáng, xung điện...Các tế bào thần kinh có thể tiếp nhận những kích
thích này mà không tiếp nhận những kích thích khác, tập hợp những kích thích có
thể kích hoạt được tế bào thần kinh tạo nên phổ tiếp nhận kích thích của tế bào
thần kinh. Phổ tiếp nhận kích thích có thể rộng hay hẹp. Phổ tiếp nhận rộng khiến
tế bào thần kinh dễ bị kích hoạt bởi các kích thích đến từ nhiều nguồn khác
nhau, còn phổ hẹp làm cho tế bào thần kinh chỉ được kích hoạt bởi một số kích
thích nhất định.
Khi các tế bào thần kinh hoạt động cũng là lúc chúng thực
hiện một chức năng nào đó trong hệ thần kinh. Để có thể thực hiện chức năng,
trong các tế bào thần kinh phải có một cấu trúc chức năng tương ứng với chức
năng mà tế bào thần kinh đảm nhận. Chức năng của các tế bào thần kinh có thể được
hình thành ngay từ khi ra đời hoặc chỉ được hình thành trong quá trình sinh trưởng.
Các tế bào thần kinh chức năng được hình thành ngay từ khi ra đời là các tế bào
thực hiện các chức năng mang tính bản năng, còn các tế bào hình thành chức năng
trong quá trình sinh trưởng giúp cho sự hoạt động phù hợp hay thích nghi với
môi trường sống, chúng là các tế bào thần kinh không bản năng, chúng là các tế
bào ghi nhớ mới. Để có thể giúp cho sự hoạt động phù hợp với môi trường sống, các
tế bào này phải ghi nhớ được các tác động của môi trường lên cơ thể. Đây là sự
ghi nhớ mới. Như vậy sự hình thành chức năng của các tế bào thần kinh không bản
năng đồng nghĩa với sự ghi nhớ của chúng về các yếu tố môi trường tác động lên
cơ thể (quá trình này gọi là tái chuyển hoá). Khi các tế bào này hoạt động,
chúng tái hiện lại các yếu tố đã làm cho chúng ghi nhớ, đồng thời có thể phát
ra kích thích thần kinh thứ cấp để kích hoạt sự hoạt động của các tế bào khác
(bao gồm các tế bào thần kinh và các bộ phận khác trong cơ thể). Để các tế bào
ghi nhớ mới thực hiện việc ghi nhớ, chúng phải nhận được kích thích sơ cấp từ
các tế bào thần kinh cảm giác hoặc các tế bào thần kinh khác đang hoạt động.
Thông thường, các kích thích từ các tế bào thần kinh cảm giác giúp cho sự ghi
nhớ các yếu tố của môi trường tác động lên cơ thể, còn các kích thích đến từ
các tế bào thần kinh đã ghi nhớ có tác dụng làm rõ nét hơn sự ghi nhớ bằng hình
thức gia tăng số lượng các tế bào ghi nhớ về cùng một yếu tố, chúng là các nhóm
tế bào cùng ghi nhớ và tập hợp với các tế bào ghi nhớ riêng lẻ gọi là các phần
tử ghi nhớ. Có nhiều vấn đề về sự ghi nhớ mới nhưng do chủ đề của bài là về tư
duy nên chúng không được trình bày kỹ ở đây. Độc giả có thể tìm đọc các bài về
sự ghi nhớ. Như vậy sự ghi nhớ cũng là một hình thức hoạt động của hệ thần
kinh. Có hai phương pháp chính để hệ thần kinh ghi nhớ được là cho đối tượng
tác động lặp lại nhiều lần và bổ xung các phần còn thiếu của đối tượng bằng
cách tìm trong sự ghi nhớ của hệ thần kinh các bộ phận thuộc các đối tượng khác
nhưng có các điểm tương tự với các bộ phận của đối tượng (phương pháp so sánh,
chọn lựa). Phương pháp thứ hai áp dụng khi không có cơ hội để đối tượng tác động
nhiều lần. Để thực hiện phương pháp này, hệ thần kinh phải tìm trong trí nhớ, phải
thực hiện nhiều các thao tác như phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp, có
nghĩa là hệ thần kinh phải tư duy. Những phân tích này cho chúng ta thấy sự
khác nhau giữa hoạt động ghi nhớ và hoạt động tư duy. Ghi nhớ bằng phương pháp
tác động lặp lại nhiều lần không đòi hỏi hệ thần kinh phải tư duy và áp dụng được
cho nhiều dạng hệ thần kinh khác nhau. Còn ghi nhớ đòi hỏi phải tư duy chỉ có một
số hệ thần kinh thực hiện được. Phương pháp ghi nhớ trước gọi là ghi nhớ không
tư duy, phương pháp ghi nhớ sau gọi là phương pháp nhớ có tư duy. Tư duy trong
ghi nhớ sẽ kết thúc khi sự ghi nhớ đã được thực hiện.
Có nhiều hệ tế bào khác trong cơ thể cũng tiếp nhận được
kích thích thần kinh thứ cấp và thực hiện hoạt động, trong đó dễ nhận thấy nhất
là các hệ tế bào vận động. Khi các tế bào thần kinh phát ra kích thích thần
kinh để kích thích các hệ thế bào khác trong cơ thể hoạt động là chúng thực hiện
chức năng điều khiển cơ thể, chúng cũng hoạt động, hay điều khiển cơ thể cũng
là một hoạt động của hệ thần kinh. Trong hoạt động này cũng có thể có hoặc
không có tư duy. Cánh tay co lại khi ngón tay vô tình chạm vào cốc nước nóng là
phản xạ không điều kiện, nó không đòi hỏi phải tư duy và tư duy còn có thể có
phản tác dụng trong trường hợp này (làm chậm sự phản xạ). Việc chọn lựa giữa
sút bóng thẳng vào cầu môn hay chuyển cho đồng đội như ví dụ trên đây đã quyết
định cách thức hành động của cầu thủ, có nghĩa là cần có tư duy, tư duy trước
khi hành động. Người thợ thực hiện một loạt các thao tác theo quy trình công
nghệ đã được ghi nhớ trong quá trình sản xuất cũng không cần phải tư duy. Có những
hoạt động điều khiển đơn giản cũng yêu cầu phải có tư duy, có những hoạt động
điều khiển phức tạp không cần phải tư duy khi sự điều khiển đó đã trở nên thuần
thục. Tư duy định hướng cho hành động.
Sự xuất hiện của tư duy trong hai phân tích trên đây cho
thấy tư duy chỉ xuất hiện khi giữa các phần tử ghi nhớ chưa tạo được liên kết
ghi nhớ hoặc đã có liên kết nhưng với mức độ phức tạp nào đó ( liên kết phức hợp).
Hệ thần kinh phải tìm trong các điểm ghi nhớ đã có trong nó các phần tử ghi nhớ
có thể liên kết với nhau theo một trình tự, một lôgic nào đó. Điều này đã tự nó
nói lên rằng hệ thần kinh phải có năng lực tư duy mới có thể thực hiện được việc
tư duy. Để có thể thấy rõ hơn về điều này, chúng ta xét thêm một hoạt động nữa
của hệ thần kinh là mơ. Nhịp điệu ngày đêm của trái đất đã tạo nên nhịp điệu
sinh học thức và ngủ cho các cơ thể sống. Thức là trạng thái cơ thể thực hiện
nhiều hoạt động nhất, còn ngủ là trạng thái các bộ phận cơ thể thực hiện sự nghỉ
ngơi để phục hồi khả năng làm việc. Hệ thần kinh cũng có hai trạng thái này.
Nhưng không phải là triệt để mà trong trạng thái ngủ, có những tế bào hoặc nhóm
tế bào thần kinh vẫn hoạt động và tạo nên các giấc mơ. Giấc mơ có nhiều dạng,
có dạng chỉ là sự tái hiện lại những hình ảnh tạo ấn tượng mạnh mà người mơ tiếp
xúc khi thức, có những giấc mơ là sự tiếp tục quá trình tư duy mà người mơ dang
thực hiện dang dở lúc thức (và có thể có kết quả kỳ diệu như Men-đê-lê-ép),
có những giấc mơ chỉ là sự ghép nối từ rất nhiều chi tiết hình ảnh của nhiều hiện
tượng, sự vật, sự việc khác nhau mà người mơ đã từng tiếp xúc, đã từng ghi nhớ
và thậm trí đã từng tưởng tượng. Có nhiều sự ghép nối phức tạp đến mức người mơ
cảm thấy giấc mơ rất kỳ lạ và khó nhận ra các chi tiết đó mình đã từng thấy. Những
giấc mơ dạng này có một điểm giống với tư duy, đó là sự liên kết giữa các phần
tử ghi nhớ không thuộc cùng một sự vật, một sự việc, một đối tượng, nhưng sự
khác nhau căn bản là tư duy thực hiện sự chọn lọc, còn giấc mơ là không. Giấc
mơ tiếp tục quá trình tư duy nói trên đây cũng thực hiện sự chọn lọc như tư duy,
hay tư duy cũng có thể xuất hiện trong một số giấc mơ. Sự xuất hiện hay không
xuất hiện, có sự giống và khác nhau giữa tư duy và mơ cho thấy tư duy và mơ
không phải là một.
Tư duy không phải là sự ghi nhớ mặc dù nó có thể giúp cho
sự hoàn thiện ghi nhớ. Tư duy không phải là hoạt động điều khiển cơ thể mà chỉ
giúp cho sự định hướng điều khiển hay định hướng hành vi. Tư duy cũng không phải
là giấc mơ mặc dù nó có thể xuất hiện trong một số giấc mơ và có những điểm giống
với giấc mơ. Tư duy không có ở ngoài hệ thần kinh. Tư duy là một hình thức hoạt
động của hệ thần kinh thể hiện qua việc tạo ra các liên kết giữa các phần tử đã
ghi nhớ được chọn lọc và kích thích chúng hoạt động để thực hiện sự nhận thức về
thế giới xung quanh, định hướng cho hành vi phù hợp với môi trường sống. Tư duy
là sự hoạt động, là sự vận động của vật chất, do đó tư duy không phải là vật chất.
Tư duy cũng không phải là ý thức bởi ý thức là kết quả của quá trình vận động của
vật chất.
Vai trò của tư duy
Định nghĩa trên đây có thể còn chưa trọn vẹn nhưng đã hàm
chứa được hai vai trò quan trọng nhất của tư duy và một yêu cầu không thể thiếu
đó là sự ghi nhớ. Sự ghi nhớ này là kinh nghiệm, là tri thức. Sự ghi nhớ có thể
được thực hiện bằng cách lặp lại sự tác động của đối tượng cần ghi nhớ lên hệ
thần kinh. Nhưng điều này không thể thực hiện được với mọi đối tượng. Hơn thế
có nhiều đối tượng phức tạp với nhiều thành phần, các thành phần có thể không
tác động đồng thời, có thành phần ẩn và còn có thể xuất hiện sự tác động của
các đối tượng khác có hoặc không liên quan đến đối tượng đang ghi nhớ. Điều này
làm cho sự ghi nhớ về đối tượng là không đầy đủ hoặc lẫn với các đối tượng
khác. Tư duy trong ghi nhớ là trả về cho đối tượng trong sự ghi nhớ các thành
phần đúng của nó, bổ xung các thành phần còn thiếu, phân biệt nó với các đối tượng
ghi nhớ khác, tìm ra các mối liên hệ và ảnh hưởng qua lại của đối tượng với các
sự vật, sự việc, đối tượng khác. Đây là quá trình nhận thức lý tính, nhận thức
bằng tư duy. Nó phân biệt với nhận thức cảm tính là nhận thức không có tư duy.
Nhận thức lý tính giúp cho sự hiểu biết và ghi nhớ về đối tượng nhiều hơn những
cái mà đối tượng cung cấp cho sự ghi nhớ của hệ thần kinh, đối tượng được hiểu
sâu hơn, được xem xét, đánh giá toàn diện hơn và kỹ càng hơn, được nhận thức
đúng đắn hơn. Tư duy bổ xung những cái còn thiếu trong quá trình hệ thần kinh
ghi nhớ về đối tượng.
Sau khi giúp hệ thần kinh nhận thức đúng về đối tượng, tư
duy tiếp tục giúp hệ thần kinh định hướng điều khiển hành vi đáp ứng sự tác động
của đối tượng nếu cần thiết hoặc có yêu cầu. Tư duy thực hiện việc này bằng
cách kết hợp giữa nhận thức về đối tượng với hoàn cảnh hiện tại để đề ra phương
thức phản ứng hoặc hành vi. Việc này bao hàm cả sự vận dụng tri thức vào điều
kiện thực tế. Sự định hướng của tư duy không phân biệt tính đơn giản hay phức tạp
của đối tượng. Có việc đơn giản cũng đòi hỏi phải tư duy như ví dụ về chọn lựa
giữa sút và chuyền bóng trên đây. Nhưng cũng có những việc rất phức tạp như quản
lý tài chính của một đơn vị kinh tế, mặc dù người thực hiện phải hao tổn trí óc
nhưng cũng không được coi là có tư duy khi mọi công việc đều thực hiện theo những
thủ tục, những quy trình, những văn bản pháp quy, những mẫu biểu, công thức, những
quy định cho trước. Yêu cầu của những công việc phức tạp này là người thực hiện
phải rèn luyện được kỹ năng làm việc thành thạo. Và để có được kỹ năng này thì
họ phải học thuộc lòng và rèn luyện chu đáo và có thể họ phải sử dụng tư duy để
nắm chắc được các yêu cầu thực hiện công việc. Khi kỹ năng làm việc chưa thành
thục thì có thể phải có tư duy, nhưng khi kỹ năng làm việc đã thành thục thì
không cần tư duy nữa. Tư duy định hướng đến sự thành thục. Khi sự thành thục đã
có thì tư duy kết thúc. Điều này giống với sự nhận thức, khi sự nhận thức chưa
có thì cần phải tư duy, khi nhận thức đã có thì tư duy kết thúc.
Các loại hình tư duy
Nhân loại đã đặt cho tư duy rất nhiều loại hình tư duy như
tư duy lôgic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo, tư duy kinh nghiệm, tư duy lý
luận, tư duy khoa học, tư duy triết học v.v...Về bản chất, tư duy chỉ có một,
đó là sự việc hình thành mới hoặc tái tạo lại các liên kết giữa các phần tử ghi
nhớ. Sự phân chia ra các loại hình tư duy nhằm mục đích hiểu sâu và vận dụng tốt
tư duy trong hoạt động của hệ thần kinh. Có thể phân loại tư duy theo các loại
dưới đây:
Phân loại theo cách thể hiện
Phân loại theo cách thể hiện được chia ra thành tư duy bằng
hình tượng và tư duy bằng ngôn ngữ. Tư duy bằng hình tượng gồm có sự tư duy
hình ảnh, âm thanh. Tư duy hình tượng còn được gọi bằng cái tên khác là tưởng
tượng. Tư duy bằng ngôn ngữ là tư duy bằng hệ thống tiếng nói. Tư duy bằng ngôn
ngữ còn được gọi là suy nghĩ, nhiều khi tư duy ngôn ngữ cũng được gọi là tưởng
tượng. Trong tư duy hình tượng, các phần tử xuất hiện trong quá trình tư duy là
các hình ảnh, còn tư duy ngôn ngữ là các lời văn. Các hoạ sỹ tưởng tượng về bố
cục, các hình ảnh, màu sắc cho một bức tranh sẽ vẽ. Nhà văn tưởng tượng về các
khung cảnh mà nhân vật hoạt động, suy nghĩ (hay tưởng tượng) về lời thoại của
nhân vật, nhà hiền triết suy nghĩ về những điều mình sẽ nói. Tư duy hình tượng
có tính phổ biến cao hơn tư duy ngôn ngữ. Các con chó hoang nhìn hành vi của
con đầu đàn là biết được con đầu đàn chọn con mồi nào trong đàn linh dương. Tư
duy ngôn ngữ chỉ có ở loài người bởi chỉ có loài người có tiếng nói (và chữ viết).
Phân loại theo cách vận
hành
· Tư
duy kinh nghiệm. Kinh nghiệm bao hàm toàn bộ mọi sự hiểu biết, mọi cách ứng xử
mà một cá nhân tiếp thu được trong cuộc đời. Kinh nghiệm có thể do cá nhân tự
rút ra được trong quá trình hoạt động của mình hoặc do tiếp thu từ người khác.
Mọi tri thức của nhân loại cũng là kinh nghiệm bởi chúng được rút ra từ quá
trình phát triển của loài người với mức độ cô đọng, sâu sắc. Tư duy kinh nghiệm
là sự vận dụng kinh nghiệm vào một quá trình nhận thức mới hay thực hiện một
công việc mới, thực hiện một công việc cũ trong điều kiện hoặc hoặc hoàn cảnh mới.
Tư duy kinh nghiệm xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc mới theo những cách thức
có sẵn, cố gắng đưa sự nhận thức những sự vật, sự việc đó về những cái đã biết
và do đó thường gặp khó khăn khi tiếp xúc với những sự vật, sự việc, vấn đề có
nhiều sự khác lạ. Tư duy kinh nghiệm dễ tạo nên các đường mòn tư duy và tạo
thành các thói quen trong tư duy. Tư duy kinh nghiệm có thể làm thay đổi sự vật,
sự việc, vấn đề về quy mô, hình dạng, địa điểm, thời gian nhưng không làm thay
đổi tính chất của chúng, nói cách khác nếu tư duy có thể làm thay đổi được cái
gì đó thì sự thay đổi chỉ có về mặt lượng chứ không thay đổi về chất. Tư duy
kinh nghiệm là sự giải quyết các vấn đề hiện tại theo những khuôn mẫu, cách thức
đã biết với một vài biến đổi nào đó cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Tư duy
kinh nghiệm vận hành trên cơ sở các liên kết thần kinh được tạo do tác động từ
bên ngoài dó đó năng lực tư duy phụ thuộc vào lượng kinh nghiệm tích luỹ và
phương pháp tác động tạo liên kết ghi nhớ. Khi lượng kinh nghiệm còn ít, các
liên kết ghi nhớ chỉ được thực hiện trong từng vấn đề, sự vật, sự việc, đối tượng
thì tư duy kinh nghiệm mang tính máy móc, giáo điều, lặp lại mọi cái đã được
ghi nhớ, thực tế trường hợp này có thể coi là chưa có tư duy mặc dù hệ thần
kinh thực hiện hoạt động tái hiện lại những cái đã ghi nhớ. Sự tích luỹ nhiều
kinh nghiệm giúp cho việc tìm ra cách giải quyết các vấn đề hiện tại nhanh hơn
và giải quyết được nhiều vấn đề hơn. Trong một số trường hợp sự phản ứng nhanh
của hệ thần kinh tích luỹ nhiều kinh nghiệm dễ bị nhầm với sự thông minh hay
thông thái. Trường hợp này xảy ra khi tại địa điểm và thời gian đó không còn ai
ngoài người giải quyết được vấn đề có đủ kinh nghiệm. Tư duy kinh nghiệm chỉ là
sự chấp nhận và sử dụng các kinh nghiệm đã có.
· Tư
duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo cũng có yêu cầu về sự tích luỹ kinh nghiệm hay
tích luỹ tri thức. Nhưng tư duy sáng tạo vận hành không hoàn toàn dựa trên các
liên kết ghi nhớđược hình thành do các tác động từ bên ngoài mà có nhiều liên kết
do hệ thần kinh tự tạo ra giữa các vấn đề, các sự vật, sự việc tác động riêng rẽ
lên hệ thần kinh. Tư duy sáng tạo tìm ra cách giải quyết vấn đề không theo
khuôn mẫu, cách thức định sẵn. Trong tư duy kinh nghiệm, để giải quyết được vấn
đề đòi hỏi người giải quyết phải có đủ kinh nghiệm về vấn đề đó, còn trong tư
duy sáng tạo chỉ yêu cầu người giải quyết có một số kinh nghiệm tối thiểu hoặc
có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khác. Tư duy sáng tạo là sự vận dụng các
kinh nghiệm giải quyết vấn đề này cho những vấn đề khác. Người chỉ có tư duy
kinh nghiệm sẽ lúng túng khi gặp phải những vấn đề nằm ngoài kinh nghiệm, còn
người có tư duy sáng tạo có thể giải quyết được những vấn đề ngoài kinh nghiệm
mà họ có. Tư duy sáng tạo tạo nên các kinh nghiệm mới trên các kinh nghiệm cũ
và do đó làm phong phú thêm kinh nghiệm, nó tạo nên sự thay đổi về chất cho các
vấn đề, sự vật, sự việc mà nó giải quyết. Biểu hiện của tư duy sáng tạo là sự
thông minh, dám thay đổi kinh nghiệm. Tư duy sáng tạo góp phần tạo nên kinh
nghiệm.
· Tư
duy trí tuệ. Tư duy trí tuệ cũng vận hành giống tư duy sáng tạo nhưng ở mức độ
cao hơn…Tư duy trí tuệ được vận hành trên cơ sở các liên kết ghi nhớ là không bền
và các phần tử ghi nhớ có phổ tiếp nhận kích thích thần kinh rộng. Liên kết ghi
nhớ không bền khiến cho các con đường tư duy cũ dễ bị xoá, phổ tiếp nhận kích
thích thần kinh rộng khiến cho các phần tử ghi nhớ có thể được kích hoạt bởi
các kích thích thần kinh từ các phần tử không nằm trong cùng liên kết ghi nhớ
trước đó và vì vậy hình thành nên các con đường tư duy mới. Nếu như tư duy kinh
nghiệm đi theo những con đường cho cho trước, quá trình tư duy chi mang tính chỉnh
sửa, uốn nắn con đường đó cho phù hợp với hoàn cảnh mới thì tư duy sáng tạo có
nhiều con đường để đi hơn và tư duy trí tuệ hoặc không thể đi được do các con
đường cũ bị xoá, hoặc tạo nên các con đường mới cho tư duy. Tư duy kinh nghiệm
chỉ tìm ra được một cách giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo có nhiều cách giả
quyết và chọn lấy cách giải quyết tốt nhất, còn tư duy trí tuệ tạo ra con đường
mới. Tư duy kinh nghiệm giải quyết vấn đề mới bằng kinh nghiệm cũ, tư duy sáng
tạo giải quyết vấn đề cũ bằng kinh nghiệm mới hoặc kết hợp giữa cũ và mới, tư
duy trí tuệ giải quyết mọi vấn đề bằng các cách thức mới do tư duy tìm ra. Tư
duy kinh nghiệm tương ứng với phương thức hoạt động phản ứng của hệ thần kinh,
tư duy sáng tạo xuất hiện trong phương thức hoạt động sáng tạo, còn tư duy trí
tuệ xuất hiện trong phương thức hoạt động trí tuệ. Tư duy trí tuệ không đi theo
kinh nghiệm đã có mà phát triển theo những con đường mới và do đó nó sẽ tìm thấy
nhiều vấn đề mới. Lượng kinh nghiệm, tri thức tích luỹ được là lớn nhưng nếu chỉ
có tư duy kinh nghiệm thì kết quả của quá trình tư duy cũng chỉ quẩn quanh
trong những điều đã biết. Sự thông thái trong tư duy kinh nghiệm chỉ là sự học
thuộc sự thông thái của người khác. Tư duy kinh nghiệm không tạo nên bản sắc
riêng cho tư duy. Trong nhiều trường hợp, tư duy kinh nghiệm mang tính chất của
sự bảo thủ, giáo điều và khó hoặc không chấp nhận sự đổi thay, sự sáng tạo, các
ý kiến khác hoặc ý kiến trái ngược. Một điều tệ hại hơn đó là có những người mà
hệ thần kinh của họ có khả năng ghi nhớ tốt, họ đã tiếp nhận được rất nhiều
kinh nghiệm, tri thức và họ tự cho mình đã ở đỉnh cao của tri thức nhân loại
trong khi họ chỉ có năng lực tư duy kinh nghiệm, họ không thừa nhận sự đổi mới
trong tư duy và lấy lượng tri thức mà họ tích luỹ được làm quyền lực để phủ định
những kinh nghiệm, những tri thức mới, họ làm chậm sự phát triển. Tư duy trí tuệ
vẫn dựa trên nền tảng các kinh nghiệm, các tri thức đã được bộ não ghi nhớ,
nhưng với việc thiết lập các liên kết mới, tư duy trí tuệ thực hiện sự tổ chức
lại tri thức, tạo nên những nhận thức mới vượt ra ngoài những kinh nghiệm, tri
thức được tiếp nhận và đây là cái được gọi là tự ý thức. Khi những nhận thức xuất
hiện từ quá trình tự ý thức vượt lên trên những kinh nghiệm, những tri thức đã
có và phù hợp với thực tiễn thì chúng trở thành tri thức mới. Tư duy trí tuệ tạo
ra tri thức. Nhưng tư duy trí tuệ không dựa trên cơ sở các quy luật tự nhiên
thì cũng có thể dẫn đến các sai lầm nghiêm trọng và biểu hiện rõ nhất là các lập
luận hoang tưởng.
· Tư
duy phân tích. Phân tích là sự chia nhỏ sự vật, sự việc, vấn đề, sự kiện..., gọi
chung là các đối tượng, thành các thành phần để xem xét, đánh giá về các mặt cấu
trúc, tổ chức, mối liên hệ giữa các thành phần, vai trò và ảnh hưởng của từng
thành phần trong các đối tượng và trên cơ sở các phân tích, đánh giá đó xác định
mối quan hệ và ảnh hưởng của đối tường được phân tích tới các đối tượng khác.
Tư duy phân tích là tư duy về một đối tượng, tìm các thành phần tham gia vào đối
tượng, các mối liên kết, quan hệ giữa các đối tượng, xác định các đặc điểm, tính
chất, đặc trưng, vai trò của đối tượng trong mối quan hệ với các đối tượng khác
(gọi chung là các yếu tố). Với việc xác định các yếu tố của một đối tượng, tư
duy phân tích mang tính tư duy theo chiều sâu. Mức độ sâu sắc của tư duy được
đánh giá qua số lượng các yếu tố mà tư duy phân tích tìm được.
· Tư
duy tổng hợp. Ngược với sự chia nhỏ đối tượng, tư duy tổng hợp tập hợp các yếu
tố cùng loại, các yếu tố có liên quan với nhau cho đối tượng. Sự phân tích cho
thấy tất cả hay phần lớn các yếu tố của đối tượng, nhưng vai trò của từng yếu tố
trong những hoàn cảnh, những thời điểm khác nhau có thể thay đổi, có yếu tố chủ
yếu và không thể thiếu, có yếu tố hỗ trợ, có yếu tố cần cho hoàn cảnh này nhưng
không cần cho hoàn cảnh khác. Tư duy tổng hợp giúp đánh giá được các tính chất
đó của từng yếu tố thuộc đối tượng và xác định thành phần, đặc điểm, tính chất
của đối tượng phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Tư duy tổng hợp được thực hiện
khi xem xét một đối tượng xuất hiện nhiều lần tại những địa điểm và thời gian
khác nhau, các đối tượng cùng dạng hoặc các đối tượng khác nhau nhau. Vì vậy tư
duy tổng hợp cũng có thể được chia thành nhiều dạng và dẫn đến những kết quả
khác nhau. Tư duy tổng hợp thực hiện trên một đối tượng xuất hiện nhiều lần tại
nhiều địa điểm khác nhau nhằm đánh giá được các yếu tố xuất hiện thường xuyên
nhất và có vai trò chính của đối tượng. Tư duy tổng hợp xem xét đánh giá sự giống
và khác nhau giữa các đối tượng cùng dạng và qua đó xác định xem giữa chúng có
mối liên hệ hay không và nếu có là những mối liên hệ như thế nào. Một đối tượng
xuất hiện nhiều lần tại các địa điểm khác nhau nhiều khi cũng được xem xét như
các đối tượng cùng dạng. Tư duy tổng hợp thực hiện trên các đối tượng khác nhau
là tư duy tìm kiếm các mối quan hệ giữa các đối tượng đó hặc tìm kiếm các yếu tố
trong các đối tượng đó có thể hợp thành một đối tượng mới. Tìm kiếm các mối
quan hệ nhằm đánh giá sự ảnh hưởng, sự tương tác lẫn nhau giữa các đối tượng.
Tìm kiếm các yếu tố có thể và liên kết chúng lại với nhau trong những mối quan hệ
nào đó tạo nên một nhận thức mới về thế giới hoặc một phương thức hành động mới.
Sự liên kết lôgic mang đến sự nhận thức đúng đắn về thế giới hoặc một phương thức
hành động có kết quả đúng đắn. Sự liên kết không lôgic sẽ đem đến sự vô nghĩa,
sự nhận thức sai lầm hoặc phương thức hành động mang đến kết quả tiêu cực. Tư
duy tổng hợp phát triển đến trình độ cao sẽ có khả năng tóm tắt, khái quát hoá.
Khái quát hoá là sự tóm lược đến mức cô đọng nhất các yếu tố cơ bản, các mối
quan hệ chính của đối tượng nhưng không làm mất đi các tính chất của đối tượng,
đối tượng không bị hiểu sai. Khái quát hoá có vai trò quan trọng khi các đối tượng
có rất nhiều yếu tố cấu thành, có mối quan hệ phức tạp, lượng trí thức là quá lớn
so với khả năng ghi nhớ của bộ não. Bộ não cần biết về sự tồn tại, vai trò và một
số đặc điểm, tính chất của đối tượng, nếu ghi nhớ đầy đủ các yếu tố của một đối
tượng thì bộ nhớ của não sẽ không còn đủ chỗ cho việc ghi nhớ về các đối tượng
khác và do đó sẽ hạn chế một số khả năng tư duy. Sử dụng thêm các phương pháp
ghi nhớ ngoài để ghi nhớ đầy đủ các yếu tố của đối tượng là sự hỗ trợ tốt cho
tư duy.
Trong các loại tư duy trên đây thì ba loại nêu trước mang
tính cá thể, chúng thể hiện cho năng lực cá nhân và mang tính bẩm sinh. Chúng
không lệ thuộc vào kinh nghiệm hay lượng tri thức được tích luỹ. Kinh nghiệm và
tri thức mà hệ thần kinh tích luỹ được chỉ là cơ hội cho chúng được thực hiện..
Hai loại tư duy sau vừa chứa đựng yếu tố thuộc về cá nhân, vừa chứa đựng các yếu
tố thuộc về môi trường sống (và chủ yếu là môi trường văn hoá giáo dục). Yếu tố
thuộc về cá nhân mang tính sinh học giống như ba loại tư duy trên nhưng thể hiện
chủ yếu trên phương diện liên kết các phần tử ghi nhớ các yếu tố của các đối tượng
với hệ thống giác quan. Khi các phần tử nhớ có liên hệ trực tiếp với các giác
quan thì chúng dễ được kích hoạt bởi kích thích đến từ các giác quan. Nếu chúng
thuộc nhiều đối tượng khác nhau thì chúng sẽ được kích hoạt đồng thời. Sự hoạt
động này dễ tạo ra các mối liên hệ giữa các đối tượng khác nhau và quá trình tư
duy dựa trên các liên kết này sẽ trải qua nhiều đối tượng, xem xét trên nhiều đối
tượng và tư duy tổng hợp hình thành. Nếu các yếu tố của đối tượng không có liên
hệ trực tiếp với các giác quan và chúng chỉ được kích hoạt bởi các phần tử ghi
nhớ mới khác thì khi có một yếu tố của đối tượng được kích hoạt, các yếu tố
khác trong cùng đối tượng hoặc các yếu tố có quan hệ trong các đối tượng khác
được kích hoạt. Đây là quá trình tư duy phân tích bởi nó được thực hiện chủ yếu
trên một đối tượng. Ảnh hưởng của môi trường thể hiện qua phương thức thức tích
luỹ kinh nghiệm, tích lũy tri thức trong hệ thần kinh, nếu phương thức tích luỹ
tạo ra liên kết giữa các yếu tố của cùng đối tượng hoặc các yếu tố khác có liên
quan thì dẫn đến khả năng tư duy phân tích, còn nếu phương thức tích luỹ tạo ra
các liên kết giữa các đối tượng khác nhau thì dẫn đến khả năng tư duy tổng hợp.
Phân loại theo tính chất
· Tư
duy rộng hay hẹp. Tư duy rộng hay hẹp (còn gọi là tư duy theo chiều rộng hay tư
duy theo diện) được đánh giá qua số lượng các đối tượng, các vấn đề, các sự vật,
sự việc khác nhau được đề cập trong một quá trình tư duy. Tính chất rộng hẹp của
tư duy cho thấy mức độ xem xét đối tượng tư duy trong mối quan hệ với các đối
tượng khác, trong các môi trường khác là nhiều hay ít. Đối tượng được xem xét kỹ
càng hơn, đánh giá đúng đắn hơn về sự cân đối, hài hoà với các đối tượng khác,
với môi trường khi tư duy tìm được càng nhiều các đối tượng có quan hệ tương hỗ
với nó. Tư duy rộng cũng làm cho việc tiếp nhận những tri thức, kinh nghiệm mới,
những sự thay đổi trong tư duy trở nên dễ dàng, tính sáng tạo dễ được thực hiện.
Điều kiện để có tư duy rộng là hệ thần kinh phải được tiếp nhận tri thức về rất
nhiều đối tượng khác nhau và phải tạo được những mối liên hệ giữa các đối tượng
đó. Một đối tượng có thể phát huy hay hạn chế một số đặc điểm, tính chất, vai
trò nào đó trong một số mối quan hệ với các đối tượng khác. Vì vậy khi cần phát
huy hay hạn chế một số yếu tố nào đó của đối tượng, có thể đặt đối tượng vào những
mối quan hệ tượng ứng. Nếu tư duy chỉ xác định được một số mối quan hệ nào đó
(tư duy hẹp) thì đối tượng chỉ có thể phát huy hoặc bị hạn chế một số yếu tố
tương ứng.
· Tư
duy sâu hay nông. Loại tư duy này được đánh giá qua số lượng các yếu tố của một
hay một nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp được đề cập đến trong quá trình
tư duy. Tư duy càng sâu khi các yếu tố của đối tượng được đề cập đến càng nhiều
và khi đó đối tượng sẽ trở nên rõ ràng hơn, đầy đủ hơn trong nhận thức và ý thức,
đối tượng được hiểu rõ hơn và đúng hơn. Tính chất tư duy sâu hay nông được thực
hiện trên một hoặc một nhóm đối tượng, vì vậy tính chất này cũng được gọi là tư
duy theo chiều sâu và có các khái niệm tư duy nông cạn hay sâu sắc và vai trò của
tư duy cũng được thể hiện trong từng trường hợp cụ thể. Tư duy theo chiều sâu
chịu ảnh hưởng của phương pháp thiết lập các mối liên kết thần kinh và . Nếu
liên kết thực hiện chủ yếu giữa các yếu tố của đối tượng thì tư duy càng sâu
khi có nhiều yếu tố được liên kết với nhau. Kích thích thần kinh được di chuyển
từ các phần từ ghi nhớ này đến phần tử ghi nhớ khác trong não mà không cần có
nhiều kích thích đến từ hệ thống cảm giác. Tư duy theo chiều sâu tạo nên sự tập
trung trong tư duy.
· Tư
duy lôgic. Tư duy lôgic là tư duy về mối quan hệ nhân quả mang tính tất yếu,
tính quy luật. Vì vậy các yếu tố, đối tượng (gọi chung là các yếu tố) trong tư
duy lôgic bắt buộc phải có quan hệ với nhau, trong đó có yếu tố là nguyên nhân,
là tiền đề, yếu tố còn lại là kết quả, là kết luận.
· Tư
duy phi lôgic. Tư duy phi lôgic là tư duy không dựa trên các mối quan hệ giữa
các yếu tố của đối tượng hoặc giữa các đối tượng. Các yếu tố không thuộc đối tượng
nhưng được gán cho đối tượng, các đối tượng không có quan hệ với nhau bị buộc
cho những quan hệ nào đó và ngược lại những yếu tố thuộc đối tượng lại bị tách
khỏi đối tượng, một số mối quan hệ tất yếu giữa các đôi stượng bị cắt bỏ. Tư
duy phi lôgic có nguồn gốc từ sự lôgic của tư duy. Lôgic của tư duy là sự kết nối
có những biểu hiện của lôgic. Lôgic của tư duy xuất hiện khi sự trùng lặp xuất hiện
nhiều lần. Nếu sự trùng lặp mang tính quy luật thì tư duy theo sự trùng lặp này
là tư duy lôgic. Nhưng nếu sự trùng lặp là kết quả của những quá trình riêng rẽ
và không ảnh hưởng đến nhau thì tư duy sẽ là phi lôgic nếu tư duy gán cho các quá
trình này những mối quan hệ. Đây là hậu quả của sự xuất hiện các liên kết thần
kinh giữa các phần từ nhớ cùng được hình thành tại một thời điểm hoặc đang cùng
được kích hoạt hoặc có những yếu tố để chúng dễ dàng liên kết với nhau. Tư duy
phi lôgic xét trong một số giới hạn hay trường hợp cụ thể cũng biểu hiện đầy đủ
tính chất của tư duy lôgic, do đó chúng tạo khó khăn khi phân biệt chúng với tư
duy lôgic.
· Tư
duy đơn giản hay phức tạp. Tính đơn giản hay phức tạp biểu hiện ở số lượng các
yếu tố, các đối tượng, các mối quan hệ, các mối liên kết xuất hiện trong một
quá trình tư duy. Số lượng càng lớn thì quá trinhg tư duy càng phức tạp. Tính
chất này biểu hiện cho khả năng tư duy của cá nhân và phụ thuộc vào hai yếu tố:
Phương thức hoạt động thần kinh và số lượng các yếu tố, các đối tượng, kinh
nghiệm, tri thức mà bộ não ghi nhớ được. Với cùng một lượng tri thức được ghi
nhớ, hệ thần kinh hoạt động trí tuệ sẽ có tư duy phức tạp hơn bới nó có thể tạo
ra nhiều liên kết thần kinh hơn so với hệ thần kinh có phương thức phản ứng thần
kinh. Nhưng nếu lượng tri thức thấp thì tư duy trí tuệ cũng không thể có được
tư duy tốt. Tính phức tạp nói chung là biểu hiện của tư duy tốt, nhưng nếu phức
tạp dẫn đến tình trạng không thể trình bày hay thể hiện ra được thì cũng không
hay gì bởi sẽ không có ai hiểu và tiếp nhận được quá trình tư duy đó.
· Tư
duy lý luận. Nếu tư duy lôgic xem xét các đối tượng trong mối quan hệ nhân quả,
một chiều từ nguyên nhân tới kết quả thì tư duy lý luận xem xét mọi nguyên nhân
dẫn đến cùng một kết quả và ngược lại, từ kết quả tìm đến các nguyên nhân, xem
xét ảnh hưởng của sự kết hợp các nguyên nhân tới kết quả. Tư duy lý luận chỉ ra
mọi yếu tố đã có và có thể có của đối tượng, chỉ ra các mối quan hệ đã có và có
thể có giữa các đối tượng. Tư duy lý luận xem xét đối tượng trên mọi góc độ, mọi
khía cạnh và theo chiều sâu của đối tượng. Tư duy lôgic có thể được thể hiện bằng
hình ảnh hoặc bằng lời văn, còn tư duy lí luận chỉ được thể hiện bằng lời văn,
điều này có nghĩa là tư duy lý luận chỉ có thể được thực hiện bằng lời văn. Tư
duy lý luận là sự phát triển cao nhất của các quá trình tư duy.
Phân loại theo nội dung
Phân loại theo nội dung là phân loại dựa trên các nội
dung, phương pháp, phạm vi tư duy và các điều kiện về tư duy. Theo cách phân loại
này, tư duy có rất nhiều loại và cũng không khó cho việc đặt tên. dưới đây là một
số loại:
· Tư
duy khoa học. Tư duy khoa học là tư duy có mục đích đảm bảo sự chính xác, hợp với
các quy luật tư nhiên và dựa trên các chứng cứ xác thực. Vì vậy tư duy khoa học
là tư duy lôgic biện chứng duy vật. Yêu cầu đối với tư duy khoa học là các kết
luận của tư duy khoa học phải kiểm chứng được và được kiểm chứng. Khoa học
nghiên cứu sâu về từng hiện tượng, sự vật và các mối quan hệ trực tiếp, vì vậy
tính chất chủ yếu của tư duy khoa học là phân tích, hay đặc trưng của tư duy
khoa học là tư duy phân tích.
· Tư
duy nghệ thuật. Tư duy nghệ thuật là tư duy tìm kiếm mọi hình thức thể hiện của
nội dung các sự vật, sự việc, các vấn đề, nói chung là nội dung của các đối tượng
tư duy và tìm những cách thể hiện rõ nhất, đặc trưng nhất, đầy đủ nhất, ấn tượng
nhất của các nội dung đó. Nếu nói chức năng của khoa học là tìm kiếm các yếu tố,
các mối quan hệ của đối tượng thì có thể nói khoa học đi tìm nội dung của các đối
tượng đó, còn nghệ thuật lại tìm kiếm các hình thức thể hiện của các đối tượng
đó. Sự tiến triển của lịch sử đã làm cho nghệ thuật chỉ tập chung vào chức năng
tìm kiếm cách thể hiện ấn tượng nhất, nghĩa là thể hiện cái đẹp. Hai thủ pháp
chính để nghệ thuật thể hiện cái đẹp là đặt cái đẹp lên vị trí cao nhất và đặt
cái đẹp vào vị trí tương phản với cái xấu. Tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật
có mối quan hệ chặt chẽ. Nếu không tìm được nội dung thì nghệ thuật chẳng có gì
để thể hiện, ngược lại nếu khoa học không biết cách để thể hiện những cái mà
khoa học tìm ra thì chẳng ai có thể biết hoặc hiểu đó là cái gì và nó như thế
nào. Tư duy nghệ thuật cũng còn liên quan đến nhiều loại hình tư duy khác.
· Tư
duy triết học. tư duy xem xét các yếu tố, các đối tượng trên mọi mối quan hệ, cả
trực tiếp và gián tiếp. Đặc trưng của tư duy triết học là tư duy tổng hợp. Yêu
cầu đặt ra cho quá trình tư duy triết học là phải đặt các đối tượng tư duy
trong môi trường thực vận động của nó xem xét đồng thời nhiều đối tượng hoặc một
đối tượng trong nhiều môi trường khác nhau để tìm ra cái chung nhất, mối quan hệ
phổ biến nhất giữa các đối tượng hoặc cái đặc trưng nhất của đối tượng. Với đặc
trưng của tư duy khoa học là phân tích và của tư duy triết học là tổng hợp,
khoa học và triết học ngày nay có mối quan hệ khăng khít và bổ xung cho nhau
trong quá trình nhận thức thế giới (quan niệm này trước đây chưa có)
· Tư
duy tín ngưỡng. Tư duy tín ngưỡng là tư duy dựa trên niềm tin không dựa trên
các cơ sở khoa học. Niềm tin xuất hiện trên cơ sở những giải thích hợp lý trong
một phạm vi nào đó về các hiện tượng. Có các niềm tin dựa trên các giải thích của
khoa học và có các niềm tin không cần các cơ sở khoa học mà chỉ cần tạo nên một
chỗ dựa tinh thần. Loại niềm tin thứ hai này tạo nên tín ngưỡng. Tìm chỗ dựa cho
tư duy là nhu cầu của con người trước các nguy cơ đe dọa đến sự sinh tồn. Khi
khoa học chưa đủ sức hoặc chưa thâm nhập sâu vào đời sống của từng cá nhân thì
tất yếu tư duy phải tìm đến chỗ dưa tinh thần là tín ngưỡng. Tư duy tín ngưỡng
chủ yếu nhằm đạt đến sự cân bằng trong đời sống tinh thần, giảm căng thẳng cho
hoạt động thần kinh và không sử dụng được trong nghiên cứu khoa học. Nhưng nếu
tư duy tín ngưỡng chuyển thành tư duy mê tín tìn kết quả có thể làm cho hoạt động
thần kinh trở nên căng thẳng. Định hướng tư duy tín ngưỡng cũng là một việc
quan trọng.
Cần phân biệt giữa các loại tư duy theo phân loại này với
các lĩnh vực mà chúng thực hiện. Tư duy theo phân loại này, ngoài sự liên quan
đến nội dung, nó còn có ý nghĩa về phương pháp. Vì vậy có thể áp dụng loại hình
tư duy này vào các lĩnh vực khác, ví dụ có thể áp dụng tư duy triết học trong
nghiên cứu khoa học và ngược lại. Không bắt buộc loại tư duy nào thì chỉ thực
hiện trong lĩnh vực đó. Có thể kết hợp nhiều loại hình tư duy để tìm được kết
quả tốt nhất và nhanh nhất.
Điều kiện của tư duy
Tư duy là hoạt động cao cấp của hệ thần kinh và để thực hiện
được tư duy cần có những điều kiện. Có các điều kiện cơ bản và điều kiện riêng
cho từng loại hình tư duy.
· Điều
kiện cơ bản:
·
Hệ thần kinh phải có năng lực tư duy. Đây là điều
kiện tiên quyết, điều kiện về bản thể. Thiếu điều kiện này thì không có tư duy
nào được thực hiện. Năng lực tư duy thể hiện ở ba loại hình tư duy là kinh nghiệm,
sáng tạo và trí tuệ. Ba loại hình tư duy này mang tính bẩm sinh nhưng có thể bị
biến đổi trong quá trình sinh trưởng theo xu hướng giảm dần từ trí tuệ xuống
kinh nghiệm, nhưng sự bộc lộ của chúng lại theo chiều hướng ngược lại. đây là
biểu hiện của mối quan hệ giữa năng lực bẩm sinh với môi trường sống và trực tiếp
là môi trường kinh nghiệm.
·
Hệ thần kinh đã được tiếp nhận kinh nghiệm, tiếp
nhận tri thức. Đây là điều kiện qua trọng. Không có kinh nghiệm, không có tri
thức thì các quá trình tư duy không có cơ sở để vận hành. Kinh nghiệm, tri thức
là tài nguyên cho các quá trình tư duy khai thác, chế biến. Để tư duy tốt hơn
thì nguồn tài nguyên này cũng cần nhiều hơn. Học hỏi không ngừng sẽ giúp tư duy
phát triển.
· Điều
kiện riêng. Điều kiện riêng được đặt ra nhằm giúp cho mỗi loại hình tư duy thực
hiện được và thực hiện tốt nhất. Ví dụ muốn có tư duy về lĩnh vực vật lý thì hệ
thần kinh phải có các kiến thức về vật lý. Muốn tư duy về lĩnh vực nào thì phải
có kinh nghiệm, tri thức về lĩnh vực đó. Muốn có tư duy lý luận thì phải có sự
kết hợp giữa năng lực tư duy trí tuệ với tư duy triết học và tri thức về triết
học…
Ngoài các điều kiện trên đây còn có các điều kiện yêu cầu
buộc phải tư duy và có phương pháp tư duy thích hợp. Không ai muốn tư duy khi
tư duy là gánh nặng cho hoạt động thần kinh trừ trường hợp tư duy là niềm vui,
là khát khao sống của họ. Vì vậy để có tư duy cũng cần phải giao trách nhiệm thực
hiện công việc cần tư duy. Phương pháp tư duy kích thích sự hính thành quá
trình tư duy và nâng cao hiệu quả tư duy. Tư duy là một vấn đề phức tạp, nghiên
cứu về tư duy cần nhiều thời gian và công sức. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
về tư duy nhưng các ý kiến vẫn còn chưa có sự thống nhất. Bạn đọc có thể dễ
dàng tìm kiếm các bài viết, các công trình nghiên cứu về tư duy trên mạng bằng
việc gõ từ khóa vào các công cụ tìm kiếm. Các vấn đề nêu trong bài viết này mới
chỉ là những mảng tường thô đầu tiên của một công trình xem xét tư duy mang
tính toàn diện trên cả hai mặt bản thể luận và nhận thức luận (trước đây chỉ có
mặt nhận thức luận). Nó còn cần nhiều nghiên cứu hơn, cần nhiều bàn luận hơn để
nó trở nên sáng tỏ hơn.
Ba phương
thức hoạt động cao cấp của hệ thần kinh hình thành như thế nào?
Cập nhật 16:43, 11/9/2008, bởi Nam
Hy Hoàng Phong
Jump to: navigation,
search
Những yếu tố chính ảnh hưởng
đến hoạt động của hệ thần kinh
Trong cuộc sống thường nhật, ai cũng có thể được tiếp xúc,
được thấy ở xung quanh và ngay trong bản thân mình những hiện tượng khác nhau
biểu thị cho hoạt động của hệ thần kinh như sự ghi nhớ của người này là rất tốt,
người kia là kém; có người nói năng lưu loát, có người người này thì nhanh nhẹn,
hoạt bát, còn người khác thì chậm chạp, trì trệ; có người thông minh, lanh lợi,
có người đần độn, ngốc ngếch; có người khéo léo, có người vụng về; có người nói
năng rõ ràng, mạch lạc, có người nói năng ấp úng, trình bày câu nói khó khăn,
có những người luôn tiến hành công việc rất máy móc, có người tìm được nhiều
cách làm việc mới có hiệu quả cao, có người có khả năng tính toán kỳ diệu nhưng
lại không thể xây dựng được một công trình nghiên cứu toán học nào, có người
say mê hội họa, có người say mê âm nhạc, có người say mê toán học, v.v...Có thể
nói rằng các hiện tượng này là rất nhiều. Sự khác nhau này không chỉ do khác về
môi trường sống, về sự giáo dục, mà còn khác nhau giữa những người sống trong
cùng một môi trường, cùng một phương pháp giáo dục, cùng được tiếp thu một loại
kiến thức, và hơn thế còn được cùng bố mẹ sinh ra. Nếu xét trong sự hoạt động của
máy tính mà chúng ta gọi là các bộ óc nhân tạo thì cùng một cấu hình, cùng một
loại dữ liệu thì các máy tính khác nhau vẫn cho những kết quả xử lý giống nhau.
Nhưng với các hệ thần kinh - trừ những trường hợp phải xử lý theo những quy định
cụ thể (như giải các bài toán theo những công thức cho trước) - có những kết quả
không giống nhau với cùng yêu cầu xử lý. Điều này cho thấy có sự khác nhau
trong hoạt động của các hệ thần kinh. Sự khác nhau như nêu ở trên là rất đa dạng.
Sự đa dạng này gây nên nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu sự hoạt động của hệ
thần kinh. Nếu chỉ nhìn vào sự thể hiện đa dạng đó thì chúng ta khó nhận ra điều
gì. Nhưng có những điểm chung mà chúng ta có thể dựa vào đó để nghiên cứu về hoạt
động thần kinh, đó là sự ghi nhớ và sự liên kết trong ghi nhớ.
Sự ghi nhớ thể hiện ở khả năng ghi nhớ. Khả năng ghi nhớ
có các biểu hiện:
·
Ghi nhớ hoặc không ghi nhớ được.
·
Tốc độ ghi nhớ (nhanh hay chậm).
·
Lĩnh vực ghi nhớ (lĩnh vực nào dễ nhớ, lĩnh vực
nào khó nhớ).
·
Phương thức ghi nhớ (hình ảnh, âm thanh, một lần
hay phải lặp đi lặp lại, liên tục hay đứt đoạn).
·
Mức độ ghi nhớ (rõ ràng, đầy đủ hay mờ nhạt, khiếm
khuyết).
· Cách
thức hiển thị những cái đã ghi nhớ (hình ảnh hay âm thanh).
Khả năng ghi nhớ không đi cùng sự hiển thị những cái đã
ghi nhớ. Đây là một điểm quan trọng trong việc đánh giá sự hoạt động và năng lực
của hệ thần kinh. Sự hiển thị những cái đã ghi nhớ bị chi phối bởi các yếu tố
sau:
·
Khả năng dễ hoặc khó kích hoạt của các tế bào thần
kinh ghi nhớ.
· Sự
liên kết giữa các tế bào ghi nhớ.
Khả năng dễ hoặc khó kích hoạt các tế bào ghi nhớ ảnh hưởng
đến sự hiển thị những cái ghi nhớ dưới các dạng hiển thị hay không hiển thị, tốc
độ hiển thị nhanh hay chậm. Khi tế bào ghi nhớ khó kích hoạt thì sự ghi nhớ nhiều
khi trở thành vô dụng bởi nó không khác với trường hợp không ghi nhớ được. Tốc
độ hiển thị ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ hoạt động của hệ thần kinh (nhanh nhẹn
hay chậm chạp). Sự liên kết giữa các tế bào ghi nhớ là yếu tố chi phối nhiều nhất
đến sự hoạt động của các hệ thần kinh cao cấp. Sự liên kết này có những biểu hiện:
·
Có hoặc không có liên kết.
·
Dễ hoặc khó tạo liên kết.
·
Liên kết bền vững hay không bền vững.
·
Liên kết theo chiều ngang hay theo chiều dọc.
· Liên
kết đơn hay liên kết phức hợp.
Một đối tượng tác động lên hệ thần kinh có thể trong một
khoảng thời gian ngắn với một lần tác động, hoặc có thể trong một thời gian dài
với nhiều lần, có thể tác động với toàn bộ hoặc một số trong các chi tiết của
nó. Mỗi hệ thần kinh ghi nhớ sự tác động đó theo điều kiện hay khả năng riêng.
Mỗi tế bào thần kinh là một điểm ghi nhớ, vì vậy nó không thể ghi nhớ được toàn
bộ các chi tiết, các cách thể hiện của đối tượng. Một đối tượng sẽ được rất nhiều
tế bào thần kinh ghi nhớ khi nó tác động lên hệ thần kinh. Đối tượng sẽ được hiển
thị đầy đủ trong trí nhớ khi tất cả các tế bào ghi nhớ về nó được kích hoạt.
Nhưng điều này không thường xuyên xảy ra và trong nhiều trường hợp các tế bào
đó không được kích hoạt đồng thời và không đầy đủ, có khi những tế bào ghi nhớ
sau lại được kích hoạt trước; có khi những sự ghi nhớ về đối tượng khác lại được
kích hoạt trong khi những chi tiết thuộc đối tượng hiện tại lại không hiển thị,
có chi tiết của đối tượng được hiển thị trong lần kích hoạt này nhưng không được
được hiển thị trong những lần sau. Nguyên nhân của hiện tượng này được giải
thích bằng sự liên kết giữa các tế bào ghi nhớ trong hệ thần kinh. Sự liên kết
này không chỉ bao gồm liên kết giữa các tế bào ghi nhớ về cùng một đối tượng mà
còn là sự liên kết giữa các tế bào ghi nhớ về các đối tượng khác nhau và các thời
điểm ghi nhớ khác nhau. Khi giữa các tế bào ghi nhớ về cùng đối tượng không có
sự liên kết thì khó thực hiện được sự kích hoạt các tế bào, do đó mặc dù có sự
ghi nhớ, nhưng sự ghi nhớ không được hiển thị. Với trường hợp đối tượng tác động
theo thời gian, các tế bào ghi nhớ theo trình tự thì việc không có liên kết giữa
các tế bào ghi nhớ dẫn đến việc quên nhiều chi tiết thuộc về đối tượng đối tượng.
Việc có hay không có liên kết này chịu sự chi phối của khả năng dễ hay khó hình
thành mối liên kết, liên kết bền hay không bền. Mối liên kết không bền cũng làm
mất sự liên kết mặc dù liên kết có thể đã được tạo ra. Sự thể hiện ra bên ngoài
của việc các tế bào ghi nhớ có liên kết hay không, liên kết bền hay không bền
qua các hiện tượng như khả năng trình bày rõ ràng, mạch lạc hay nói năng ấp
úng, trình bày lộn xộn, sự ghi nhớ lúc này là có, lúc khác là không...Sự ghi nhớ
tốt, dễ tạo liên kết nhưng liên kết kém bền, tế bào ghi nhớ dễ kích hoạt tạo
nên sự ghi nhớ lẫn lộn, nhiều đối tượng được hiển thị với các chi tiết rời rạc,
chi tiết của đối tượng này được gán cho chi tiết của đối tượng khác...Liên kết
hường được hình thành theo chiều ngang khi có nhiều tế bào ghi nhớ được hình
thành từ kích thích đồng thời của một nhóm tế bào thần kinh. Liên kết theo chiều
ngang xác định mối liên hệ giữa các đối tượng khác nhau hoặc các chi tiết của
các đối tượng đó, giữa các đối tượng có liên quan với nhau hoặc được ghi nhớ tại
cùng thời điểm với đối tượng. Còn liên kết theo chiều dọc là liên kết được hình
thành giữa tế bào ghi nhớ trước và tế bào ghi nhớ sau. Liên kết theo chiều
ngang thường ghi nhớ về hình ảnh và thể hiện cho tính chất tĩnh, còn ghi nhớ
theo chiều dọc là sự ghi nhớ về quá trình, về câu nói. Liên kết theo chiều
ngang thể hiện sự ghi nhớ về nhiều đối tượng, còn liên kết theo chiều dọc thể
hiện các chi tiết, nội dung, quá trình vận động hay tính chất động của đối tượng,.
Những đặc điểm riêng của từng hình thức liên kết này có ảnh hưởng đến tính chất
tư duy trên hai mặt: hiểu và biết. Tư duy theo liên kết ngang thể hiện khả năng
biết nhiều đối tượng, còn tư duy theo liên kết dọc thể hiện khả năng hiểu về một
đối tượng. Tư duy theo liên kết ngang là tư duy theo bề rộng, nó cung cấp khả
năng tìm kiếm đối tượng hoặc các chi tiết có thể thay thế, bổ xung, đem đến khả
năng khái quát và năng lực tổng hợp. Trong liên kết ngang, khi có một sự kích
thích thì các tế bào ghi nhớ trong liên kết được kích hoạt mặc dù có thể không
cùng đối tượng ghi nhớ, do đó nó giúp cho việc chọn lựa phương án phản ứng phù
hợp nhất với tác nhân kích thích. Điều này có thể được so sánh với việc truy
tìm dữ liệu trong máy tính. Khi gõ một tự khóa vào ô tìm kiếm, máy tính sẽ hiển
thị những dữ liệu có liên quan đến từ khóa đó. Nhưng sự khác nhau giữa máy tính
và hệ thần kinh trong trường hợp này là máy tính thể hiện dữ liệu chứa đúng từ
khóa, còn hệ thần kinh thể hiện bất kỳ cái gì trong liên kết đó. Khi kích hoạt
sự ghi nhớ theo kiên kết dọc, các chi tiết của một đối tượng sẽ được hiển thị
theo thứ tự trong liên kết. Tư duy theo liên kết dọc là tư duy theo chiều sâu,
tư duy về nội hàm của đối tượng, nó xác định quy mô, đặc điểm, tính chất của đối
tượng, mối liên hệ giữa các chi tiết của đối tượng và tạo nên năng lực phân
tích, sắp xếp, tổ chức...Liên kết giữa các nốt nhạc là liên kết dọc, còn liên kết
giữa nốt nhạc với ca từ là liên kết ngang. Tư duy về cấu trúc của máy tính là
tư duy theo chiều dọc, còn việc chọn lựa các bộ phận trong cấu trúc đó từ các
hãng sản xuất khác nhau là tư duy theo chiều ngang. Liên kết đơn theo chiều
ngang tạo nên sự nông cạn trong tư duy biểu hiện ở sự biết nhiều nhưng sự hiểu
là không có hoặc không sâu. Liên kết đơn theo chiều dọc lại hạn chế sự nắm bắt
nhiều đối tượng nhưng cung cấp khả năng hiểu sâu và nắm vững đối tượng. Mối
liên kết bền vững cung cấp khả năng hiển thị đối tượng đầy đủ và chính xác, còn
sự ghi nhớ kém bền đưa đến sự dễ quên, các đối tượng không được hiển thị đủ các
yếu tố, các chi tiết của nó mặc dù các tế bào ghi nhớ về đối tượng vẫn nguyên vẹn.
Liên kết không bền nhưng mối liên kết mới giữa các tế bào ghi nhớ cũ rất dễ được
tạo ra thì có thể làm cho đối tượng bị biến đổi trong hiển thị bởi một số chi
tiết của đối tượng không được hiển thị mà bị (hoặc được) thay thế bởi các chi
tiết của đối tượng khác, v.v...
Liên kết phức hợp là sự liên kết trong đó có cả liên kết
ngang và liên kết dọc. Trong các mối liên kết ngang có các liên kết dọc và
trong liên kết dọc xuất hiện các liên kết ngang. Liên kết phức hợp đảm bảo khả
năng hiểu biết và các mối liên hệ của đối tượng.
Sự hình thành ba phương thức
hoạt động cao cấp của hệ thần kinh
Sự cấu thành và mức độ của các yếu tố ghi nhớ và liên kết
ghi nhớ trong hệ thần kinh phụ thuộc vào tính chất cấu tạo của riêng hệ thần
kinh. Sự tổ hợp các yếu tố đó và kết hợp với một số yếu tố khác bên ngoài hệ thần
kinh đã tạo nên đặc điểm riêng trong hoạt động của từng hệ thần kinh. Có rất
nhiều tổ hợp và do đó có rất nhiều phương thức hoạt động khác nhau. Điều này lý
giải cho sự đa dạng, sự khác nhau về năng lực và về tính chất hoạt động của các
hệ thần kinh khác nhau. Nhưng mọi cách thức riêng lẻ đều có thể quy về ba
phương thức chính, đó là phản ứng thần kinh, hoạt động sáng tạo và hoạt động
trí tuệ. Phản ứng thần kinh là tổ hợp của khả năng ghi nhớ được và mối liên kết
đơn theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang. Tư duy trong phương thức phản ứng thần
kinh thực chất chỉ là sự nhớ lại, hồi tưởng lại về đối tượng. Phản ứng thần
kinh với liên kết bền có các biểu hiện như nhanh nhẹn, chính xác, thuần thục, bảo
thủ, giáo điều, cố chấp..., liên kết không bền là sự rời rạc, chắp vá, quên
trong việc nhớ lại các chi tiết của đối tượng.
Liên kết phức hợp là cơ sở cho hoạt động sáng tạo và hoạt
động trí tuệ. Liên kết phức hợp giúp cho tư duy đang phát triển theo chiều
ngang để tìm hướng đi có thể chuyển theo chiều dọc để đi sâu vào những vấn để cụ
thể hoặc tìm những yếu tố hợp lý nhất cho đối tượng. Đây là khả năng liên tưởng
giữa các đối tượng khác nhau, nó tạo cho trí nhớ một sự liên hệ từ các chi tiết
của đối tượng này tới các chi tiết của đối tượng khác, nó có thể thay thế, biến
đổi, lắp ghép các chi tiết thuộc các đối tượng khác nhau để thay đổi đặc điểm,
tính chất, quy mô của đối tượng hoặc tạo ra đối tượng mới. Sự liên kết phức hợp
có thể là phức hợp đơn khi số lượng các lớp, các cấp liên kết là không nhiều.
Nhưng nó sẽ là liên kết phức hợp đa tạp khi số lượng các lớp, các cấp tăng lên
với số lượng đáng kể và do đó làm tăng năng lực hoạt động thần kinh. Biểu hiện
của liên kết phức hợp là khả năng phân tích, khái quát, tổng hợp, liên tưởng,
khả năng sáng tạo cái mới trên cơ sở những cái cũ, các sáng kiến, sáng chế,
phát minh. Phương thức hoạt động sáng tạo xuất phát từ sự tổ hợp của khả năng dễ
ghi nhớ, ghi nhớ được nhiều đối tượng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, dễ tạo ra các
mối liên kết ghi nhớ và các mối liên kết có tính bền, còn hoạt động trí tuệ là
tổ hợp của khả năng dễ ghi nhớ, ghi nhớ được rất nhiều đối tượng khác nhau, dễ
tạo liên kết nhưng các liên kết ghi nhớ kém bền vững. Một đối tượng rơi vào sự
ghi nhớ với liên kết không bền sẽ bị chia nhỏ ra thành các chi tiết và các chi
tiết này bị mất liên kết với nhau. Liên kết mới dễ được tạo ra với các chi tiết
của các đối tượng khác còn liên kết bên trong đối tượng bị xóa làm cho đối tượng
hiển thị bị sai lệch. Đây là nguyên nhân làm cho nhiều thiên tài khoa học rất sợ
các bài học thuộc lòng, là nguyên nhân của nhiều hành vi sai lạc và sự biến dạng
của các giấc mơ trong phát hiện của Freud. Sự dễ tạo liên kết
làm cho đối tượng hoặc chi tiết của đối tượng được nhớ (hiển thị) vào những thời
điểm không thích hợp dễ dẫn đến sự hiểu lầm hoặc sự đánh giá không hay về dạng
hoạt động thần kinh này. Khả năng dễ bị mất và dễ tạo liên kết giúp cho hệ thần
kinh hoạt động trí tuệ có khả năng tạo ra các liên kết phức hợp rất linh hoạt.
Hoạt động trí tuệ có thể làm mất liên kết giữa các chi tiết cùng đối tượng, như
lại tạo được liên kết giữa các chi tiết hoặc các đối tượng trong các lĩnh vực
khác nhau, giữa các đối tượng không đồng thời tác động lên hệ thần kinh, nó có
thể tạo kiên kết chéo hoặc đảo ngược liên kết, vì vậy nó tạo được đối tượng mới
ngay trong hệ thần kinh trên cơ sở lắp ghép các chi tiết rất nhỏ của các đối tượng
được ghi nhớ. Và cũng nhờ khả năng này, nó bổ xung những chi tiết mà đối tượng
chưa cung cấp cho việc ghi nhớ (nhưng chi tiết chưa được các cơ quan cảm giác
tiếp nhận) bằng cách lấy các chi tiết của đối tượng khác để liên kết với các
chi tiết của đối tượng, giúp cho đối tượng được nhận thức rõ ràng, đầy đủ hơn.
Sự nhìn nhận đối tượng rõ ràng hơn, đầy đủ hơn so với những các mà đối tượng
cung cấp cho hệ thần kinh qua trực giác đã được Shakespeare gọi bằng
khái niệm “Nhìn bằng khóe mắt của trí óc”. Khi khối lượng tri thức được tích
lũy đến một mức nào đó và một số liên kết đặc biệt được hình thành, hoạt động
trí tuệ có thể tạo nên những đột phá, những thay đổi kỳ diệu trong nhận thức.
Trong hoạt động sáng tạo, các mối liên kết là bền nên liên kết bên trong đối tượng
tồn tại cùng với liên kết được sử dụng. Điều này có nghĩa là mặc dù đã có cái tốt
hơn để dùng nhưng hệ thần kinh vẫn không quên cái cũ. Hoạt động trí tuệ thay thế
liên kết cũ bằng cái mới và khi cái mới được tạo ra thì liên kết cũ bị xóa bỏ. Để
nhớ lại cái cũ, hoạt động trí tuệ phải học lại hoặc cho đối tượng tác động trở
lại như lần đầu. Nếu những hệ thần kinh có liên kết phức hợp bền hoạt động tốt
trong lĩnh vực vận dụng tri thức (phương thức hoạt động sáng tạo) thì hoạt động
trí tuệ mang đến khả năng tạo ra tri thức mới. Những hệ thần kinh có hoạt động
trí tuệ phù hợp với hoạt động nghiên cứu khám phá. Các phương thức hoạt động thần
kinh được thể hiện không chỉ trong lúc làm việc và tư duy, mà nhiều khi còn
trong các giấc mơ. Vì vậy, các giấc mơ cũng góp một phần vào sự đánh giá phương
thức hoạt động của hệ thần kinh.
Sơ đồ đơn giản về các
phương thức hoạt động của hệ thần kinh
Chúng ta có thể thiết lập được một số sơ đồ đơn giản về sự
hình thành các phương thức hoạt động cao cấp của hệ thần kinh. Trong các sơ đồ
này, các đối tượng được mô tả là các chữ cái, còn các chi tiết của nó được mô tả
kết hợp giữa chữ cái biểu thị đối tượng và số thứ tự của chi tiết. Các đối tượng
là a,b,c,d,e..., các chi tiết sẽ là a1,a2,a3, b1,b2, b3...Các liên kết trong phản
ứng thần kinh theo chiều ngang là a1-b1-c1-e1 hoặc a1-b1-c2-d1, theo chiều dọc
là sự liên kết giữa các chi tiết trong cùng đối tượng (có thể đủ hoặc không đủ
các chi tiết). Liên kết phức hợp trong hoạt động sáng tạo có ba mức: mức sáng
kiến khi một số chi tiết của đối tượng được thay thế bằng một số chi tiết của một
số đối tượng khác, mức sáng chế hoặc sáng tác được hình thành bắt đầu bởi sự
tác động của một đối tượng đã được ghi nhớ, nhưng các chi tiết của nó đã được
thay thế hoặc biến đổi từ các chi tiết của các đối tượng khác, còn phát minh
không có yêu cầu tác động của đối tượng mà nó xuất hiện trong quá trình hiển thị
và biến đổi, kết hợp các chi tiết để tạo ra đối tượng mới. Sơ đồ mô tả sáng kiến
là a1-a2-b2-b3-c4-a5, sáng chế là a1-a2-b2-cb-d5, phát minh có thể là
a3-b3-b4-a4-a5-c5-h8. Sự phân biệt các mức trong hoạt động sáng tạo thể hiện ở
điểm bắt đầu và kết thức của đối tượng. Điểm đầu và cuối của sáng kiến là cùng
thuộc một đối tượng (đối tượng chỉ thay đổi một số trong nội dung). Sáng kiến
làm thay đổi, bổ xung hoặc cắt bớt một số đặc điểm, tính chất theo hướng tốt
hơn. Sáng chế là biểu hiện của nhu cầu thay thế một đối tượng cũ bằng một đối
tượng mới, vì vậy điểm bắt đầu là của đối tượng cũ, còn điểm cuối là chi tiết của
đối tượng mới. Còn phát minh là sự phát hiện ra đối tượng mới thông qua sự kích
hoạt nhiều lần sự ghi nhớ các chi tiết của các đối tượng theo các liên kết phức
hợp khác nhau, thông qua đó mà đối tượng mới hình thành ngay trong hệ thần
kinh. Điểm đầu của phát minh có thể là điểm đầu hoặc tại một điểm nào đó của đối
tượng. Phát minh tạo ra nhu cầu mới cho cuộc sống. Sơ đồ của hoạt động trí tuệ
là mọi sự liên kết mà hệ thần kinh có thể tạo ra giữa các chi tiết của bất kỳ đối
tượng nào. Sơ đồ này cũng là sơ đồ của các chứng rối loạn thần kinh (trong đó
có chứng hoang tưởng). Tính chất trí tuệ chỉ được thực hiện khi hệ thần kinh có
khả năng và duy trì được khả năng kiểm soát, định hướng và chọn lọc các liên kết.
Ba phương thức hoạt động cao cấp của hệ thần kinh đều có trong bộ não của mỗi
người nhưng với những tỷ lệ khác nhau. Hiểu được năng lực và các phương thức hoạt
động thần kinh của từng các nhân có ý nghĩa lớn trong việc phát huy hiệu quả
trong làm việc, học tập và nghiên cứu khoa học.
Vai trò của
liên kết ghi nhớ trong hoạt động thần kinh
Cập nhật 17:25, 11/9/2008, bởi Nam
Hy Hoàng Phong
Jump to: navigation,
search
Sự ghi nhớ được các tế bào thần kinh thực hiện mới chỉ là
một phần trong sự ghi nhớ chung của não bộ. Để hoàn chỉnh sự ghi nhớ và hiển thị
được sự ghi nhớ, một yếu tố quan trọng khác là sự liên kết giữa các tế bào thần
kinh. Sự liên kết này không chỉ đảm bảo cho hoạt động điều khiển cơ thể mà còn
đảm bảo cho hoạt động tư duy của não bộ. Hoạt động tư duy của não bộ dựa trên
các mối liên kết được hình thành giữa các tế bào ghi nhớ mới. Có thể nói rằng,
nếu không có sự liên kết giữa các tế bào thần kinh ghi nhớ mới thì không có tư
duy và cũng không có ý thức, sự ghi nhớ mới sẽ không còn ý nghĩa. Ghi nhớ được
là quan trọng, nhưng liên kết ghi nhớ còn quan trọng hơn.
Liên kết giữa các tế bào thần kinh, hay gọi ngắn gọn hơn
là liên kết thần kinh, được định nghĩa là khả năng kích hoạt theo trình tự hoặc
kích hoạt lẫn nhau giữa các tế bào thần kinh. Một tế bào thần kinh hoạt động có
thể kích hoạt các tế bào thần kinh liên kết với nó. Định nghĩa này không đặt ra
yêu cầu các tế bào thần kinh phải có một sự liên kết cụ thể dưới dạng các sợi
thần kinh nối giữa các tế bào, mà với những cách thức nào đó, một tế bào thần
kinh có thể kích hoạt bất kỳ một tế bào thần kinh khác hoạt động thì giữa chúng
có liên kết thần kinh. Khi hiểu được sự mở rộng như vậy, chúng ta sẽ hiểu được
tại sao ý nghĩ có thể chuyển rất nhanh từ đề tài này, lĩnh vực này sang đề tài
khác, lĩnh vực khác, hiểu được tại sao người Hy lạp lại cho rằng vị thần nhanh
nhất là vị thần suy nghĩ.
Liên kết thần kinh có thể quan sát được và không thể quan
sát được. Liên kết quan sát được là liên kết thực, còn liên kết không quan sát
được là liên kết ảo. Liên kết thực là liên kết được thực hiện bởi các sợi thần
kinh nối giữa các tế bào, các tín hiệu thần kinh dưới dạng xung điện sẽ di chuyển
trong các sợi thần kinh đó. Liên kết ảo là liên kết giữa các tế bào thần kinh
không nối trực tiếp với nhau bằng sợi thần kinh hoặc liên kết qua các tế bào
trung gian. Sự kích hoạt trong liên kết ảo được thực hiện bởi kích thích dưới dạng
sóng điện từ, các chất có khả năng mang thông tin hoặc gián tiếp qua sự hoạt động
của các tế bào khác. Tính quan sát được và không quan sát được trên đây chỉ là
tương đối bới chúng phụ thuộc vào khả năng quan sát. Các liên kết trên lại có
thể được chia ra thành liên kết ngang, liên kết dọc và liên kết phức hợp ( tác
giả đã nêu trong bài Ba
phương thức hoạt động cao cấp của hệ thần kinh hình thành như thế nào?). Mỗi
hình thức liên kết lại mang đến một ý nghĩa riêng cho hoạt động thần kinh.
Chúng ta sẽ xét lần lượt:
Liên kết thực, như trên đây đã nêu, là liên kết được thực
hiện thông qua các sợi thần kinh, các tín hiệu thần kinh được truyền qua các
snap hay các khớp thần kinh nằm trên các sợi này. Do các tín hiệu hay các kích
thích thần kinh được truyền theo các sợi này nên chúng mang tính tập trung,
xung năng lượng là dòng điện nên khả năng kích thích mạnh, hiệu quả kích hoạt
cao, tuy vậy số lượng các tế bào hoặc nhóm tế bào tiếp nhận kích thích sẽ giới
hạn trong các tế bào có liên kết với nhau dẫn đến sự hạn chế khả năng tư duy..
Liên kết thực có tính bền cao giúp cho việc duy trì ghi nhớ liên kết tốt, tuổi
thọ của sự ghi nhớ cao, các đối tượng ghi nhớ được có quan hệ mật thiết với
nhau sẽ được liên kết chặt chẽ. Điều này có ý nghĩa tốt trong sự ghi nhớ các
công thức , các định lý, các bài học thuộc lòng, các thao tác chính
xác....nhưng điều này cũng tạo ra các con đường cố định trong tư duy. Tư duy
theo những con đường cố định mang nặng tính bảo thủ, giáo điều do phương thức
tư duy chủ yếu là sự lặp lại các phần tử ghi nhớ trong liên kết đã hình thành.
Hoạt động thần kinh trong liên kết thực chủ yếu theo phương thức phản ứng thần
kinh, tính sáng tạo bị hạn chế khi liên kết thực phát triển theo chiều dọc và
tư duy nông cạn khi phát triển theo chiều ngang.
Cũng giống như sự hình thành cấu trúc ghi nhớ trong các tế
bào thần kinh, các sợi thần kinh nối giữa các tế bào ghi nhớ mới cũng cần có
năng lượng để hình thành. Năng lượng giúp cho sự hình thành các sợi này do các
tế bào ghi nhớ cung cấp. Điều này có nghĩa là sự ghi nhớ của tế bào đã được thực
hiện trước, sau đó sự liên kết giữa các tế bào mới được thực hiện. Điểm khác
nhau giữa sự hình thành cấu trúc nhớ và sợi thần kinh là nếu tế bào không ghi
nhớ được thì sự ghi nhớ là không có, còn không có liên kết thì sự ghi nhớ khó
được hiển thị trong khi vẫn có sự ghi nhớ. Quá trình hình thành sợi phụ thuộc
vào mức độ phát năng lượng của tế bào. Nếu năng lượng phát ra mạnh thì các sợi
hình thành nhanh và ngược lại, sợi sẽ hình thành chậm và có thể phải sau nhiều
lần tế bào hoạt động, liên kết mới hình thành..Trong thực tế, để ghi nhớ những
điều cần học thuộc lòng và đặc biệt là ghi nhớ các trình tự thao tác chính xác,
người học phải học đi học lại bài học, lặp đi lặp lại thao tác nhiều lần. Điều
này cũng tương tự với sự hình thành cấu trúc ghi nhớ. Vì vậy, sư ghi nhớ và sự
hình thành liên kết ghi nhớ có thể được hình thành trong cùng một giai đoạn
nhưng không đồng thời và có sự khác nhau giữa các cá thể. Sự hình thành liên kết
khác nhau giữa các cá thể cũng dẫn đến sự hiển thị ghi nhớ khác nhau về cùng một
đối tượng và do đó dẫn đến sự hiểu biết không thống nhất về cùng một đối tượng.
Liên kết ảo là liên kết giữa bất kỳ tế bào ghi nhớ nào tại
một thời điểm mà giữa chúng không có liên kết bằng sợi thần kinh. Liên kết ảo
cho phép các tế bào thần kinh ghi nhớ về các đối tượng khác nhau, thời điểm
khác nhau, không nằm cùng một khu vực thần kinh và có khoảng cách xa nhau có thể
kích hoạt lẫn nhau. Đây là điểm khác biệt so với liên kết thực bởi trong liên kết
thực các tế bào chỉ có thể kích hoạt được các tế bào có kết nối bằng sợi thần
kinh với nhau, mà các sợi thần kinh chỉ có thể được hình thành khi các tế bào
ghi nhớ mới có một giới hạn về khoảng cách và như phần trên đã nêu, chúng phải
có một số điều kiện để hình thành, bao gồm cả điều kiện thời gian. Liên kết ảo
cung cấp trí tưởng tượng và phương thức hoạt động trí tuệ cho hệ thần kinh.
Liên kết ảo được hình thành bởi nhiều yếu tố. Yếu tố chính
tạo nên liên kết ảo là khả năng tiếp nhận được sự kích hoạt bằng sóng điện từ của
các tế bào thần kinh ghi nhớ mới. Khi phát kích thích thần kinh thứ cấp ở dạng
xung điện, các tế bào thần kinh còn tạo ra sóng điện từ. Với một cấu trúc ghi
nhớ phù hợp, các tế bào thần kinh có thể hấp thụ và được kích hoạt bởi các sóng
điện từ này. Đây là một hướng phát triển của sự tiến hóa, nó tạo nên tính đa dạng
trong hoạt động thần kinh của các loài động vật nói chung và của loài người nói
riêng. Sóng điện từ do các tế bào thần kinh phát ra có thể lan tỏa khắp bộ não
( và có thể vượt ra ngoài cơ thể), do đó nó có thể đến với mọi tế bào thần
kinh. Các tế bào có khả năng tiếp nhận và có phổ tiếp nhận càng rộng thì tế bào
càng dễ tiếp nhận các kích thích thần kinh khác nhau, nó dễ được kích hoạt bởi
các kích thích đến từ nhiều nguồn ( có thể từ các nguồn bên ngoài hệ thần thần
kinh) hình thành nên liên kết ảo. Ngược lại, phổ tiếp nhận hẹp hoặc tế bào
không thể kích hoạt được bằng sóng điện từ thì liên kết ảo khó hoặc không thể
được tạo ra. Liên kết ảo hình thành bởi sóng điện từ phụ thuộc vào mức năng lượng
của kích thích, phổ tiếp nhận và trạng thái của tế bào tiếp nhận nên liên kết ảo
mang tính tạm thời mặc dù nó có thể xuất hiện lặp lại nhiều lần giống như liên
kết thực. Do tính tạm thời nên liên kết ảo là liên kết không bền, nó có thể được
thay thế bằng liên kết ảo khác hoặc mất liên kết. Một đặc điểm quan trọng trong
tư duy liên kết ảo là tư duy không hoặc ít lặp lại. Do đặc điểm này mà mọi ý
nghĩ, mọi sự tưởng tượng luôn có những nét mới và luôn được đổi mới. Liên kết ảo
phá vỡ tính bảo thủ, giáo điều, máy móc, trì trệ, nặng nề trong tư duy. Tính
sáng tạo của những cá thể có hệ thần kinh hoạt động chủ yếu dựa trên sự hình
thành các liên kết ảo là rất cao. Và cũng do khả năng kích hoạt bất kỳ tế bào
nào nên liên kết ảo chủ yếu là liên kết phức hợp. Một biểu hiện kém hiệu quả của
liên kết ảo là sự ngắc ngứ, ngập ngừng, chấm dứt tư duy đột ngột khi con đường
tư duy bị dẫn vào khoảng trống hoặc không tạo được liên kết. Nói cách khác,
trong một số trường hợp, liên kết ảo dẫn dụ hệ thần kinh không theo một con đường
được định hướng. Đây là mặt trái của liên kết ảo.
Liên kết ngang được hình thành khi có nhiều đối tượng cùng
tác động lên hệ thần kinh hoặc các chi tiết của cùng một đối tượng tác động đồng
thời tác động lên các cơ quan cảm giác khác nhau của hệ thần kinh. Liên kết
ngang cũng có thể được hình thành giữa các tế bào ghi nhớ về các đối tượng, các
chi tiết của các đối tượng khác nhau không đồng thời tác động lên hệ thần kinh,
nhưng các tế bào này cùng hoạt động tại một hoặc nhiều thời điểm. Trong thực tế,
hệ thần kinh tiếp nhận sự tác động đồng thời của nhiều đối tượng. Nếu sự đồng
thời này lặp đi lặp lại nhiều lần thì liên kết hình thành mặc dù các đối tượng
đó không có bất kỳ mối quan hệ nào. Các đối tượng không đồng thời tác động lên
hệ thần kinh có một số đặc điểm hay tính chất giống hoặc gần giống nhau, các đối
tượng có quan hệ với một đối tượng thứ ba cũng có thể tạo liên kết ngang với
nhau thông qua điểm giống nhau đó hoặc thông qua đối tượng thứ ba. Những sự việc
được gắn với một mốc thời gian có thể kích hoạt lẫn nhau để cùng hiển thị. Thí
nghiệm về phản xạ có điều kiện của Páp-Lốp trên chó hình thành liên kết ngang
giữa các tế bào ghi nhớ sự bật đèn với các tế bào ghi nhớ về việc được ăn để
sau đó chỉ riêng sự bật đèn đã đủ kích thích sự tiết dịch vị của chó. Khi anh A
tiếp nhận sự giới thiệu về anh B lần đầu mới gặp, anh A sẽ ghi nhớ hình ảnh và
tên của anh B. Nếu sự liên kết giữa các tế bào ghi nhớ về hình ảnh và tên hình
thành thì sau này chỉ cần nhắc đến tên thì hình ảnh của của anh B sẽ hiện ra
trong não bộ anh A và ngược lại. Nhược bằng sự liên kết không được hình thành
thì khi gặp lại anh B, anh A sẽ không nhớ được tên của anh B là gì hoặc nếu được
nhắc đến tên thì anh A cũng không hình dung ra khuôn mặt của anh B. Khi đã quen
và nhớ được giọng nói của ai đó thì mặc dù không nhìn thấy mặt, nhưng nghe thấy
giọng nói thì vẫn có thể phân biệt được những người quen.
Tính chất của liên kết ngang là liên kết giữa các đối tượng
hoặc các chi tiết của các đối tượng khác nhau, có một phần là liên kết giữa các
chi tiết của cùng một đối tượng. Vì vậy nó tạo nên khả năng kích hoạt đồng thời
nhiều đối tượng. Khi có nhiều đối tượng được kích hoạt sẽ dẫn đến sự so sánh giữa
các đối tượng. Trong các đối tượng được hiển thị đó, bộ não sẽ chọn lấy một đối
tượng phù hợp nhất để đáp ứng với sự tác động. Khả năng so sánh và chọn lọc
tăng cao khi có nhiều đối tượng cùng loại được ghi nhớ và liên kết với nhau. Do
khả năng đáp ứng tốt nhất sự tác động nên liên kết ngang là nền tảng cho sự
nhanh nhẹn, khéo léo và thông minh, chỉ số thông minh được đánh giá chủ yếu dựa
trên sự nhanh nhẹn và có đáp án tốt nhất, về thực chất là sự đánh giá số lượng
đối tượng được ghi nhớ và khả năng chọn lọc đối tượng cần thiết. Đi cùng với việc
ghi nhớ được nhiều đối tượng sẽ là sự hạn chế về việc ghi nhớ các chi tiết của
từng đối tượng. Điều này có nghĩa là khi biết rất nhiều đối tượng thì việc hiểu
sâu sắc từng đối tượng dễ bị hạn chế, những người có biểu hiện thông minh chưa
chắc chắn là người có hiểu biết sâu sắc. Khi không có sự hiểu sâu về từng đối
tượng thì tư duy sẽ nông cạn, hời hợt. Và cũng do liên kết ngang giữa các đối
tượng khác nhau nên dễ dẫn đến tình trạng lan man, những vấn đề được đưa ra
không hòa nhập hoặc cùng chủ đề, không có tính tập trung, những động tác không
phù hợp hoặc những thói quen không cố ý đi cùng với sự thực hiện một việc nào
đó hay những động tác thừa, khi có nhiều đối tượng cùng được kích hoạt sẽ xuất
hiện trạng thái phân tâm ( Freud đã có rất nhiều khám phá về trạng thái này).
Nhiều người tỏ rõ sự ngạc nhiên khi biết mình hoặc người khác cho biết mình đã
thực hiện một động tác, một hành vi, một câu nói không liên quan đến công việc
đang được tập trung thực hiện. Những thói quen rất dễ được đem ra sử dụng trong
bất kỳ thời điểm hoặc công việc nào mặc dù chúng không liên quan đến công việc
đó. Trong trạng thái phân tâm có thể có một quá trình tư duy nổi trội lấn át sự
hiển thị các quá trình khác. Các quá trình tư duy hoặc hoạt động thần kinh bị lấn
át diễn ra song song với quá trình nổi trội nhưng thường không được nhận ra. Do
không hiển thị rõ nên những quá trình bị lấn át này thường không được kiểm
soát. Chúng có thể làm hỏng hoặc tạo ra được những bất ngờ thú vị cho quá trình
tư duy nổi trội. Sự kích hoạt nhiều đối tượng cùng hiển thị cũng có khả năng tạo
nên sự kiểm soát trong hoạt động thần kinh. Sự kiểm soát này định hướng hoạt động,
ngăn cản những ý nghĩ xấu xa và những hành vi tồi tệ, nguy hại. Những luồng hay
quá trình tư duy tạo nên sự kiểm soát là những phản biện trong hoạt động thần
kinh. Sự phản biện xác định giá trị của cái đúng, ngăn chặn những cái sai trong
tư duy và trong triển khai thực hiện các hành vi. Liên kết ngang trong nhiều
trường hợp giúp cho việc nhớ lại được dễ dàng. Một đối tượng mới sẽ dễ được nhớ
lại hơn khi gắn nó với một đối tượng rất dễ nhớ khác mà không cần yêu cầu hai đối
tượng phải có liên hệ với nhau. Một sự việc xảy ra trong những ngày lễ hay kỷ
niệm sẽ dễ dàng được nhớ hơn so với xảy ra trong những ngày bình thường. Liên kết
ngang là cơ sở cho phương pháp nhớ đa điểm và nhớ có sự hỗ trợ. Nhớ có sợ hỗ trợ
là phương pháp gắn đối tượng cần nhớ với một đối tượng dễ nhớ, còn nhớ đa điểm
là sợ ghi nhớ bằng việc thu nhận đồng thời thông tin về đối tượng qua nhiều cơ
quan cảm giác khác nhau như bằng hình ảnh, bằng âm thanh hoặc bằng mùi vị. Tuy
vậy nó cũng có thể gây nên sự phiền toái khi những cái không mong muốn cứ hiện
ra trong trí óc và lấn át cái cần hiển thị, cần nhớ lại.
Liên kết dọc là liên kết giữa các bộ phận, các chi tiết,
các quá trình vận động của một đối tượng. Liên kết dọc cũng có thể là liên kết
thực hoặc liên kết ảo. Thông thường, liên kết dọc cần có thời gian để hình
thành. Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân các đối tượng không thể hiện đầy đủ
các chi tiết, các bộ phận của nó trong những lần tác động lên hệ thần kinh, với
đối tượng có sự vận động thì điều này là đương nhiên. Đối tượng càng có nhiều bộ
phận, nhiều chi tiết thì thời gian hình thành liên kết càng kéo dài, các bộ phận,
các chi tiết của đối tượng sẽ được bổ xung dần vào liên kết hoặc có thể mất đi
( do hội chứng quên tạm thời hay vĩnh viễn ), vì vậy không phải bất kỳ trường hợp
nào được nhớ lại, các chi tiết, các bộ phận của đối tượng cũng được hiển thị đầy
đủ. Sự hình thành các cấu trúc ghi nhớ trong liên kết dọc có thể là sự hình
thành đồng thời khi các chi tiết của đối tượng cùng tác động lên hệ thần kinh (
trường hợp này giống với liên kết ngang), nhưng chủ yếu là hình thành theo
trình tự bởi không phải hệ thần kinh luôn được tiếp nhận đồng thời và đầy đủ mọi
thông tin về đối tượng, với những đối tượng có độ phức tạp lớn thì phải mất rất
nhiều thời gian bộ não mới thu thập được. Các cấu trúc ghi nhớ về những chi tiết
mới của đối tượng chịu sự tác động của kích thích đến từ các tế bào thần kinh cảm
giác do sự tác động của chi tiết đó và kích thích đến từ các cấu trúc đã ghi nhớ
về các chi tiết khác của đối tượng. Sự ghi nhớ này giống với sự ghi nhớ trong
phản xạ có điều kiện. Khi có sự kích hoạt, cấu trúc này sẽ hoạt động bởi kích
thích từ hệ thống cảm giác hoặc từ các cấu trúc ghi nhớ các chi tiết trước. Sự
kích hoạt bởi các cấu trúc ghi nhớ chi tiết trước tạo nên sự tuần tự trong hiển
thị về các chi tiết của đối tượng. Các bài học thuộc lòng là đối tượng và là thể
hiện cho kiên kết dọc. Sự ghi nhớ có thể không diễn ra ngay tức khắc khi có sự
tác động của đối tượng và sự hình thành liên kết dọc còn khó hơn, vì vậy để tạo
ra sự liên kết dọc cho những bài học thuộc lòng, cần phải cho đối tượng tác động
lặp lại nhiều lần. Nếu sự ghi nhớ đã được thực hiện nhưng chưa có liên kết thì
sau một quãng thời gian nào đó có yêu cầu hiển thị đối tượng, các chi tiết của
nó sẽ không được hiển thị đầy đủ. Hệ thần kinh ghi nhớ về nhiều đối tượng, vì vậy
sẽ có rất nhiều liên kết dọc được tạo ra và tồn tại song song với nhau.
Tính chất quan trọng nhất của liên kết dọc là sự nắm bắt về
đối tượng. Hệ thần kinh ghi nhớ được càng nhiều bộ phận, chi tiết và đầy đủ mọi
quá trình vận động của đối tượng thì sự nắm bắt về đối tượng càng chắc chắn, đối
tượng càng được hiểu rõ. Với sự nắm chắc như vậy thì hệ thần kinh có thể biết
trước được sự vận động của đối tượng trong những lần đối tượng xuất hiện sau
này. Vì vậy liên kết dọc có tính và khả năng dự báo đối với những đối tượng vận
động. Tư duy theo liên kết dọc là tư duy phân tích, tư duy theo chiều sâu, theo
nội hàm của đối tượng. Sự phân tích thể hiện ở việc xác định số lượng các yếu tố
cấu thành nên đối tượng, mối liên hệ giữa các chi tiết, các tính chất, đặc điểm,
trạng thái, quy mô, vai trò của đối tượng, mối quan hệ có thể với các đối tượng
khác, các chi tiết chủ yếu, các chi tiết phụ trợ, các chi tiết còn thiếu hoặc
có thể của đối tượng,v.v...Sự phân tích mang đến sự đánh giá định lượng, do đó
sự nhận thức về đối tượng theo liên kết dọc là nhận thức định lượng, còn nhận
thức theo liên kết ngang là nhận thức định tính. Liên kết ngang giúp cho sự nhận
biết về nhiều đối tượng, còn liên kết dọc giúp cho việc hiểu sâu về một đối tượng.
Tư duy theo liên kết dọc dễ tạo nên sự nổi trội. Quá trình tư duy nổi trội tạo
nên sự tập trung cho đối tượng và hiện tượng đãng trí.
Liên kết phức hợp được hình thành do các đối tượng có nhiều
chi tiết, các chi tiết của các đối tượng khác nhau tác động đồng thời, các đối
tượng có các chi tiết giống hoặc gần giống nhau, các chi tiết khác nhau của các
đối tượng khác nhau đã được ghi nhớ lặp lại sự hoạt động đồng thời nhiều lần.
Liên kết phức hợp có thể được hình thành giữa từng nhóm đối tượng hoặc có thể
là tất cả các đối tượng đã được hệ thần kinh ghi nhớ, nhóm đơn giản nhất là
liên kết phức hợp giữa hai đối tượng. Khi nhiều đối tượng có một hoặc một số
chi tiết giống nhau, hệ thần kinh có thể sử dụng luôn các tế bào thần kinh ghi
nhớ về chi tiết đó mà không cần tạo thêm điểm ghi nhớ mới. Đặc điểm này giúp tạo
ra sự liên kết giữa các đối tượng, đồng thời giúp cho hệ thần kinh tiết kiệm
dung lượng nhớ. Một tế bào thần kinh có nhiều sợi thần kinh nối tới các tế bào
ghi nhớ mới là điểm ghi nhớ chung của các đối tượng khác nhau và do đó nó tạo
liên kết ngang giữa các đối tượng ( liên kết thực). Trong trường hợp liên kết ảo,
điểm chung này là các tế bào hoặc nhóm tế bào ghi nhớ có phổ tiếp nhận kích
thích rộng để có thể tiếp nhận kích thích từ nhiều nguồn khác nhau và kích
thích thứ cấp do chúng phát ra được nhiều tế bào thần kinh khác nhau tiếp nhận.
Chúng ta dễ thấy là liên kết thực không tạo được nhiều liên kết phức hợp (liên
kết phức hợp thực), còn liên kết ảo là một con số không được xác định (liên kết
phức hợp ảo). Liên kết phức hợp thực hình thành trong một nhóm đối tượng hoặc
các đối tượng trong một lĩnh vực, còn liên kết phức hợp ảo có thể là trong
nhóm, trong từng lĩnh vực và cũng có thể là giữa các nhóm, các lĩnh vực và tất
cả các đối tượng được ghi nhớ. Tùy theo mức độ tiến hóa và từng cá thể mà liên
kết phức hợp hình thành trong não bộ động vật. Liên kết phức hợp mang tính phổ
biến trong các cá thể động vật hình thành ngôn ngữ tiếng nói, nhưng số lượng và
tính chất của liên kết phức hợp lại khác nhau giữa các cá thể. Có rất nhiều yếu
tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự hình thành liên kết phức hợp dẫn đến
năng lực hoạt động rất khác nhau giữa các cá thể.
Liên kết phức hợp là cơ sở cho hoạt động tư duy và năng lực
sáng tạo. Tư duy trong liên kết phức hợp không đơn thuần là sự hiển thị, sự tái
hiện các đối tượng theo đúng cách thức mà đối tượng đã được ghi nhớ. Các đối tượng
trong tư duy này được hiển thị trong sự liên hệ với các đối tượng khác có liên
quan, các chi tiết của các đối tượng hiển thị xen cài vào nhau. Với tư duy nhận
thức thì sự hiển thị đó làm cho đối tượng được bổ xung các đặc điểm, tính chất,
trạng thái, các chi tiết còn thiếu và do đó đối tượng được nhận thức rõ ràng
hơn, đúng đắn hơn và đầy đủ hơn. Với tư duy ý thức thì quá trình tư duy sẽ tạo
ra sản phẩm mới hoặc sự sáng tạo mới. Xin lưu ý là giữa việc tạo ra sản phẩm mới
và sự sáng tạo là hai quá trình tư duy khác nhau, có nghĩa là tính sáng tạo phải
dựa trên cơ sở tư duy theo liên kết phức hợp, nhưng không phải cứ tư duy phức hợp
sẽ dẫn đến sự sáng tạo. Tư duy tạo sản phẩm mới không mang tính sáng tạo là sự
tư duy theo những công thức, những con đường đã được vạch sẵn, được định trước,
hiểu một cách đơn giản nhất thì quá trình này là sự thay đổi các tham số. Số lượng
đối tượng trong dạng tư duy này là tối thiểu và chỉ trong phạm vi cần thiết. Tư
duy sáng tạo không hạn chế số lượng các đối tượng tham gia ( nếu không có nhiều
đối tượng tham gia thì sự sáng tạo khó được thực hiện). Trong các đối tượng
tham gia vào tư duy sáng tạo có các đối tượng có các tính chất, đặc điểm, tính
năng, tác dụng và những yếu tố giống nhau hoặc tượng tự nhau, trong đó có những
yếu tố nổi trội để có thể thay thế hoặc kết hợp tạo nên sự thay đổi theo chiều
hướng tốt lên cho đối tượng đang xem xét. Như vậy tư duy sáng tạo cần có sự
tham gia của nhiều đối tượng hơn mức cần thiết và có sự liên kết phức hợp rộng
rãi giữa các đối tượng. Nếu không có sự liên kết đó thì mặc dù có thể ghi nhớ
được rất nhiều đối tượng, tính sáng tạo cũng không có, sự ghi nhớ trong trường
hợp này nói theo cách đơn giản đó chỉ là sự thuộc bài. Anh-xtanh đã rất đúng
khi nói rằng sự tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Sự tưởng tượng do liên kết
phức hợp rộng rãi tạo nên. Những liên kết mới do hệ thần kinh tự tạo ra có thể
làm xuất hiện những đối tượng mới, cách tư duy mới, điều này dễ dẫn đến sự hiểu
lầm là những cái đó đã có sẵn trong hệ thần kinh hoặc là tiềm thức. Không cái
gì là có sẵn trừ những cái thuộc về bản năng. Ý thức cũng không có sẵn mà nó được
hình thành trong quá trình sinh trưởng của hệ thần kinh.
Tư duy theo liên kết phức hợp có thể phát triển chủ yếu
theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc hình thành nên một số thiên hướng hoạt động
thần kinh. Tư duy theo hướng ngang có yêu cầu hệ thần kinh phải ghi nhớ được
nhiều đối tượng và mỗi đối tượng cần được hiểu ở một mức độ nào đó. Việc nắm bắt
được nhiều đối tượng sẽ giúp cho hệ thần kinh có thể so sánh, đánh giá, chọn lọc
đối tượng phù hợp, nên những cá thể tư duy theo hướng ngang phù hợp với vị trí
chỉ đạo, lãnh đạo, hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật... Tư duy theo hướng dọc
và trong phạm vi nhóm các đối tượng có liên quan với nhau là tư duy hẹp và do
đó phù hợp với các vị trí làm việc mang tính chuyên môn.
Các dạng liên kết trên đây có thể chuyển đổi lẫn nhau. Sự
chuyển đổi này diễn ra trong quá trình sinh trưởng và hoạt động của hệ thần
kinh. Mỗi sự chuyển đổi đem đến một hiệu quả hoạt động thần kinh nào đó. Chúng
ta xét lần lượt:
· Chuyển
đổi từ liên kết ảo thành liên kết thực. Sự ghi nhớ ban đầu do các tế bào thực
hiện, các sợi thần kinh tạo liên kết sau đó mới hình thành do sự hoạt động của
các tế bào thần kinh này. Nói cách khác, liên kết ban đầu giữa các tế bào thần
kinh ghi nhớ mới là liên kết ảo. Sau nhiều lần hoạt động, sợi thần kinh hình
thành tạo nên liên kết thực. Như vậy liên kết ảo đã trở thành liên kết thực..
Có nhiều dạng liên kết ảo, do đó hiệu quả của mỗi sự chuyển đổi cũng khác nhau.
Liên kết ảo qua trung gian sẽ được thay thế bởi liên kết thực không qua trung
gian làm cho đường đi của kích thích thần kinh ngắn hơn, phản xạ thần kinh
nhanh hơn và do đó hệ thần kinh hoạt động có hiệu quả cao hơn. Liên kết ảo
không qua trung gian hay liên kết bằng sóng điện từ được thay thế bằng liên kết
thực tạo cho sự liên kết ghi nhớ giữa các tế bào thần kinh được bền vững hơn, sự
ghi nhớ dễ được hiển thị hơn và tạo thành những con đường mòn trong tư duy
nhưng nó sẽ làm mất đi tính sáng tạo hình thành trong liên kết ảo. Sự chuyển đổi
từ liên kết ảo thành liên kết thực đã làm cho các thần đồng không còn phát huy
được sự thông minh khi trưởng thành và làm cho những ý tưởng không phù hợp với
thực tế hình thành trong quá trình tư duy không thể thay đổi được tạo nên sự
hoang tưởng. Sự hoang tưởng bắt đầu bằng tư duy sáng tạo trong liên kết phức hợp
ảo và kết thúc bằng liên kết đơn thực.
· Chuyển
đổi từ liên kết thực thành liên kết ảo. Liên kết thực là liên kết có tính bền
cao hơn liên kết ảo nên sự chuyển đổi từ liên kết bền hơn sang liên kết kém bền
là ít hơn so với quá trình chuyển từ liên kết ảo sang liên kết thực. Sự chuyển
đổi này hình thành trong khi trong một chuỗi liên kết thực có những tế bào vì một
lý do nào đó không hoạt động, còn những tế bào tiếp theo nó vẫn hoạt động bởi sự
kích thích từ các tế bào đứng trước tế bào không hoạt động. Sự chuyển đổi này
làm cho quá trình hoạt động của hệ thần kinh không bị ngừng lại.
· Chuyển
đổi từ liên kết ngang thành liên kết dọc. Tiêu trí để phân biệt giữa liên kết
ngang và liên kết dọc là sự liên kết giữa các nhóm tế bào ghi nhớ về nhiều đối
tượng hay cùng một đối tượng. Trong thực tế thì không có một đối tượng nào chỉ
có một chi tiết. Nói cách khác, mỗi chi tiết của một đối tượng cũng là một đối
tượng ghi nhớ của hệ thần kinh. Khi các chi tiết của một đối tượng đồng thời được
ghi nhớ, giữa chúng hình thành liên kết ngang. Sự xắp sếp lại các chi tiết theo
lô gic của đối tượng được thực hiện sẽ hình thành liên kết dọc giữa các chi tiết
đó. Sự chuyển đổi này tạo nên tính lôgic cho tư duy. Sự chuyển đổi này không chỉ
xảy ra trong phạm vi một đối tượng mà còn xảy ra giữa các đối tượng khác nhau.
Với những hệ thần kinh tạo ra được các liên kết ngang giữa nhiều đối tượng thì
cơ hội so sánh, đánh giá, chọn lọc các chi tiết hợp lý nhất là rất cao. Sau khi
chọn lọc được các chi tiết hợp lý, hệ thần kinh sẽ tổng hợp và liên kết các chi
tiết đó theo lôgic thành một đối tượng mới có mức phù hợp cao nhất với tự
nhiên. Đây là quá trình tư duy biện chứng. Tư duy biện chứng yêu cầu hệ thần
kinh vừa có khả năng tổng hợp, vừa có khả năng phân tích. Mức tư duy cao hơn là
tư duy triết học biện chứng. Mức tư duy này ngoài yêu cầu về khả năng tổng hợp,
phân tích trên đây còn cần thêm khả năng khái quát.
· Chuyển
đổi từ liên kết dọc thành liên kết ngang. Sự chuyển đổi này nhằm nâng cao khả
năng phản ứng của hệ thần kinh khi có tác động tự bên ngoài. Các đối tượng, các
chi tiết trong liên kết dọc được kích hoạt tuần tự nên bị mất thời gian, sự đáp
ứng vì vậy có thể không kịp thời. Chuyển liên kết dọc thành liên kết ngang giúp
cho các chi tiết hoặc đối tượng cần thiết được kích hoạt trước, còn các đối tượng
hoặc chi tiết không cần thiết sẽ kích hoạt sau hoặc không cần kích hoạt. Sự
chuyển đổi này làm tăng tốc hoạt động thần kinh.
Sự đa dạng và biến đổi theo thời gian, theo trạng thái
trong hoạt động thần kinh khiến cho việc tìm hiểu về các phương thức hoạt động
thần kinh dựa trên các thiết bị kỹ thuật là không thể thực hiện được. Để có thể
tìm hiểu về năng lực thần kinh của mỗi cá thể cần có sự theo dõi liên tục và
theo những tiêu chí cần thiết. Đánh giá đúng về năng lực và phương thức hoạt động
thần kinh của mỗi người không chỉ giúp cho việc học tập và rèn luyện trở nên nhẹ
nhàng, mà còn là cơ sở cho việc sắp xếp, phân công lao động đạt hiệu quả làm việc
cao nhất.
Tư duy là
gì? Đặc điểm của tư duy? Trong điều kiện nào tư duy xuất hiện?
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển
bách khoa. Hà Nội. 2005); Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức
một cách đặc biệt -Bộ não người-. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan
dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận .v.v... Theo một định nghĩa
khác, "tư duy" là danh từ triết học dùng để chỉ những hoạt động của
tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông
qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng
xử tích cực với nó.
Cơ chế hoạt động cơ sở của tư duy dựa trên hoạt động sinh lý của bộ não với tư
cách là hoạt động thần kinh cao cấp. Mặc dù không thể tách rời não nhưng tư duy
không hoàn toàn gắn liền với một bộ não nhất định. Trong quá trình sống, con
người giao tiếp với nhau, do đó, tư duy của từng người vừa tự biến đổi qua quá
trình hoạt động của bản thân vừa chịu sự tác động biến đổi từ tư duy của đồng
loại thông hoạt động có tính vật chất. Do đó, tư duy không chỉ gắn với bộ não của
từng cá thể người mà còn gắn với sự tiến hóa của xã hội, trở thành một sản phẩm
có tính xã hội trong khi vẫn duy trì được tính cá thể của một con người nhất định.
Tư duy bắt nguồn từ hoạt động tâm lý. Hoạt động này gắn liền với phản xạ sinh
lý là hoạt động đặc trưng của hệ thần kinh cao cấp. Hoạt động đó diễn ra ở các
động vật cấp cao, đặc biệt biểu hiện rõ ở thú linh trưởng và ở người. Nhưng tư
duy với tư cách là hoạt động tâm lý bậc cao nhất thì chỉ có ở con người và là kết
quả của quá trình lao động sáng tạo của con nguời. Theo quan điểm của triết học
duy vật biện chứng, lao động là một trong các yếu tố quyết định để chuyển hóa
vượn có dạng người thành con người. Từ chỗ là một loài động vật thích ứng với tự
nhiên bằng bản năng tự nhiên, con người đã phát triển sự thích ứng đó bằng bản
năng thứ hai là tư duy với năng lực trừu tượng hóa ngày càng sâu sắc đến mức nhận
thức đuợc bản chất của hiện tượng, quy luật của tự nhiên và nhận thức đựoc
chính bản thân mình.
Tư duy tích cực
là gì ?
Posted on Tháng Hai 20, 2009
by Trần Đình Hoành
Chào các bạn,
Tư duy tích cực là gì? Tư duy tích cực khác với một vài loại
tư duy khác như thế nào? Tại sao ta lại cần tư duy tích cực?
“Tư duy” thường có nghĩa là suy nghĩ, và nói đến suy nghĩ
là ta thường có ấn tượng rằng đó là một hoạt động của não bộ một lúc nào đó. Thực
ra, từ “tư duy” ở đây rông rãi hơn, và có nghĩa là một thái độ sống, một cái
nhìn về cuộc đời và sự sống, tương tự như tư duy trong cụm từ “thay đổi tư
duy.” Tư duy tích cực chính là “sống tích cực” hay “thái độ tích cực.”
“Tích cực” có nghĩa là … không tiêu cực , là
(1) khi nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề ta luôn luôn thấy
cái hay, cái đẹp, cái tốt;
(2) nếu thấy cái xấu ta có khả năng biến cái xấu thành cái
tốt; và
(3) luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn.
Ví dụ: (1) Bạn A. của mình thật năng động và có lòng tốt với
mọi người, (2) chỉ hơi keo kiệt một tí, nhưng như vậy thì, nếu bạn làm thủ quỹ
cho nhóm mình, chắc chắn là quỹ chẳng bao giờ thiếu hụt, và (3) cứ làm từ thiện
hoài thì chắc chắn là bạn sẽ từ từ biết cách “phung phí” tiền cho người nghèo
khổ.
Đặc điểm của tư duy tích cực là
(1) tập trung cái nhìn và tư tưởng vào cái tốt, nếu thấy
cái xấu cũng phải tìm cho ra cái tốt trong cái xấu để tập trung tư tưởng vào
đó, và
(2) dùng cái tốt như là động lực thúc đẩy mình sống và làm
việc, đi đến mục đích cuối cùng là làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Cuộc đời đây
là cuộc đời của chính mình, và là cuộc đời của thế giới mình sống. Tức là, cái
tốt vừa là động lực thúc đẩy mình sống, vừa là mục
tiêu tối hậu của cuộc sống.
Thông thường người ta thường phân chia thế giới thành hai
nhóm người—tích cực và tiêu cực. Nhưng đó chỉ là cách nói tắt cho thuận tiện;
thực ra ai cũng vừa tích cực vừa tiêu cực, chỉ là khuynh hướng nào mạnh hơn mà
thôi. Hơn nữa, thông thường ta hay có thói quen tích cực hay tiêu cực tùy theo…
trời mưa nắng và tùy theo đối tượng suy tưởng là người yêu hay… ông hàng xóm
khó chịu.
Ta thực tập tư duy tích cực để ta luôn luôn tích cực–những
ngày nắng đẹp cũng như những ngày ngập lụt, khi dạo phố với người yêu cũng như
khi bị đụng xe–đối với tất cả mọi người–bạn thân hay địch thủ, thánh nhân hay đồ
tể.
Bay!
Và ta cần “thực tập” vì tâm tính không dễ gì thay đổi được.
Tâm tính của mỗi người là một bộ máy tâm sinh lý đặc biệt, cứ như thế mà vui buồn
yêu ghét. Không phải muốn đổi tâm tính là có thể làm xong trong một ngày, một
tuần. Nếu cơ thể cần được tập luyện mỗi ngày, khá lên mỗi ngày một tí, vài ba
năm mới được như vận động viên, thì tâm tính cũng thế, cũng phải được rèn luyện
mỗi ngày, không, mỗi phút giây ta sống. Và phải kiên nhẫn một thời gian thì mới
có được kết quả “trông thấy”.
Nhưng tại sao ta phải suy tư tích cực? Trời sinh sao để vậy
không được sao?
Trước hết, tâm tính của ta không phải do trời sinh. Các yếu
tố di truyền có dự phần một tí, như là sinh ra thì có hai tay hai chân, nhưng
có đai đen Judo hay một cơ thể èo ọt bệnh hoạn là do ta. Trí lực và tâm lực
cũng thế, trời sinh ra có tâm trí, tích cực hay tiêu cực là do ta.
Và thực ra thì chẳng ai bắt ta phải tích cực hay tiêu cực
cả, sống cách nào là sở thích cá nhân và tự do lựa chọn của mỗi người. Nếu ta
muốn làm thư sinh trói gà không chặt, tối ngày thương mây khóc gió, như các nho
sĩ trong Số Đỏ, thì cũng được. Nhưng nếu ta muốn mạnh mẽ từ thể chất đến tinh
thần, sống như hải âu cưỡi gió trên những lọn sóng đại dương, thì ta phải tư
duy tích cực. Chỉ là vấn đề lựa chọn.
Một trong những câu hỏi ta hay gặp khi nói đến tư duy tích
cực là: “Đôi khi ta cũng cần phải phê phán chứ. Critial thinking cũng cần vậy.”
Critical thinking, tạm dịch là tư duy phê phán, là một phương thức suy nghĩ rất
được chú trọng ngày nay. Thực ra critical vừa có nghĩa là phê phán, vừa có
nghĩa là nghiêm trọng. Đây là cách suy nghĩ đặt trọng tâm vào nghi vấn—đánh dấu
hỏi tất cả các tiền đề, các kết luận, các dữ kiện, các phương pháp làm việc,
trong một vấn đề, cho đến khi ta thỏa mãn với độ chính xác của tất cả các điều
này và đi đến một kết luận chính xác. Và nếu nói đến nghi vấn và phê phán tức
là nói đến việc phải mang cái xấu (và cái tốt) ra mổ xẻ. Mà nói đến cái xấu là
có người nghĩ rằng như vậy có vẻ không tích cực.
Chúng ta sẽ nói đến critical thinking chi tiết hơn trong một
dịp khác. Tại đây chúng ta chỉ cần nhắc rằng, critical thinking (tư duy phê
phán) và positive thinking (tư duy tích cực) đều cần thiết và có thể đi đôi với
nhau. Positive thinking là một thái độ sống, hơn là một phương thức suy nghĩ.
Critical thinking là một phương thức suy nghĩ. Ta có thể dùng critical thinking
với một thái độ tích cực, hoặc với một thái độ tiêu cực.
Ví dụ, đối diện với các vấn đề giáo dục, ta có thể dùng
critical thinking để mang ra một số các vấn đề như chương trình học chưa khoa học
và thực tiễn, phương pháp giảng dạy còn từ chương, lương giáo viên còn thấp, học
cụ còn thiếu thốn, v.v… Nếu là người tiêu cực thì ta sẽ ngồi đó nhăn nhó phàn
nàn: “Nhà nước ta tồi, dân ta tồi. Chấm hết.” Nhưng nếu là người tích cực thì
ta sẽ nhìn vào các yếu tố tích cực như văn hóa Việt kính trọng thầy cô, kinh tế
quốc gia phát triển khá trong thập niên qua, một số các công ty viễn thông
(Internet) là công ty nhà nước, liên hệ quốc tế tốt, người Việt ở nước ngoài
đông, để tính đến một kế hoạch vận dụng tất cả sức mạnh nầy vào việc cải cách
giáo dục.
Critical thinking là một phương pháp phân tích để tìm hiểu
một vấn đề thật kỹ. Positivie thinking là một thái độ tích cực ta có trong khi
làm công việc phân tích tìm hiểu đó. Cả hai đi đôi với nhau rất tốt.
Tư duy tích cực là chủ động, dùng thái độ của mình để tạo
ra thế giới của mình. Thế giới của mình là cơ thể và đầu óc của mình, gia đình
mình, bạn bè mình, những công việc mình làm, những người mình giao tiếp hằng
ngày. Mình chủ động tích cực để biến thế giới đó và những người trong thế giới
đó trở thành vui vẻ hơn và tích cực hơn một tí. Thay vì cứ sống theo lối phản ứng—gặp
người vui thì vui, gặp người cau có thì cau có—tức là làm cho thế giới của mình
chao đảo từng phút từng giờ, thì mình chủ động giữ thế giới của mình an vui
tích cực luôn luôn. Điều này, trên phương diện triết lý, có thể gọi là duy tâm,
tức là dùng tâm thức của mình để quản lí mình và môi trường sống của mình đó,
các bạn a.
Chúc các bạn một ngày vui vẻ.
Mến,
Hoành
|
|
Viết bởi Huynh Ngoc Han |
|
1. Gạt bỏ những hiều biết về kiến thức thông thường: Trước hết, các bạn hãy trả lời
câu hỏi sau đây, nhưng tối thiểu phải suy nghĩ 5 phút
|
Viết bởi Triệu Thứ bảy, 21 Tháng
11 2009 01:10
I. Tư duy sáng tạo là gì?
1. Gạt bỏ những hiều biết về kiến thức thông thường:
Trước hết, các bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây, nhưng tối thiểu phải suy nghĩ 5
phút
Có một chai rượu nho, nút bần trên miệng chai không mở được. Vậy làm thế nào để
uống được chai rượu nho này mà không cần đập vở chai, cũng không xoi qua lỗ nút
chai
Bạn có trả lời câu hỏi trên một cách dễ dàng không?
Tất nhiên nhiều người sẽ trả lời đúng câu hỏi trên một cách dễ dàng. Những cũng
có người phải chào thua. Câu trả lời thật đơn giản: Ấn nút bần cho lọt vào bên
trong. Thế nhưng cũng có nhiều người không nghĩ ra, cứ nghĩ rằng muốn uống rượu
thì pahỉ mở nút chai ra. Nếu nút chai không mở ra được thì sẽ không uống được
rượu trong chai. Bản chất của câu hỏi trên chính là nhằm vào chỗ yếu trong suy
nghĩ của con người, chỉ nghĩ theo sự hiểu biết thông thường của mình.
Lúc bé, chúng ta học nhiều về thường thức trong cuộc sống. Tất nhiên, những hiểu
biết đó đã giúp ích cho ta trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy, cũng có những lúc
nó không những vô dụng mà còn làm hạn chế tư duy của chúng ta khi giải quyết một
số vấn đề.
Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề đơn giản đến nỗi trẻ con cũng làm được mà người
lớn lại cảm thấy vô cùng khó khăn.
2. Gạt bỏ những kinh nghiệm trong quá khứ.
Nhà ảo thuật muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo ra, thường phải làm ngược lại
cách nghĩ thông thường của khán giả. Thông thường, ai cúng nghĩ rằng, muốn lấy
một vật gì đó từ trong túi áo thì phải thò tay vào túi áo. Giả sử nhà ảo thuật
thò tay vào túi áo, lợi dụng khi lấy khăn tay luôn tiện lấy cả tờ giấy bạc ra
thì rất dễ bị khán giả phát hiện
Cũng một động tác nhưng nếu ta làm ngược lại, thay vì lấy tờ giấy bạc ra lúc
thò tay vào túi lấy khăn tay, nay nhà ảo thuật thò tay vào lấy chiếc khăn nhưng
chỉ lấy chiếc khăn thôi, không có tờ giấy bạc nào cả. Khán giả cũng trố mắt để
theo dõi chiếc khăn lấy từ túi ra có kèm theo vật gì không ? Không có. Khán giả
có thể yên trí được rồi ! Thế nhưng lúc bấy giờ cũng chính là lúc nhà ảo thuật
trôr tài của mình, anh ta đường hoàng thò tay vào túi để bỏ chiếc khăn vào
và….thật nhanh, tờ giấy bạc được lấy ra trong lúc bỏ chiếc khăn vào, chứ không
phải lúc lấy chiếc khăn ra. Từ đó ta thấy lường gạt hay ảo thuật đều làm ngược
lại với những suy nghị thông thường của con nguời. Đó cũng là chỗ yếu tâm lý của
chúng ta.
Đầu óc của con người vì sao lại bị ràng buộc bởi những ‘hiểu biết về kiến thức
thông thường’ hoặc “kinh nghiệm của qúa khứ” ?. Tôi cho rằng chẳng qua là bộ
não của chúng ta cấu tạo quá hoàn chỉnh mà thôi.
Suy nghĩ cũng làm cho con người mệt mỏi, nên cần có thời gian thích đáng để nghỉ
ngơi. Nhất là gặp những trường hợp nhiều lần được giải quyết một cách thuận lợi
bởi những kinh nghiệm sẵn có, lúc đó đầu óc của chúng ta sẽ chọn các ‘tiết kiệm
tư duy” để ứng phó với những vấn đề đó.
Điều đó làm cho đầu óc của chúng ta trở nên mất linh hoạt. Đó chính là nguyên
nhân làm hạn chế tính sáng tạo trong tư duy của con người.
Để tránh sự xơ cứng của bộ não, ta nên tập thành thói quen suy xét một vật hoặc
một vấn đề từ nhiều khía cạnh.
Chịu khó tư duy, chịu khó động não, chắc chắn các bạn sữ có những cách giải quyết
vấn đề hoặc những phát hiện bất ngờ.
3. Tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo
Giữ gìn truyền thống là điều không ai chối cãi. Những trong thời đại tên lửa
hiên nay, bất cứ ai cũng cần có những sáng tạo trong tư duy.
Nhưng thực tế thì hầu hết những người thông thường không có sự cố gắng trong việc
rèn luyện tính sáng tạo tư duy của mình. Bởi lẽ họ cho rằng khả năng sáng tạo
là bẩm sinh. Không thể rèn luyện hoặc nhờ sự cố gắng mà có.
Thực tế dù ở gia đình, nhà trường hoặc nơi làm việc, đều có rất nhiều nguyên
nhân làm hạn chế tính sáng tạo. Nhất là tại các cơ quan làm việc. Đối với những
suy nghĩ táo bạo của tuổi trẻ thường bị phê bình là: “Quá non nớt! Quá ấu trĩ!”
Ở một xí nghiệp nào đó khi có mặt giám đốc, các nhân viên vẫn cười nói bình thường,
đấy là bầu không khí làm việc lý tưởng. Nhưng ngược lại tại một số nơi khi trưởng
phòng xuất hiện các tổ trưởng lập tức câm miệng như hến, nhân viên bỗng nhiên
trở nên hiền như con mèo con mới mang về. Ở những công ty đó, các nhân viên trẻ
làm sao có khả năng phát huy tính sáng tạo trong công tác của họ. Khả năng phát
triển của công ty sẽ bị hàn chế.
Giới hạn con người trong khuôn khổ lấy những hiểu biết về kiến thức thông thường,
những tậ tục, những truyền thống, những ký ức để ràng buộc con người sẽ không
thể có sáng tạo trong tư duy và công tác.
II.
Nâng cao khả năng sáng tạo
Để nâng cao khả năng sáng tạo, cần có phương pháp rèn luyện. Đó là:
1. Phương pháp đặt vấn đề:
Trước tiên, các bạn liệt kê toàn bộ những chi tiết có vấn đề thành một bảng kê.
Sau đó lần lượt suy nghĩ từng vấn đề. Làm như vậy chúng ta sẽ tránh được kiểu
xem xét sự vật phiến diện hoặc bỏ sót cá chi tiết quan trọng. Tuy vậy, cũng
không nên quá lệ thuộc vào phương pháp nạy vì quá lệ thuộc vào nó sẽ làm hạn chế
tính sáng tạo.
2. Phương pháp liên tưởng đôi
Mục đích rèn luyện của phương pháp này cũng giống như phương pháp đặt vấn đề,
giúp ta vượt qua các liên tưởng thông thường
Ví dụ: Cần sáng chế một sản phẩm mới về âm thanh nổi. Trước tiên, người ta liên
tưởng tới một sản phẩm hoàn toàn không liên quan dến nó – máy bay. Sau đó ta
xem xét đặc tính, công dụng, trang bị của máy bay.
Căn cứ vào những yếu tố đó ta lại lần lượt xét các yếu tố đó với sản phẩm về âm
thanh nổi.
Phương pháp này không những giúp ta nghiên cứu sáng chế sản phẩm mới mà còn rèn
luyện tính sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
3. Phương pháp phân tích hình thái:
Ví dụ: Muón làm một cái ly để đông dung dịch chúng ta cần xem xét hình dáng,
kích thước, nguyên liệu của ly. Người ta lập một biểu đồ khối lập phương để lựa
chọn điều kiện tối ưu. Có 48 trường hợp để lựa chọn, giúp chúng ta có những dữ
liệu để sáng chế một sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn cao.
Ba phương pháp trên nhằm hạn chế sự lão hoá của bộ não nhưng đối với việc rèn
luyện tư duy lại không có hiệu quả bao nhiêu.
Theo kinh nghiệm những người có sức sáng tạo phong phú thường là những người rất
thích thú với các trò chơi về bộ não như: câu đố, tiểu thuyết suy luận, ảo thuật,
truyện vui, tạp kỹ…. Trong đó câu đố là một hình thức không thể thiếu được để
rèn luyện trí óc của chúng ta. Nó bao gồm những tài liệu rèn luyện khả năng trực
giác, khả năng quan sát, khả năng phân tích, khả năng suy luận, khả năng bền bỉ,
khả năng sáng tạo của con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét