bài đăng trên báo Thanh Niên ngày 6/9
Việt Nam là quốc gia có dân số đông thứ 13 trên thế giới có thể phát triển bền vững cần phải có một chiến lược vĩ mô đúng đắn mà nguồn nhân lực tốt.
Nếu một lãnh đạo quốc gia có tầm nhìn thì dân số đông không phải là một gánh nặng cho xã hội mà phải biến điều này thành một ưu thế cạnh tranh. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi VN có một nền giáo dục tốt và tất nhiên, một thể chế tốt cho việc phát triển các cấp bực giáo dục.
Nhà Nước dù rất muốn cũng không đủ tiền để chi cho giáo dục miễn phí ở các cấp, mà khó có một quốc gia nào cưỡng nổi hiện tượng đại chúng hóa giáo dục. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang phát triển theo một hướng hoàn toàn ngược lại. Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ có Việt Nam và Myanma có tỷ lệ giáo dục ngoài công lập của bậc phổ thông trung học và đại học là thấp nhất, trong khi đó, tỷ lệ ngoài công lập của hệ nhà trẻ, mẫu giáo lại lớn nhất. Điều này cũng là việc gây bức xúc cho xã hội gần đây.
Ngân sách tài chính nên tập trung cho bậc phổ thông cơ sở để phổ cập miễn phí với chất lượng tốt, đồng thời phát triển các nhà trẻ mẫu giáo công có chất lượng để con cái các cán bộ nhân viên được chăm sóc tốt và họ được yên tâm làm việc, tích lũy nguồn thu nhập mà lo cho các con sau này. Không thể nào tiền nuôi một đứa trẻ 2 tuổi, gửi nhà trẻ tư trong một tháng lại gần bằng tiền nuôi một học sinh, sinh viên trong một năm. Nếu Nhà Nước đầu tư cho các nhà trẻ, mẫu giáo chu đáo sẽ quản lý được tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em Việt Nam, làm nền tảng cho thể lực thanh niên sau này.
Trẻ nhỏ lúc 2-3 tuổi, mới vừa rời khỏi cha mẹ lần đầu tiên, dễ lạ lẫm, rụt rè, nếu được một bảo mẫu chăm sóc tốt có khoa học và tâm lý sẽ phát triển tốt. Khi đến 6-10 tuổi trẻ cần có những nhà giáo dục càng phải hiểu tâm lý hơn khi hướng dẫn trẻ đọc sách, biết đặt câu hỏi tò mò thì khả năng sáng tạo trẻ sẽ có thể phát triển sau này. Những kiến thức lịch sử, địa lý , sinh vật, toán học, sẽ được dạy vào trung học cơ sở…Những nền tảng tự tin, biết ngạc nhiên trước sự lạ, biết lễ độ (lễ độ chứ không vâng lời phục tùng vô ý thức), sẽ được phát triển trong thời gian trưởng thành. Các nước Tây Âu khi tuyển dụng giáo viên cho các cấp học này rất kỷ (không như ở VN, học kém cũng được vào ngành sư phạm tiểu học và mẫu giáo). Khi người học kém làm thầy sẽ không ít thì nhiều sẽ hành xử với trẻ con đầy mặc cảm. Thế thì còn gì là giáo dục.
Với nguồn kinh phí về giáo dục hàng năm , Nhà Nước nên đầu tư vào ba cấp học nhà trẻ mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở cực tốt như: xây cơ sở vật chất hiện đại, trả lương cho giáo viên đúng mức, quản lý trong sạch, thì chắc chắn các phụ huynh sẽ an tâm về nền giáo dục nước nhà.
VN vẫn còn là một nước đang phát triển nếu muốn đẩy số lượng dân số có trình độ sau trung học cơ sở, đề nghị có chính sách nâng đở các trường trung học phổ thông tư cũng như các trường trung cấp nghề của tư nhân, để khuyến khích cũng như kiểm định trung thực nâng chất lượng các trường này, giúp trình độ kiến thức nghề của thanh niên nâng cao.
Đề nghị tư nhân hóa cấp trung học phổ thông và đại học. Phát triển trường trung cấp nghề và cao đẳng cộng đồng công lập ở các tỉnh, thành phố, quận, huyện các vùng nông thôn. Cuối cùng quản lý chặt chẽ cấp bậc sau đại học (thời gian đầu có thể độc quyền) để đào tạo chuyên viên có tầm cở quốc tế.
NGUYỄN HỒNG CÚC
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Ở NHÀ MỘT MÌNH ( Không giống phim ở nhà một mình của cậu bé 7 tuổi mà là bà già 70 tuổi ở nhà một mình để tránh virus Covid 19) ...
-
Gần như trong bất cứ mối quan hệ nào, người này cũng đều bắt người kia phải làm theo chương trình hoặc ý thích của mình. Bố mẹ cũng bắt con...
-
viết trong Hội chợ Phú Thọ 23/01/2010 Đang nghe những bài hát Xẩm, Quan họ, Ca trù truyền thống , với những làn điệu trong sáng, lã lướt...
-
11 giờ còn nằm trên giường Chat với người bạn phương xa Cảm giác cuộc đời của mỗi con người Như kiến bò trong chén Chén của tạo hó...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét