I.NÊN HAY KHÔNG NÊN BỎ THI TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG TRUNG HỌC?.
Theo quan điểm riêng không nên bỏ thi tốt nghiệp phổ thông vì:
- Đây là bằng cấp xác định trình độ sau 12 năm học tập của học sinh. Một loại văn bằng chứng nhận người học có một kiến thức nhất định nào đó để vào đời, hoặc sắp bước qua một giai đoạn học tập khác hoặc có thể xin vào làm việc ở những nơi chỉ cần một số kiến thức phổ thông. Bằng cấp này cũng có thể được các cơ quan kiểm định đánh giá trình độ dân trí của một quốc gia.
- Trong quân đội, bằng tốt nghiệp phổ thông này dùng để phân cấp binh nhì, hạ sĩ, trung sĩ.
- Trong các công ty, cơ quan Nhà Nước dùng bằng cấp này để trả lương theo hệ số .
- Có thể dùng kết quả để so sánh uy tín các trường trung học phổ thông trong một tỉnh, thành phố.
- Có thể qua kết quả thi, học sinh sẽ lượng giá được khả năng của mình so với các bạn trong tỉnh, thành phố của mình.
- Có thể dùng bằng tốt nghiệp này để ghi danh, dự tuyển vào các đại học VN và thế giới.
Tuy nhiên, tại sao tại VN có rất nhiều người phản đối việc thi cử này,
(1) vì tổ chức thi tú tài không nghiêm minh nên xã hội không tin cậy. Không thể có việc thi đậu 99% được, như thế đừng tổ chức thi. Đây là vấn đề chính và là trách nhiệm của bộ.
(2) một kỳ thi tốt nghiệp mà mọi người dự thi đều biết chắc chắn sẽ đậu là một kỳ thi…dõm, do đó bằng cấp mất giá trị.
Để tránh tình trạng này, đề nghị vẫn giử kỳ thi tốt nghiệp nhưng cách ra đề, tổ chức thi, chương trình học, phải thay đổi:
- Vẫn giữ thi 6 môn . Điều này sẽ không gây áp lực tâm lý xấu cho giáo viên dạy các môn phụ, sẽ không gây sự khinh nhờn kiến thức các môn phụ trong tâm lý học sinh, lý do các môn dù là môn phụ vẫn cần thiết trong kiến thức chung của các học sinh.
- Chương trình học phải phân ban ngay từ lớp 10. Ban nào ra ban đó. Ban Toán Lý Hóa, Sinh Vật, Văn Sử Địa (không có loại ban tổng hợp). Học sinh có năng khiếu ban nào thì chọn ngay ban đó từ lớp 10. Chương trình các ban không giống nhau nhiều.
- Vẫn thi 6 môn, nhưng sẽ phân biệt theo hệ số từng ban. Thí dụ:
(1) Ban Toán Lý Hóa : Toán hệ số 4, Lý + Hóa hệ số 2, Sinh vật hệ số 1, Văn hệ số 1, Ngoại ngữ hệ số 2, Sử+Địa hệ số 1.
(2) Ban Sinh Vật: Sinh hệ số 4, Lý + Hóa hệ số 2, Toán hệ số 2, Văn hệ số 1, Ngoại ngữ hệ số 2, Sử+Địa hệ số 1.
(3) Ban Văn Sử Địa: Văn hệ số 3, Ngoại ngữ hệ số 3, Sử + Địa hệ số 2, Toán hệ số 1, Lý Hóa hệ số 1.
- Lý do phải tính hệ số để xác định khả năng của từng học sinh, để dễ hướng nghiệp vào đại học.
Vấn đề bằng tốt nghiệp Phổ thông Trung học có giá trị hay không là do các cấp lãnh đạo, các hội đồng thi ở các trường, các thầy cô giáo cho ra đề chứ không phải do các học sinh, đừng để các em học sáng, trưa, chiều, tối, trong 12 năm để được một mảnh bằng không có giá trị đối với xã hội VN, đừng nói đến có giá trị thế giới.
II. VỀ VIỆC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
Nên trả việc tuyển sinh đại học cho các trường Đại học Công cũng như Tư để bảo đảm quyền tự trị đại học. Một trường đại học phải đươc quyền tự trị, điều này mới bảo đảm chức năng và quyền hạn của một trường đại học đúng nghĩa.
Vấn đề các trường đại học Công cũng như Tư có những khuyết điểm làm mất uy tín giáo dục đại học, phần lớn là do Quy chế Giáo dục đại học của Bộ, Chính Phủ thực hiện chưa nghiêm minh. Các quy chế này chưa chuẩn hóa được nhân cách của các Hội đồng trường, Hội đồng quản trị trường, ban giám hiệu trường đại học. Phụ huynh và học sinh không có trách nhiệm về việc chuẩn hóa lực lượng nhân sự cao cấp này (chỉ có thể tẩy chay các trường đại học nhiều tai tiếng về chất lượng đào tạo).
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bộ GDĐT ôm đồm hết để không tạo được một nền “tự trị đại học” của VN, mà đến chuyện tuyển sinh cũng phải tổ chức tuyển sinh dùm cho các trường đại học, để phải gây ra nhiều tổn hại về tài lực và vật lực trong một mùa thi đại học (ầm ỉ cả một xã hội) và cũng từ đó xác định bằng tốt nghiệp phổ thông Trung học của mình tổ chức là vô giá trị.
Hãy trả kỳ thi đại học cho các trường đại học. Hãy để các trường đại học tự xác định uy tín của họ trong xã hội. Phụ huynh học sinh đủ sáng suốt để chọn cho con em mình vào học trường đại học nào có uy tín và tẩy chay các trường đại học không xứng đáng. Trách nhiệm của Bộ GDĐT là làm TĂNG GIÁ TRỊ CHO VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Ở NHÀ MỘT MÌNH ( Không giống phim ở nhà một mình của cậu bé 7 tuổi mà là bà già 70 tuổi ở nhà một mình để tránh virus Covid 19) ...
-
Gần như trong bất cứ mối quan hệ nào, người này cũng đều bắt người kia phải làm theo chương trình hoặc ý thích của mình. Bố mẹ cũng bắt con...
-
viết trong Hội chợ Phú Thọ 23/01/2010 Đang nghe những bài hát Xẩm, Quan họ, Ca trù truyền thống , với những làn điệu trong sáng, lã lướt...
-
11 giờ còn nằm trên giường Chat với người bạn phương xa Cảm giác cuộc đời của mỗi con người Như kiến bò trong chén Chén của tạo hó...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét