Đó là trường hợp của hầu hết các nhà quản lý giáo dục đại học tư thục hiện tại. Người người đều biết họ lừa trên (bằng hình thức xin cho), gạt dưới (bằng những chiêu bài tư vấn tuyển sinh hoa mỹ). Hãy nhìn những gương mặt núng ních thịt của họ. Hãy nhìn những con mắt đục ngầu láo liêng, thất thần của họ. Họ không định tâm, trí óc không trong sáng thể hiện rõ trên những gương mặt đó.
Đa số các Hiệu trưởng, Hội đồng quản trị không biết hay quên mất đại học là gì? Nếu họ biết hay họ nhớ khái niệm này thì chắc họ không có những hành động như thế. Lừa trên- gạt dưới.
Họ giẩy nẩy lên khi người nào đó bảo họ đang kinh doanh giáo dục. Giáo dục có được phép kinh doanh không nhỉ? Khi xã hội chê bai giá trị bằng cấp của họ, họ gào toán lên xã hội không hiểu biết, nhưng họ vẫn cứ làm: nâng điểm, ra lệnh cho các giảng viên không được đánh rớt một sinh viên nào (ngoại trừ việc nó không đóng học phí). Thẩm định chất lượng ư? Những chữ ký giả mà thật, chấm chéo với những số điểm tròn vo, đẹp đẻ,…những báo cáo với các con số giả đầy rẫy trong các phiếu điểm…Cho chúng nó ra trường cho xong,…bỏ mặc chất lượng kiến thức của sinh viên tốt nghiệp bị hụt hẩng, bị đào thải bởi xã hội cần người thực tài. Họ gạt sinh viên để có nhiều người đăng ký học, họ gạt sinh viên bằng mớ kiến thức đã rỗng tuếch rồi lại còn giả dối nữa. Họ đã làm hại một thế hệ và bây giờ ngồi đây họ vênh váo tôi làm giáo dục bất vụ lợi, hay có chút liêm sỉ hơn, tôi chia lời trên những đồng tiền của cha mẹ sinh viên và bán cho họ một loại sản phẩm không xài được.
Họ hãnh diện vì lách luật giỏi. Nhờ đâu? Nhờ những con số giả, nhờ những phong bì lót tay cho cấp trên, nhờ những mối quen biết của những đường dây ma quỷ. Họ sa thải những người chân chính chung quanh. Họ trọng dụng những tay ma mãnh, nịnh bợ, sáng tạo trong sự lách luật cần thiết để mang lợi nhuận cho họ. Chất lượng sản phẩm của họ không được công nhận. Mặc kệ. Tôi cần vụ lợi trước đã. Chất lượng đó là lỗi tại sinh viên không chịu khó học trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường của họ. Họ phải cho ra trường chứ, nếu không sinh viên sẽ bàn nhau trường này khó, trường kia dể, không học vẫn đậu ra trường như mọi người.
Trường học không còn là một thánh đường, là nơi tìm kiếm chân lý. Trường học hiện tại trở thành nơi kinh doanh bát nháo như những môi trường kinh doanh khác. Gạt ai được lúc nào hay lúc đó. Lừa người nào được thời gian nào hay thời gian đó. Ai chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi. Môi trường giáo dục như thế thì làm sao dân tộc nước đó phát triển được.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Ở NHÀ MỘT MÌNH ( Không giống phim ở nhà một mình của cậu bé 7 tuổi mà là bà già 70 tuổi ở nhà một mình để tránh virus Covid 19) ...
-
Gần như trong bất cứ mối quan hệ nào, người này cũng đều bắt người kia phải làm theo chương trình hoặc ý thích của mình. Bố mẹ cũng bắt con...
-
viết trong Hội chợ Phú Thọ 23/01/2010 Đang nghe những bài hát Xẩm, Quan họ, Ca trù truyền thống , với những làn điệu trong sáng, lã lướt...
-
11 giờ còn nằm trên giường Chat với người bạn phương xa Cảm giác cuộc đời của mỗi con người Như kiến bò trong chén Chén của tạo hó...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét