Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

Hôm nay mới thấy ....


Trời ! Hôm nay mới đọc trên báo CAND Online một bài .... đọc được

Nỗi buồn từ “sự kiện Ngô Bảo Châu”
17:19:02 22/08/2010
 
GS Ngô Bảo Châu đã chứng minh một Việt Nam có những trí tuệ có khả năng đạt tới đỉnh cao của thế giới. Nhưng...

Việc GS Ngô Bảo Châu giải quyết được Bổ đề Langlands đã xảy ra từ trước nhưng việc này chỉ trở thành làn sóng với truyền thông Việt Nam khi anh đạt được một cột mốc về danh vọng. Như thế, về cơ bản, công chúng đã bị cuốn hút bởi sự hào nhoáng của vinh quang thay vì chân giá trị của trí tuệ. Và thay vì chỉ ra sự vượt trội của GS Ngô Bảo Châu trên con đường khoa học, người ta tìm kiếm những chi tiết trong các sự kiện và đời sống cá nhân, những chi tiết mà người nào cũng có.
Sự tự hào tràn lan trên các mặt báo, trong những phát biểu mang tính cá nhân cũng như tập thể. Chúng ta có quyền đó không? Để giải quyết câu hỏi này, trước hết phải rõ ràng với chính mình con đường nào đã tạo nên sự ưu tú của Ngô Bảo Châu.
Ví như chúng ta có một mảnh đất quanh năm chỉ xây được những khối nhà 2,3 tầng. Khi mảnh đất đó vào tay người khác, họ xây lên những lâu đài tráng lệ. Liệu chúng ta có nên tự hào về lâu đài đó không? Đã có rất nhiều những tài năng toán học xuất hiện trên đất nước nhưng chỉ có một mình GS Ngô Bảo Châu đạt tới tầm cao của nhân loại. Những cái tên lừng lẫy một thời như Lê Bá Khánh Trình… giờ đã về đâu trong cuộc sống?
Một trong những đóng góp lớn nhất của GS Ngô Bảo Châu cho dân tộc là anh đã chứng minh một cách thuyết phục Việt Nam có những trí tuệ có khả năng đạt tới đỉnh cao của thế giới. Vậy những trí tuệ ấy ở đâu trên đất nước và trong những lĩnh vực khác? Nền văn học với quá nhiều chất liệu không có lấy một tác phẩm đáng kể. Nền giáo dục thì đã thử nghiệm hàng chục năm trên các thế hệ học sinh rốt cuộc vẫn chưa định dạng được con đường cho mình. Nền nông nghiệp thì lạc hậu tới mức không có vắc xin phòng chống nổi một đợt dịch bệnh tai xanh ở lợn để dịch cứ lan tràn từ địa phương này qua địa phương khác rồi trở thành đại dịch.
Với thế giới, GS Ngô Bảo Châu đã mang lại một tri thức mới mẻ. Tuy nhiên, với dân tộc, anh chỉ gợi lại những nỗi buồn xưa cũ. Chúng ta đã từng có những con người vĩ đại. Triết gia Trần Đức Thảo, một trong những triết gia vĩ đại của thế kỷ với “Phương pháp hiện tượng học của Husserl”, “Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng”, “Nguồn gốc ngôn ngữ” và “Ý thức triết học đã đi đến đâu”. "… một con người siêu việt của Việt Nam đã đành, mà còn đáng cho nền văn hóa Pháp tự hào. Con người đó cũng có phần cấu thành của chung nhân loại" - (Lời giáo sư Nguyễn Đình Chú trong một bài viết của ông). Sách triết của Trần Đức Thảo đã xuất bản khắp châu Âu. Viện Hàn lâm Đức đã muốn mời ông sang để trao đổi về vấn đề con người, về Heghen…
Giáo sư vật lý thiên văn Nguyễn Quang Riệu, người được thế giới đánh giá là một trong những bộ óc ưu tú nhất của nhân loại trong lĩnh vực đã luôn hướng về quê hương. Ông đã từng xin tài trợ để xây dựng một cung thiên văn tại thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên theo lời ông, dự án đó đã không trở thành hiện thực do các thủ tục hành chính của thành phố Hà Nội…
Trên thế giới còn rất nhiều những nhà khoa học Việt Nam như thế. Dù họ không đạt tới đỉnh cao như GS Ngô Bảo Châu nhưng đều là những người có tài năng xuất chúng. Những con người mang dòng máu Việt Nam nhưng trí tuệ đã được vun đắp bởi các dân tộc khác trên thế giới và những trí tuệ đó cũng đang cống hiến cho những dân tộc khác trên thế giới. Đó là một nỗi đau chứ không thể là một niềm tự hào.
Khi GS Ngô Bảo Châu nổi lên như một hiện tượng, Viện Toán học đã công bố một mức đãi ngộ vượt khung nếu anh về làm việc. Đó là thu nhập khoảng 5 triệu một tháng. Đó không chỉ là cái nghèo về vật chất. Đó còn là cái nghèo trong khả năng đánh giá một tài năng trong bối cảnh thế giới phẳng. Không bàn về những đại học đang mời GS Ngô Bảo Châu, chỉ một doanh nghiệp trong nước cũng sẵn lòng tặng anh một biệt thự. Có thể trong đó có mục đích PR hay những mục đích khác nhưng nó cũng thể hiện việc doanh nghiệp có khả năng đánh giá rất đúng tầm vóc của một
con người. Ở mặt này, doanh nghiệp đang “giàu” hơn nhà nước rất nhiều.
Trong một lần nói chuyện, PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà, nguyên trưởng phòng Công nghệ sinh học môi trường Viện Công nghệ Sinh học nói một công trình khoa học thực hiện trong 2 năm thì đến gần 1 năm là lo chuyện giấy tờ hóa đơn sổ sách. Mà đó đâu phải là những việc của những nhà khoa học.
Trong nước không thiếu những người tài nhưng thực sự họ đang mơ ước có được một cơ chế làm việc khoa học cho những nhà khoa học. Từ cơ chế đó, họ mới có thể tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi năng suất, mới có thể tạo vắc xin phòng dịch, tạo thuốc chữa bệnh… Những điều đó không quá phức tạp như việc chứng minh Bổ đề Langlands. Nó không tạo ra niềm hân hoan nào quá lớn nhưng lại mang lại sự ổn định và no ấm cho cuộc sống hàng triệu người nông dân trên đất nước.
Trở lại với nỗi buồn của GS Ngô Bảo Châu. Niềm vui bột phát rồi sẽ qua đi rất nhanh. Quan trọng nhất là trả lời cho câu hỏi điều gì quý giá nhất? Chúng ta đang gìn giữ và tạo điều kiện như thế nào cho những điều quý giá nhất ấy để vượt lên những hào nhoáng vinh quang tạo nên những giá trị đích thực cho cuộc sống từng con người?

 
Thanh Tùng


Thứ Sáu, 13 tháng 8, 2010

người chậm

Đọc Nhàn của Lý Lan

http://ghichep.multiply.com/journal/item/730

và  Chậm từng giọt chữ của Nguyễn Ngọc Tư 
( vì quên mất đường link nên chép ra đây vậy )

  Chợt nhớ sách " Người Chậm " của J.M.Coetzee ( nobel Văn học 2003)
Cảm thấy , hiện tại đang sống vội quá, vội vàng từng phút, nếu không thì ...lỡ việc.Mỗi tối phải kiểm lại đã đọc thoáng qua bao nhiêu tờ báo, lướt qua bao nhiêu trang web, làm được bao nhiêu việc, đã gặp những người nào, nấu bao nhiêu món ăn, viết được bao nhiêu trang nhật ký....Vội vã, vội vàng,... để ngày mai còn làm việc khác,...
Có hạnh phúc  không trước khi ngủ vươn vai : hôm nay mình chẳng làm gì cả ?


Chậm từng giọt chữ…
Nguyễn Ngọc Tư

Có lần ngồi nói chuyện văn chương với Già, ông nói bây giờ người ta đọc nhiều nhưng không đọc kỹ… Bạn thấy nhột ran, thấy trong hai chữ "người ta" đó có mình. Những lần Già nhắc tới cuốn sách nào đó bạn hớn hở kêu đọc rồi, nhưng nhắc một đoạn trong đó thì bạn không nhớ. Những lần bạn ngắc ngứ không gọi được tên một nhân vật.  Những lần bạn quên tên tác giả hoặc nhớ tác giả thì quên tên sách. Những lần bạn khen cuốn sách X đó hay những hay làm sao thì bạn không diễn tả được. Giống như lướt đi trên những mối tình hờ hững, đã từng yêu nhưng có lẽ thiếu đậm sâu, đến nỗi chả nhớ nốt ruồi cô ấy nằm ở đâu.
Già thì khác. Tám mươi sáu tuổi Già vẫn giữ cách đọc sách kỳ lạ. Mỗi chữ trong sách với Già là thưởng hớp trà, ngụm rượu. Nên còn gì sướng bằng trà rượu ngon. Già xướng một câu, chắc lưỡi hít hà một cái, gật gù khen quá đã. Có những đoạn văn bạn đã từng lướt qua trên trang sách giờ qua ngữ điệu duyên dáng của Già bạn thấy ngỡ ngàng, tươi mới bao nhiêu. Và bạn thấy lạ lùng bao nhiêu khi ngó Già đọc lại một câu văn tâm đắc, dù Già dùng hai chữ "thấy ghê", sau khi rướn cái cổ gầy gò nhăn nhúm nuốt nước bọt.
Già nói thấy ghê, nhưng không phải chê, mà nghe trong  đó sự ngưỡng mộ, nể nang, thán phục. Già hay thảng thốt "thấy ghê" sau mỗi câu văn hay ho mà Già đã đồng cảm đến mức thuộc nằm lòng. Mà Già thì thuộc nhiều câu dài lắm, kinh điển lắm, phức tạp lắm… đến Sông Đông êm đềm chữ như rừng vậy nhưng Già vẫn có thể tỉnh bơ đọc một đoạn nào đó, bằng trí nhớ mẫn tiệp, bằng tình yêu văn chương, bằng sự trân trọng sách, bằng cách đọc thật chậm, nâng niu từng câu chữ.
Chống chế rằng cái thời Già sống sách hiếm hoi, nên người ta quý sách, người yêu sách coi sách như miếng ăn, hơi thở. Nhưng cái thời cầm sách đọc mà sợ hết qua rồi, giờ sách đầy rẫy, đẹp, sang… không đọc nhanh thì tiếc. Và đọc sách như một công việc, không phải thú chơi. Trong bạn bè của bạn, có nhiều người đọc sách để điểm tin trên báo, đọc sách để khoe (rằng đã đọc), đọc sách để học viết, đọc để… kể lại. Nên ai cũng mau mau cho đến trang cuối cùng. Lâu lắm rồi bạn không còn  nhấm nháp từng trang sách, như bụi lục bình trôi nhẩn nha trên sông, lúc tấp bờ này khi dạt vào bụi nọ. Bạn cũng đam mê, cũng nghiến ngấu mà như là nghiến ngấu bánh mì kẹp thịt, tô phở… không phải ngồi nhẩn nha vừa thổi vừa gỡ lớp vỏ cháy khét của củ khoai lùi.
Bạn cảm thấy bệnh sống nhanh sống gấp dường như đã di căn đến thú nhàn nhã cuối cùng của mình, xộc vào thành lũy cuối cùng. Và chỉ khi gặp Già, ngồi giữa căn nhà lấp ló trong vườn dừa của Già nghe Già đọc một đoạn văn của Hemingway, Lỗ Tấn, Lev Tolstoi… thì mới cảm thấy thật rõ ràng. Chỗ Già gì cũng chậm, nước trà rót chậm, điếu thuốc cháy chậm, tiếng nước mương vườn chậm rãi chảy, và giọng Già nhẩn nha mà nghiêm cẩn, "Hằng năm, tôi đợi mùa thu tới, để buồn…" (*).
Văn chương va vào Già thì sống dẳng dai. Những vẻ đẹp của trang sách vẫn tồn tại ngay khi không còn tồn tại trên những tờ giấy úa. Ngó bộ chắc phải dạy sắp nhỏ lại, nên có bữa Già khẽ khàng lôi ra một tờ báo cũ in một truyện cũng cũ của Già, biểu bạn đọc. Mà không được đọc thầm đâu, phải thành tiếng thành câu. Chữ nào bạn đọc sai Già nhắc chừng chừng trong lúc khói thuốc bảng lảng vờn trên mặt. Bạn quen đọc thầm, giờ giọng cứ vấp dúi dụi trên trang báo dày những chữ, đến truyện ngắn thứ hai đã cảm thấy mệt đứt hơi, muốn nhanh cũng không nhanh được.
Kết quả của buổi chiều làm bài tập đọc đó là bạn nhớ dẳng dai một câu trong cái truyện ngắn xa xưa của Già, "Viết thơ cho nhau và tìm thăm nhau là việc làm của những kẻ yêu nhau quá ít còn đang sợ hãi chuyện quên nhau. Tình yêu của tôi không hời hợt thế"
Vậy nên, thưa Già, nếu lâu lắm thưa vắng tin nhau, cũng không có nghĩa bạn nhỏ này đã quên Già rồi…

(*) Ernest Hemingway





Thứ Hai, 9 tháng 8, 2010

81 năm còn lại

(trich bài của Lý Lan )



Con gái của học trò (cũ) của tôi đã tốt nghiệp trung học. Nó không muốn vào đại học. Hai tiếng “sinh viên” không danh giá gì, mà hai chữ “đại học” càng vô nghĩa đối với nó. Một khi nó không muốn thì làm sao ép? Nó cũng làm hồ sơ thi với đầy đủ nguyện vọng, cũng đi thi, thi về mặt mũi hớn hở, thi xong đem hết sách vỡ cân ve chai. Nó tin chắc là nó sẽ thi rớt, và vĩnh viễn chấm dứt đời học trò..
Ai dè trường đại học X. gởi giấy gọi nhập học đến tận nhà nó. Một trường đại học tư mới thành lập ở một tỉnh lân cận thành phố. Vậy là nó lâm vào thế kẹt. Cha mẹ bảo nó “thi đậu” vào đại học thì nó cứ đi học, dù học phí trường tư cao, trường xa đi lại tốn kém, cha mẹ sẵn sàng bươn chải thêm để nó an tâm học hành.
Nó cũng muốn “thử” làm sinh viên cho biết, cũng muốn vô trường coi “đại học” ra sao. Nhưng chưa kịp nhập học thì cái trường của nó bị báo chi nêu tên trong mấy vụ lùm xùm liên quan đến các đại học ba không – không cơ sở vật chất, không giáo sư, không chương trình kế hoạch giảng dạy. Nó cảm thấy ngượng khi đọc tới chi tiết bài báo nêu là các trường này thu nhận cả sinh viên chỉ đạt 5 điểm thi 3 môn, tức là mỗi bài thi chưa tới 2 điểm trên 10. Nó tưởng như bài báo nêu chính trường hợp của nó. Bài thi cuối cùng nó đã cố tình viết vớ vẩn, chẳng ăn nhằm gì đến đề bài, vị giám khảo dễ dãi nào đó đã cho nó 1 điểm, khiến bây giờ nó “dính” vô tai tiếng của cái trường nó không hề muốn đến học.
Nó nổi khùng, xé cái giấy gọi nhập học, hét toáng: Tôi chán lắm rồi những trò mua bán lừa lọc tri thức đó. Tôi không cần bằng cấp, hư vinh. Tôi muốn sống cuộc đời như ý tôi, trường đời mới là trường học lớn. Tại sao cha mẹ cứ bắt tôi học, học, học, như nhồi vịt. Bao nhiêu người học miệt mài mà chẳng làm cái gì cho nên trò, và bao nhiêu người bằng cấp này nọ, tiến sĩ, giáo sư, mà chỉ giỏi nói nhăng nói cuội. Tôi phát mữa lên cái nền giáo dục mà tôi đã chịu đựng mười mấy năm nay.
“Cô mến” – cha mẹ nó viết thư cho tôi – “Thời của tụi em, vào đại học là một ước mơ xa vời, dẫu mơ cũng không tới. Trừ mấy đứa giỏi nhất lớp và lý lịch gia đình tốt là có hy vọng được tuyển vào mấy trường đại học ít ỏi ở thành phố, còn thường thường như tụi em thì tự biết thân, tự tìm lấy con đường phù hợp hoàn cảnh của mình. Đứa làm nhân viên bán hàng, đứa học nghề lái xe, đứa vào trung cấp y tế hay trung học sư phạm. Hai mươi năm sau, xét về tài chánh, đứa tốt nghiệp đại học, thậm chí đứa được đi du học trở về, chưa chắc giàu bằng mấy đứa không hề bước chân vào đại học. Thực tế là đứa giàu nhất của lớp tụi em là đứa từ khi tốt nghiệp phổ thông đến nay không hề cầm lên một cuốn sách nào. Nó nhào ra đời ngay và chụp bắt thời cơ đúng lúc, không lãng phí thời gian mài đũng quần thêm 4,5,7 năm trên ghế nhà trường nữa.
Tụi em biết và cố giải thích cho con của tụi em hiểu là giáo dục đem lại cho người ta nhiều thứ khác, chứ không chi là con đường thuận lợi đi tới thành công tài chánh và địa vị xã hội. Người giàu xứ mình giàu bằng nhiều cách kỳ bí, nhưng con đường lượng thiện chỉ bằng lao động của chính mình. Và lao động có chuyên môn, có kỷ năng giỏi, trình độ cao thì mới có thu nhập nhiều, mới làm cho cuộc sống của mình ngày một khá hơn. Tụi em nói với con: Chẳng hạn như cha mẹ đây, cùng tốt nghiệp trung học sư phạm ra dạy cấp một, mẹ thì phấn đấu dần từ giáo viên, tổ trưởng, rồi hiệu phó, đến giờ là hiệu trưởng, sau nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn. Còn cha thì vẫn đeo đuổi giấc mơ đại học, cuối cùng đã tốt nghiệp đại học tại chức và chuyển công tác sang dạy trường cấp ba, dù lương không tăng bao nhiêu, nhưng cha cảm thấy tự hào về bản thân, và mở rộng củng cố được nhiều quan hệ xã hội. Cha mẹ đã nuôi con với quyết tâm là con phải vào đại học. Vậy mà, với tất cả những thuận lợi và cánh cửa đại học mở sẵn, con lại khăng khăng từ chối…”
Nỗi thất vọng của hai người cha mẹ - học trò cũ của tôi còn bị tô đậm bằng nỗi buồn khi đứa con gái cãi lại: “Con không muốn sống như cha mẹ! Con chán cái vỏ trí thức bèo nhèo, mốc từ trong ra ngoài rồi.” Điều đáng tiếc, theo học trò tôi, là đứa con gái vốn thông minh, có những môn học và giáo viên mà nó thích thì nó học xuất sắc, nhưng chính môn thi thì nó chẳng thèm cố gắng gì cả , cứ tưởng nó ham chơi, không ngờ nó nổi loạn.
Dĩ nhiên nó còn quá trẻ. Dĩ nhiên tôi không thể khuyên bảo gì nó cả, như cha mẹ nó hy vọng khi viết thư cho tôi. Dĩ nhiên, đại học không phải là con đường vào đời duy nhứt. Ngay ở những nước có nền giáo dục tiên tiến, không phải học sinh nào tốt nghiệp trung học xong là cũng đi thẳng qua cánh cửa đại học. Vả lại, ngày nay giáo dục được coi như một thứ hàng hóa, không nhứt thiết phải trả bằng bất kỳ giá nào cho một sản phẩm mà mình không tin tưởng chất lượng. Hơn nữa, sản phẩm đó người ta có thể sở hữu bằng nhiều cách khác nhau chứ không chỉ cần có mặt ở giảng đường, ở bất kỳ giai đoạn nào của đời người chứ không chỉ khi còn trẻ. Người có học không phải người có bằng cấp đại học, mà là người tự giáo dục suốt đời.
Vấn đề là: 18 tuổi người ta có thể không cần vào đại học, nhưng làm sao trong 81 năm còn lại của đời mình vẫn không ngừng học?
Lý Lan
(bài đăng báo Sinh Viên)


Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010

Thực đơn ngày 7-08-2010


Cơm chả ( điểm tâm)


300gr thịt nạc xay, 100gr bún tàu, 50gr hành tây, 2 quả trứng vịt, hạt nêm, đường, muối, nước mắm, tiêu, cơm, hành mỡ, dưa leo.

Cách làm:

Bún tàu, hành tây cắt nhỏ.

Trộn đều thịt nạc xay, bún, hành tây, trứng vịt với chút muối, đường, hạt nêm và tiêu cho vừa ăn, sau đó đem chưng cách thủy khoảng 10 phút.



Bày cơm ra đĩa, cắt 2 miếng chả đặt lên, cho hành mỡ lên trên, ăn kèm với nước mắm, dưa leo.







Nguyên liệu:
Dưa chuột: 300g; cà chua: 50g; thơm : 50g; xà lách: 6 lá; rau húng quế, mùi: 1/3 mớ nhỏ; ớt cay: 1 quả.
Dấm, đường, dầu oliu; muối , tỏi vừa đủ.
Cách làm:

Dưa chuột gọt vỏ cắt hơi chéo mỏng chừng 2mm.

Cà chua rửa sạch, bổ đôi cắt ngang dày 3mm.

Thơm gọt vỏ cắt ngang dày.

Rau thơm mùi, xà lách tách rửa ngâm nước có chút muối, vẩy khô.

Hòa 4 muỗng nhỏ đường, 6 muỗng dấm, 1/3 muỗng muối, 1 nhánh tỏi, một ít ớt giã nhuyễn và 1 muỗng dầu đánh tan đều.
Sau đó, cho các nguyên liệu trên trộn đều với các gia vị và để ngấm.

Lấy đĩa tròn to xếp xà lách kín đĩa, trên xà lách xếp kín dưa chuột hơi giống gối kề kiểu mái ngói, trên dưa chuột xếp cà chua, trên cà chua xếp dứa, rắc rau mùi.

Cá lóc kho tộ

  Nguyên liệu:

- 4 khứa cá lóc (khoảng 300 g).
- Hành lá, ớt.
- Nước mắm ngon, muối , tiêu, xì dầu, dầu ăn.
Thực hiện:
Cá lóc mua về làm sạch, để ráo. Phần đầu và đuôi cá dùng nấu canh. Phần thân cá cắt làm 4 khứa để kho. Ướp cá với một chút muối, tiêu, đường và nước mắm ngon.
Thắng nước hàng: đun sôi cạn nước mắm, xì dầu, đường trong nồi.
Cho cá đã ướp gia vị vào, đun lớn lửa khoảng 2 phút. Cho dầu ăn, giảm nhỏ lửa, thỉnh thoảng trở đều cho cá thấm gia vị. Chú ý trở thật nhẹ để cá không bị nát.
Kho khoảng 15 phút, nước kho bắt đầu cạn bớt, vặn lửa lớn cho nước cô lại. Cho hành lá và rắc tiêu, vài lát ớt.
Canh Cải Ngọt
 
Nguyên liệu:

300 gr cải ngọt
100 gr thịt heo xây
100 gr tôm
đường, muối, bột ngọt
hành lá
Có thể thay thịt xây và tôm bằng chả cá

Cách chế biến:

1) Làm rau cho sạch, sau đó đem rửa sạch [cách rữa thì ai cũng bít rồi], và cắt thành những miếng vừa miệng

2) Bầm tôm cho nhuyễn, sau đó cho tôm và thịt xây vào trong 1 bát to, cho đường, muối và bột ngọt vào trộn đều

3) Bắt bếp lên nồi [nồi có chứa nước khoảng gần phân nữa của nồi], đợi khi nước xôi

4) Khi nước xôi dùng đũa gấp 1 ít hỗn hợp tôm với thịt xây vào [có thể vò chúng thành viên như bò viên]

5) Khi thịt chín [đồng thời nước cũng xôi trở lại], cho đường, muối, bột ngọt vào nồi, niêm niếm đến khi vừa miệng

6) Sau đó cho cải ngọt vào nồi, trộn đều, niêm niếm lần nữa để bảo đảm ko mặn màh cũng ko quá ngọt

7) Đừng để cải quá chín [có thể cho hành lá vào cho thơm], sau đó cho canh vào bát to

http://www.matnauhoctro.com/4rum/showthread.php?t=277078

 




Thực đơn ngày 6-08-2010


Xôi vò
(viết ra đây cách làm, nhưng thật ra mua 5000 đồng xôi vò của bà bán ở góc đường)


 
Nguyên liệu: 400g gạo nếp ngỗng, 150g đậu xanh cà vỏ, 30g đường cát, dầu ăn, muối, 1 bó lá dứa.
Thực hiện: Nếp vo sạch, ngâm nước 2 giờ, vớt ra rổ, để ráo. Đậu xanh ngâm nước 30 phút, vớt ra, để ráo, xốc với 1/2 thìa cafe muối, hấp chín, giã mịn. Chia đậu xanh làm 2 phần. Một phần trộn với nếp, 10ml dầu ăn và 1/2 thìa cafe muối. Phần còn lại để riêng.
Chuẩn bị một xửng nước sôi, cho lá dứa vào, cho phần nếp đã trộn đậu xanh vào hấp chín. Đổ xôi ra một cái mâm, đánh tơi, để nguội.
Trộn tiếp phần đậu xanh còn lại vào xôi, hấp thêm khoảng 5 phút rồi rắc đường lên mặt xôi, nhắc xuống, trộn đều.
Thưởng thức: Múc ra đĩa, ăn kèm với chả lụa.


Trứng Chiên Cà



  1. VẬT LIỆU :
    - 4quả trứng
    - 1 trái cà chua
    - 1 củ hành tím
    - 1/2 củ tỏi
    - 1 củ hành tây
    - 1 muỗng súp dầu ăn
    - 1 cọng hành lá
    - muối - tiêu - bột ngọt
    II. CÁCH LÀM :
    - Cà chua : bỏ hột, xắt miếng
    - Củ hành + tỏi + hành lá : băm nhuyễn, trộn 1 chút muối + tiêu
    - Chảo nóng, cho hành tỏi băm nhuyễn + cà chua vào xào cho rút hết nước..
    - Trứng : đánh tan, nêm muối + tiêu + bột ngọt + một chútnước lã. Cho trứng vào chảo cà chua chiên chín trứng. 

    Canh Bí Đao nấu Sườn
     
    Nguyên liệu: 
    - 300gr sườn
    - 500gr bí đao
    - Hành lá
    - Hạt nêm

    Cách làm:

    1. Sườn rửa sạch cho vào nồi cùng với nước lã. Ninh nhừ sườn, khi sôi hớt bọt cho nước thật trong.


    2. Cho bí đao xắt khúc vào nấu, nêm muối hạt nêm, it đường , nấu đến khi chín tới là được.

    3. Xắt hành cho vào nồi rồi bắc ra ngay.


     

 


Thực đơn ngày 5-08-2010


Bánh mì & trứng ốpla


Trứng ốp la ăn kèm với bánh mì và sữa là đồ ăn sáng phổ biến tại hầu hết các gia đình. Có một cách chế biến món trứng ốp la bánh mì rất dễ làm sẽ khiến cho khẩu vị của món ăn thay đổi và ngon miệng hơn.
Những nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn rất đơn giản, gồm trứng gà và bánh mì cắt lát. Cách làm như sau:



Dùng tay ấn mạnh ống bơ đã thủng hai đầu vào phần lõi lát bánh mì để tạo thành vòng tròn bên trong.



Cá trứng rán xù

Nguyên liệu:
400g cá trứng, 1 gói bột vảy xù, 1 lòng trắng trứng gà, 200g đậu cô-ve Nhật, tương cà, hành tỏi băm, muối, dầu ăn, hạt nêm.
Thực hiện:
Cá rã đông, ướp với 1/4 thìa cà-phê muối, 1/2 thìa cà-phê hành tỏi băm, 1/2 thìa cà-phê hạt nêm. Đậu cô-ve tước bỏ xơ, rửa sạch, thái khúc, sau đó đem luộc chín. Lòng trắng trứng đánh tan, để riêng. Đun nóng 4 thìa súp dầu ăn, lấy từng con cá nhúng vào lòng trắng trứng, sau đó lăn qua bột vảy xù, rán chín vàng giòn. Cho đậu cô-ve ra đĩa, xếp cá lên trên, rưới tương cà.
Mách bạn:
Khi mua cá trứng, bạn nên chọn cá có thân tròn, mập, không nên chọn loại nhỏ, dẹp vì đó có thể là cá đã để lâu ngày, không ngon.

Canh hoa thiên lý nấu giò sống

 
Nguyên liệu:
Hoa thiên lý, giò sống
Thực hiện:
Hoa thiên lý rửa sạch, chú ý rửa với nhiều nước tránh có kiến nấp trong nhụy hoa. Nhặt bớt cuống hoa già và những bông hoa úa.
Đun sôi nước, lấy thìa nhỏ xúc giò sống thành từng viên rồi thả vào nồi nước. Lúc viên giò sống bạn lưu ý nhúng thìa vào nước hoặc dầu ăn thì thìa sẽ không bị dính. Nước thả giò sống sôi, nêm mắm muối vừa ăn rồi thả hoa thiên lý vào, sôi lại tắt bếp




 


Thực đơn ngày 4-08-2010


Bánh mì bì ( điểm tâm )
 
Vật liệu:
- Bánh mì ổ
- bì thịt (xem công thức "Cách Làm Bì Thịt")
- đồ chua
- dầu hành
- hành phi vàng
- nước mắm ngọt tỏi ớt

Cách làm:
Bánh mì mổ ở bụng theo chiều dài, nhét vào bì heo, hành shallot, dầu hành và đồ chua sau đó chan nước mắm ngọt tỏi ớt.

Cách Làm Bì Thịt:
Vật liệu:
100 gr thịt cốt lết (thăn nõn) thịt nạc không xương
1 muỗng cafê muối (ít nhiều tùy ý đầu bếp)
1 muỗng canh nước mắm sống (hiệu con mực)
1 muỗng café đường
¼ muỗng café bột nêm
3 muỗng soup dầu ăn để chiên thịt
1 gói thính bột
3 muỗng canh tỏi sống băm nát, 1 để ướp thịt sống, 1 muỗng để trộn vào thịt chín, 1 để phi vàng cũng để trôn vào thịt chín
1 gói bì đông lạnh lựa thứ nhỏ sợi Nếu bạn ở nơi có bán bì tươi thì càng tốt, nếu bì tươi thì khoỉ trụng nước sôi, chỉ cần rửa sạch.
Cách làm:
Thịt rửa sạch cắt bề ngang mỏng, trộn tỏi bầm, đường, muối, bột ngọt, nước mắm .Khoảng ½ tiếng đồng hồ
Bắc chảo lên bếp cho vào chút dầu ăn, chiên lửa vừa khoảng 10 phút mỗi bên cho vàng đều, cho thịt chín để nguội. Thái chỉ cho thịt bằng cỡ sợi tăm là vừa, cọng thịt phải mỏng , mềm , bì mới ngon.

Bì mang về rửa sạch, nấu nước sôi lên, thả bì vào thật nhanh, vớt ra ngay lập tức như là trụng bánh phở, để lâu sẽ bị nát không ngon. Vớt ra để ráo nước, chờ bì thật khô, cắt khúc như cọng tăm.
Trộn chung ít toỉ phi thơm, gồm có thịt, bì, tỏi sống, tỏi phi, chút muồi
Ðạt tiêu chuẩn:
Bì ngon thì thịt và bì phải mảnh sơị, như cọng giá sống, thịt phaỉ tươi thơm mềm mại ngọt ngào, trộn bì cho khá thính thì mới thơm, chứ đừng cho ít thính quá không thơm bì, mà cũng đừng cho quá nhiều thính bì sẽ sạm và khô quá mất ngon.

BÚN GẠO XÀO RAU CẢI ( ăn cả ngày vì bận việc quá )



Vật Liệu:

-400 gr bún gạo khô

-200 gr bông cải xanh

-150 gr nấm rơm nút áo

-300 gr bắp cải dài

-200 gr củ cà rốt (chừng 4 củ lớn)

-2 củ hành hương

-Vài miếng tàu hủ ky chiên dòn

-Ba muỗng canh dầu ăn

-2 muỗng canh bột nêm chay

-Nửa muỗng tiêu đen xay nhuyễn
Cách Làm:

-Bún gạo khô mình ngâm với nước ấm chừng 1 giờ đồng hồ rồi vút cho thật ráo nước.

-Bún gạo đã ráo, dùng kéo cắt thành từng đoạn ngắn theo ý mình.

-Bắp cải rửa sạch, phân ra làm hai, cọng và lá rồi xắt thành từng đoạn cho vừa đũa gấp.

-Bông cải tách ra thành từng nụ, rửa sạch và luộc sơ với nước sôi.

-Nấm rơm nút áo rửa sạch.

-Củ cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa cánh hoa hay dùng con dao cắt dợn sóng cắt thành từng miếng, và luộc sơ qua nước sôi trong chừng 5 phút thì vớt ra.

-Một chảo nóng phi hành hương cho thật thơm xào: cọng cải, nấm rơm, cà rốt và bông cải rồi nêm bột nêm chay cho vừa ăn. Hạ lửa xuống riu riu thì trộn lá cải vào cùng với bún gạo. Trộn mọi thứ cho thật đều, xào trên lửa riu riu chừng 10 phút là bún gạo xào đã xong.

-Bún gạo được bày lên dĩa, xếp thêm tàu hủ ky chiên dòn lên mặt.


ĂN TRÁNG MIỆNG

DƯA HẤU



 

 


Thực đơn ngày 3-08-2010


Bắp luộc

sữa đậu nành



Bắc nồi đất lên bếp . Tùy ý bạn muốn thịt kho khô quánh hay có chút ít nước mà định lượng nước thêm vào. Nếu chỉ thích kho khô, chỉ cần thêm vào nồi một ít nước rồi đảo thịt đều tay. Đun lửa nhỏ Đợi thịt chín, nêm lại một lần nữa cho vừa ăn.
Tắt bếp, rắc thêm vào nồi ít tiêu. 

Nguyên liệu.


- sườn non 300g cắt nhỏ
- 1 củ hành tây
- 1 quả ớt chuông xanh
- 1 quả cà chua vừa
- 1 củ cà rốt nhỏ
- 1 khoanh thơm
- 1 trái dưa leo nhỏ bỏ ruột
- 1 nhúm kiệu chua
- xà lách son 100g để lót dĩa
- 2 quả trứng gà
- bột chiên dòn ( hay 100g bột mì + 50g bột năng trộn đều )
Gia vị : giấm , gừng , tỏi ,đường , xì dầu, ketchup, màu đỏ cam, bột bắp, ngò rí..
Cách Làm :
- Tất cả các loại rau củ xắt miếng nhỏ hạt lựu khoảng 1cm x 1cm .
- Bắc nồi nước nhỏ lên bếp nêm chút muối + đường + ketchup + xì dầu + đầu hành trắng vào cho thơm, sau đó cho sườn non vào luộc cho vừa mềm thì vớt ra .
- Đập trứng gà vào thố nhỏ , cho sườn vào trộn đều , chuẩn bị dĩa bột khô chiên dòn lăn sườn cho áo một lớp bột .
- Bắc chảo dầu sôi và dầu chiên phải ngập sườn khi chiên, cho từng miếng sườn vào chiên ngay sau khi áo bột và đảo liên tục cho đến khi sườn vàng đều thì vớt ra để ráo dầu .



















Canh trứng nấu đậu phụ
 
Nguyên liệu.
- Đậu hủ trắng: 2 miếng,
- Trứng vịt: 1 quả,
- Cà chua: 2 quả.

Hành hoa, gia vị, dầu ăn, rau mùi.
Chế biến:

Cho ½ muỗng canh dầu ăn vào nồi, khi dầu nóng già cho cà chua đã rửa sạch, bổ miếng cau vào chưng khoảng 3 phút. Khi chưng nhớ chú ý đảo nhẹ tay để cà chua không nát.
Đổ tiếp hai bát nước nêm vừa gia vị.
Đậu hủ trắng cắt nhỏ hình quân cờ cỡ 2,5x2,5 cm. Khi nước sôi cho đậu vào cùng với trứng vịt (đã đánh nổi) đảo nhanh, nhẹ và đều tay cho trứng tan thành vân trắng, đỏ. Chờ đến khi canh sôi trở lại, cho hành đã rửa sạch, cắt khúc vào với một chút bột nêm rồi tắt bếp. Vậy là ta đã có món canh trứng đậu có vị ngọt thơm của trứng, vị mát của đậu và hơi chua chua của cà chua. Chú ý món canh trứng đậu nước phải trong và không được để trứng vón cục. 
 


Thực đơn ngày 2-08-2010

 
Phở
 
Nguyên liệu:
300 g nui ống
300 g thịt bò, cắt miếng mỏng
1/2 hộp cà chua paste
2 tép tỏi, bằm nhuyễn
1 củ hành tây, cắt miếng mỏng
5 nhánh hành lá, cắt khúc
2 trái cà chua, cắt miếng mỏng
1 nhánh xà lách, rửa sạch
Gia vị: 3 muỗng cà phê hạt nêm từ thịt Knorr
½ muỗng cà phê tiêu xay
4 muỗng canh dầu ăn
Ăn kèm: Nước tương, ớt
Thực hiện:
Ướp thịt bò với 1 muỗng cà phê hạt nêm từ thịt Knorr và ¼ muỗng cà phê tiêu xay, 2 tép tỏi bằm. Để cho thấm.
Đun sôi nước lạnh cho dầu ăn và nui vào luộc chín. Vớt nui ra khỏi nồi, làm nguội bằng nước lạnh.
Xào nui với 2/3 hộp tương cà chua.
Xào hành tây, hành lá với thịt bò cho thơm.
Cho nui vào đảo đều, nêm với 2 muỗng cà phê hạt nêm từ thịt Knorr cho vừa ăn.
Múc nui xào bò vào dĩa, trang trí với xà lách, cà chua. Dùng nóng với nước tương và ớt.
[RIGHT][B]Nguồn[/B]: Diendan.Eva.Vn[/RIGHT].



TỐI ĂN THÊM

Táo và yaourt



  Ở NHÀ MỘT MÌNH ( Không giống phim ở nhà một mình của cậu bé 7 tuổi mà là bà già 70 tuổi ở nhà một mình để tránh virus Covid 19)   ...