Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

VIẾT CHO TIẾN SĨ KHẢO CỔ NGUYỄN THỊ HẬU


19/01/2013
Mở FaceBook, thấy TS Nguyễn thị Hậu có buổi nói chuyện tại Café Trung Nguyên.
Bài  nói chuyện không có gì mới so với kiến thức về khảo cổ Saigon của tôi.
Nhưng, nếu phải phát biểu thì tôi sẽ nói như thế này :
-          Trước nhất tôi xin lỗi các bạn trẻ ngồi ở đây, vì các bạn không phát biểu gì nên tôi mạn phép nói vậy.
-          Tôi biết cô Hậu cách đây hơn 20 năm, từ lúc cô là một giảng viên trẻ giảng về Khảo cổ học, mà chúng tôi đã giả vờ ngây ngô khi đề nghị cô giải thích linga, cụ thể là gì, khiến cô lúng túng, mặt mủi đỏ bừng .
-          Tự giới thiệu tôi là người Saigon, sanh tại Saigon, nhà ở Saigon hơn 1 thế kỷ, từ cái thời đất nhà tôi là đất Chà. Tôi cũng chẳng hiểu tại sao đất VN lại là đất của ông Chà Bombay nào đó. Tôi đã từng nhảy chân sáo trên lề đường Tự Do khi còn nhỏ, được vào Givral mua bánh khi có một lễ lạc nào đó hoặc khi được tưởng thưởng gì đó…có nghĩa là nơi đây không phải chỉ là kỷ niệm mà là nơi đây tôi sống và lớn lên.
-          Tại quán café này tôi đã chọn cho mình một ly café đặc biệt của Trung Nguyên, tôi gọi thử, không ngờ nó khác xa những món uống của những người chung quanh, không phải về chất lượng mà vì hình thức: có khay, có tách, dĩa, muỗng , đường,…chuyên nghiệp, độc đáo,… Tò mò, chịu chơi, thích cái mới,…đặc tính rặc Saigon, dưới góc nhìn Nhân học,
-          Do đó, tôi có một vài cảm tưởng đối với bài nói chuyện của cô Hậu, một vài ý kiến của người dân Saigon, không phải là một người đang quản lý về văn hoá thông tin như chị Thế Thanh, một nhà nghiên cứu Khảo cổ như cô Hậu.
-          Dưới góc nhìn Khảo cổ học, cô Hậu dự tính hay ủng hộ tất cả những dự án khai quật khảo cổ tại Saigon để ghi lại những di chỉ cũ, để xác định đời nay vẫn tôn trọng nền văn minh vật chất của cha ông xưa vì nếu không tôn trọng ký ức, sẽ không có gì làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của tương lai.Quan điểm tốt đẹp dó, tôi xin hoan hô. Nhưng nếu vì thế mà chúng ta phải khai quật cái con đường Lê Duẫn lên, để xem những tầng lớp di chỉ tại đó có gì có gì, thì xin cho tôi can. Chỉ xin nói về vị trí của nhà thờ Đức Bà hiện tại, theo sử sách đó là nơi có một ngôi chùa, có thể không phải là chùa Việt Nam mà chùa của một nhóm người Minh Hương nào đó như chùa Bà Thiên Hậu ở Dakao vậy. Và có thể dưới đó nữa đã có một ngôi đền nào đó của người dân Thuỷ Chân Lạp. Quật lên các đống di chỉ đó làm gì? Người dân Thuỷ Chân Lạp sẽ xúc động đòi lại đất rồi sao ? Người dân theo đạo Phật sẽ đòi xây lại nơi đây ngôi chùa thì sẽ như thế nào (bởi lẽ tôi đã gặp một sinh viên Vạn Hạnh, người Huế, nghiến răng ken két đòi quật ngã Nhà Thờ Đức Bà để xây chùa, trong cái ngày lễ viếng tang thầy Thích Minh Châu, mới đây thôi). Những nhà kiến trúc lại sẽ cho rằng Kiến trúc Nhà thờ Đức Bà thời Pháp thuộc này là do những kiến trúc sư Pháp hạng thứ mấy chục, không thể hành nghề ở Pháp được nên qua xứ thuộc địa vẻ vời, không xứng đáng tầm cở quốc tế (mà thực vậy, những người Pháp phê bình kiến trúc Nhà thờ Đức Bà VN buồn cười, chấp vá,…).Họ quên hỏi ý kiến Người Sài Gòn. Đức tính tò mò, chịu chơi, thích cái mới…là: xây cái gì cũng được miễn là nơi thờ phượng là được rồi…Chấp chặt làm gì, vật chất có gì tồn tại lâu dài đâu…Do đó, dưới góc nhìn Khảo cổ, cô Hậu thích di chỉ thực tế, nhưng dưới góc nhìn của nhân dân Saigon đang muốn hướng về tương lai.
Tại sao khi muốn làm gì những di tích lịch sử tại Saigon, không ai, không cơ quan nào làm khảo sát hỏi ý kiến nhân dân Saigon cả? Đề nghị thứ nhất của tôi là phải hỏi nhân dân muốn gì về sự phát triễn tại Saigon này.
-          Tôi hoàn toàn đồng ý với chị Thế Thanh khi giả sử đến một ngày nào đó nhà hát thành phố không còn đủ sức chứa thể hiện một thính phòng có tầm quốc tế thì có cần bảo vệ di tích này không ? hay đề nghị chụp hình lại để lưu niệm chúng ta cần dùng những vùng đất đó cho tương lai. Bởi lẽ, nói về truyền thống thì đó cũng không phải là kiến trúc Việt Nam…
-          Do đó, đề nghị cô Hậu, đừng méo mó nghề nghiệp quá khi đòi phục dựng tất cả di tích tại Saigon, kể cả di tích chết hoặc di tích sống, theo định nghĩa của cô.
-          Các di chỉ khảo cổ ở Saigon sẽ là những di chỉ của tầng lớp dân bản địa, của những người Việt di dân , của những người Minh Hương chạy loạn,ẩn mình chờ phục quốc, của những người Pháp thống trị, của những người Mỹ tham chiến tại VN. Nó không thuần nhất như những di chỉ khảo cổ của Hà Nội, của đồng bằng sông Hồng, để có thể xác định những chứng tích lịch sử của người Việt Nam. Do đó đề nghị thứ hai của tôi, là nếu có phục chế hay quay lại một thời cũ, thì nên qui hoạch một phần nào đó tôi, một vùng nào đó thôi…
-          Người Nam bộ nói chung, người Saigon nói riêng, sẳn sàng bỏ một loại lúa rày để trồng giống lúa mới có năng suất cao hơn, bỏ một loại ổi chát ngấy đầy hột để trồng một loại ổi vừa thơm, vừa ngon không hột. Hãy để những giống lúa, giống ổi không còn thích hợp với cuộc sống vào bảo tàng, hoặc một khu vườn di tích…Nhà tranh chỉ nên sống một ngày một buổi chơi cho vui, hồi ức kỷ niệm, hoặc cảm thông nỗi khổ của cha ông, nhưng không thể đem góc nhìn khảo cổ học mà xây dựng một đề án phát triễn cái vùng này.
-          Khi tôi xem những phim ảnh của Algérie, của Madagascar, của những nước thuộc địa Pháp cũ,…tôi chợt thấy Sai gon cũng giống như vậy, … điều đó làm tôi chua xót, về mặt nào đó nền văn minh Nam bộ, một thế kỷ vẫn còn hơi hướng thuộc địa…Tôi không quá khích để đề nghị xoá bỏ hết, nhưng, qui hoạch vùng cho tầng lớp các kiến trúc: Minh Hương, Pháp, Mỹ,.. là cần thiết; nhưng cần thiết trước nhất là chúng ta đang làm gì và để lại gì thể hiện bản sắc Saigon cho con cháu sau này.
-          Ở một góc nhìn khác, góc nhìn sử học, tôi vẫn lạc quan cho tương lai Saigon, kể cả về mặt vật chất hoàn toàn như kiến trúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BUỔI SÁNG PHÙ DU

  11 giờ còn nằm trên giường Chat với người bạn phương xa Cảm giác cuộc đời của mỗi con người Như kiến bò trong chén Chén của tạo hó...