Chương
trình sáng nay là đến nghe nhà văn Nguyễn Trí quảng cáo về sách của anh ta.
Trên đường đi với những câu hỏi trong đầu là tại sao phải vào hội nhà văn mới
được có những tác phẩm đề bạt giải thưởng. Cái gọi là giải thưởng hội nhà văn
đã bị quá nhiều người phê bình, bởi lẽ cũng bao nhiêu người trong hội thì mỗi
năm phân chia giải thưởng với nhau, rồi người này chửi bới người kia, tố giác
người nọ. Tại sao phải vào hội để bị phê bình, nếu không theo đúng đường lối
còn bị “rút phép thông công” nữa? Có bao nhiêu nhà văn tự do được giải thưởng của
hội này? Ngoài ra còn bao nhiêu loại giải thưởng của các đoàn thể tự do khác nữa
có giá trị hơn nhiều cái giải thưởng của hội nhà văn (một cái hội mang tiếng từ
1956 đến hôm nay chưa rửa sạch vết nhơ).
Tuy
nhiên, khi nhìn thấy tác giả “Bãi vàng, Đá quí,Trầm Hương” thì áy náy quá. Khắc
khổ, đen đúa, nghèo khó,…hằn lên trên nét mặt, giọng nói, cách diễn đạt ngôn ngữ.
Nghe cũng hay. Hay nhất là ông này nói: Marx và người Công giáo có đánh nhau
thì đánh ở trên Trời, còn ở trần gian thì nên đoàn kết lại để xây dựng xã hội…Thứ
hai nghe tác giả kể về công việc viết lách mà đáng ngại. Toàn những chuyện tác
giả đã trải qua, tức là chuyện có thật, từ chuyện đi tìm vàng đến chuyện dạy học
liều mạng để kiếm cơm, đến cả việc đồ tể, việc hút xì ke,…Một cuộc đời chỉ có
trầm không có thăng, khốn khổ, sống chết cận kề,…Cực hay. Nhưng, có nhiều suy
nghĩ
-
Có nhà văn nói là sự thật trong cuộc sống
hôm nay nếu tả lại được hết thì còn hay hơn trí tưởng tượng của một nhà văn
thiên tài. Khỏi cần tưởng tượng, hư cấu nữa mà cứ viết sự thật thôi, cũng thấy
hải hùng cho cái ác của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI
-
Lê văn Trương cũng đã từng viết: có những
thứ kinh nghiệm người ta muốn bỏ đi, muốn đừng nhớ đến nữa để sống, để có thể sống
vui vẽ trong hiện tại…
-
Những nhà văn ngoại quốc, khi tả hiện thực
xã hội thường tự nguyện bỏ đời sống bình thường mà đi giang hồ, trôi giạt, để
viết văn như Hemingway, Leon Tolstoi,….
Thế
thì, nhà văn Nguyễn Trí có khi nào nghĩ rằng, nếu được chọn lựa giữa một cuộc sống
kinh khủng trong thời gian qua, để bây giờ được nỗi danh và cuộc sống bình thường
phẳng lặng của một người thường không tiếng tăm gì thì ông chọn đời sống nào?
Nguyễn
Trí ngẫng ra, nói: Câu hỏi khó quá, cho tôi suy nghĩ lại.
Nói
với TS Nguyễn thị Hậu, nhà văn này nợ tôi một câu trả lời nha!
Tại
sao có một nhóm người bu quanh khen tặng cuộc đời khốn khổ của nhà văn, mà họ
không nghĩ là để sống sót cho đến ngày nay người này đã trải qua bao nhiêu máu,
mồ hôi và nước mắt…Vì nhân bản, tôi không thích một đồng loại của tôi phải sống
như thế bao giờ…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét