Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

KÍNH GỬI CÁC VỊ ĐANG LÃNH ĐẠO CÁC KHOA SỬ Ở CÁC ĐẠI HỌC VIỆT NAM.

Từ trước đến nay các vị là những người viết sử cho một triều đại, mà kinh nghiệm lịch sử VN, có thể các vị biết hoặc giả vờ không biết, là các triều đại đều trải qua những giai đoạn thăng trầm và diệt vong. Chưa một triều đại nào thoát khỏi qui luật này, Các vị cứ nói qui luật lịch sử nhưng không áp dụng cho những trang lịch sử mà các vị đang viết. Có khi nào các vị nghĩ đến 100 năm sau, các thế hệ con, cháu, chắt sẽ đọc lại những trang sử các vị viết ca ngợi các chiến công đánh Mỹ, đánh Pháp cứu nước của các vị họ hỏi rằng:
Tại sao nhân dân mình chết nhiều quá, tổng số dân VN chết nhiều hơn Đức quốc xã đã đưa dân của họ chết vào thế chiến thứ I&II. Tại sao có nhiều dân tộc dành độc lập ít đổ máu hơn dân VN, và nhất là việc nước Đại Việt thâu tóm cả Phù Nam, Chiêm thành, Chân lạp, và cứ đánh nhau suốt trong lịch sử thế này, để biến lịch sử VN thành lịch sử chiến tranh (khi phải nghiên cứu về lịch sử), để người nước ngoài sẽ suy nghĩ…ô! Cái dân tộc này hiếu chiến quá!!!
Tôi học được ở GS Lê văn Sáu khi hướng dẫn luận văn thạc sĩ của tôi: Chị phải viết như thế nào cho nhiều người khác đọc. Thử hỏi một người Pháp đọc luận văn của chị cứ nói thực dân Pháp thế này, thực dân Pháp thế kia một cách căm thù như thế thì họ có cảm tình hay cho rằng nghiên cứu của chị có khách quan không? Chị đưa tình cảm yêu ghét vào các công trình nghiên cứu như vậy có đúng không? Chị đưa quan điểm yêu nước một chiều của dân tộc chị vào những bài nghiên cứu như thế có khoa học chưa?
Tôi học được ở PGS Đổ văn Nhung sự che chở của một người thầy đối với những quan điểm không “chính thống” của một học trò tập tểnh là nghiên cứu. “Chị muốn chết hay sao khi viết như thế này”, và cuối cùng thầy vẫn bênh vực quan điềm của tôi khi ra hội đồng. Nói như thế, có nghĩa trong các thầy cô giáo vẫn có người có quan điểm cứng ngắt hay bảo thủ về những sự kiện lịch sử có thật.
Tôi học được ở một cô giáo dạy sử vào thời 1963, cô đã khóc sung sướng khi triều đại Ngô Đình Diệm bị lật đổ, cô kể về những người bị bắt bị đàn áp trong thời kỳ này, về một thầy giáo dạy toán trong trường bị bắt vì ký tên chống chế độ độc tài.
Tôi học được nhiều ở các cá nhân những người dạy sử hơn những quyền sách sử, những tài liệu của các nhà viết sử cho các triều đại.

Vì vậy tôi chỉ mong những người đang dạy sử, những người đang nghiên cứu lịch sử hãy viết như thế nào mà 100 năm, 1000 năm, những người đọc sử luôn kính trọng về những người dạy và viết sử hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Ở NHÀ MỘT MÌNH ( Không giống phim ở nhà một mình của cậu bé 7 tuổi mà là bà già 70 tuổi ở nhà một mình để tránh virus Covid 19)   ...