(viết vào năm 1996)
Trần Hồng Liên đã gom Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu
Nghĩa, Hòa Hảo vào chung một cụm từ Phật giáo. Khi làm công việc này chị đã
không nhìn hết đặc tính yêu nước, đòi độc lập, không lệ thuộc của người dân Nam
Bộ.
Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo là những
tôn giáo thuần thành ở miền Nam VN. Lý do thành hình của các tôn giáo này là
phản ứng lại các tôn giáo ngoại nhập khác (Thiên Chúa giáo, Nho giáo, kể cả
Phật giáo…) một mặt nói lên tiết tháo của người miền Nam với đặc tính tổng hợp,
dung hòa để phát triển thành cái mới cho chính mình. Cái mới của Bửu Sơn Kỳ
Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo có thể bắt nguồn từ tam giáo Nho-Lão-Thích
nhưng không phải là Nho-Lão-Thích lại càng không phải là Phật giáo thuần túy.
Giáo lý của Bửu Sơn kỳ hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa
Hảo căn bản không giống như phái thiền tông, Mật tông, hay Tịnh độ tông,…vì
những môn phái này chỉ có những phép tu luyện để trở nên đấng giác ngộ theo
Phật, Pháp, Tăng, chớ không có viết về ân tổ quốc, ân đồng bào, ân cha mẹ,…
Cũng không thể nói đây là Nho giáo vì đặt tổ quốc
(vua) lên trên. Khái niệm tổ quốc trong Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa
Hảo, là đất nước chứ không phải là Thiên tử của Nho giáo.
Phải nói rằng giáo lý của Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân
Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo là kết tinh của tinh hoa Nho, Lão, Thích tại Việt Nam.
Việc thờ cúng của Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu
Nghĩa, Hòa Hảo cũng hoàn toàn không giống như Phật giáo. Vì theo sự nghiên cứu
của chị, chính chị cũng xác nhận điều này.
Đạo phục của Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa
Hảo khác với đạo phục của tăng ni Phật giáo.
Cách tổ chức của các tôn giáo này là ông Trò, ông
Gánh,…chứ không phải là tăng ni, đại đức, hòa thượng,…
…
Như thế, có thể nói rằng Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân
Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo không phải là Phật Giáo mà là những tôn giáo thuần thành
tại miền Nam Việt Nam, đầy tính chất Việt nam, tính tổng hợp, dung hòa để trở
thành một cái gì mới thích nghi với đặc tính của dân tộc mình.
*** mối quan hệ giữa đức Phật Thầy ở chùa Long Thạnh
(Hốc Môn) là mối quan hệ giữa những người yêu nước yêu đạo, chứ không phải là
đi học đạo, cầu đạo như chị đã viết.
Chùa Long Thạnh là một trung tâm khởi nghĩa, Bửu Sơn
Kỳ Hương là một tôn giáo yêu nước thì có sự quan hệ qua lại với nhau chứ không
phải đức Phật Thầy đã thọ giáo tại đó, cũng như giả thiết là Phật Thầy thọ giáo
với Hòa Thượng Hải Tịnh cũng không đúng theo suy luận vì lúc này Đoàn Minh
Huyên đã xưng là Phật Thầy rồi thì còn thọ giáo ai nữa.
* *
*
Khi
để cập
đến Tôn Giáo ở Miền
Nam VN, mình nói giống
như “lên đồng”. Chẳng biết
sao nữa.
Tại sao những người VN theo tôn giáo của
người Việt
khổ như
thế. Tại
sao dưới bất
cứ triều
đại nào, vì yêu nước vì không muốn bỏ
truyền thống
dân tộc lập
nên một triết
thuyết, một
niềm tin cho dân tộc thì bị đàn áp.
Triều đình Nguyễn đã bắt Đức
Đoàn Minh Huyên tu ở
trong ngôi chùa Tây An thờ
Phật, phải
có pháp danh và vì không thể
tự xưng
là Đạo sĩ (Lão giáo), phải được xưng
tụng là Phật Thầy.
Vừa Phật
vừa Thầy
!!!! Phật để
chỉ sự
giác ngộ, từ
ái. Thầy để
chỉ một
người day dỗ chúng sinh, một cấp
bậc cao trong xã hội, người hướng
dẫn người khác vào đường ngay, nẻo
chánh.
Chỉ có miền Nam VN mới có khái niệm PHẬT
THẦY.
Triều đình hay những người cầm
quyền, lúc nào cũng nói yêu nước nhưng
lại hành động như
những người vọng
ngoại, cứ
mang bất cứ
nền văn hóa ngoại lai nào vào VN cũng được. Họ
chấp nhận
Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn độ
giáo, Hồi giáo, thậm chí Do thái giáo, Bahai`i…vì đây
là những tôn giáo của nước ngoài có hệ
thống … quốc tế.
Không cần biết
sự truyền
bá các tôn giáo này vào VN dưới
mục đích gì, và họ cho đó là CHÍNH GIÁO, còn các tôn
giáo ở VN là tà giáo là mê tín, kể cả
đạo thờ
Đồng…Rất
ngạc nhiên là những nhà nghiên cứu nước ngoài lại
hiểu biết
rõ các tôn giáo ở
VN hơn các nhà nghiên cứu tôn giáo VN.
Triều đình Huế khi nắm chánh quyền, tôn trọng Nho Giáo, Phật giáo,…bài bác Thiên Chúa giáo và
cũng giam giữ,
nghi ngờ những
người kêu gọi: Để
tóc, mặc quần
áo bà ba may theo kiểu
VN, dùng thuốc
Nam,… là mê tín. Tại
sao nông dân VN khổ
thế.
Họ không thích tụng kinh tu rị, tu rị, họ
không thích cạo
đầu vì đối với
họ : Cái răng sợi tóc là gốc con người,…đánh cho để dài tóc, đánh cho để răng đen,…lời hịch
của Quang Trung Hoàng Đế khí phách hiên ngang thế,…người Bữu
sơn Kỳ Hương theo đuổi chánh pháp VN như thế
thì lại cho là … mê tín, bị bắt
buộc phải
tu trong Chùa, phải
thờ Phật,
phải tụng
kinh Phật, những
bài kinh người
nông dân không hiểu
gì, phải cạo
trọc đầu…Buồn cười. các chánh quyền
VN yêu nước hay vong ngoại.
Lịch sử
đã viết như
thế. Công đức di dân lập trại
ruộng, day dỗ nhóm người đủ
mọi thành phần tha hương, chỉ muốn
tím chỗ an cư,
lạc nghiệp sống
yên ổn mà cũng không được, cũng bị truy cứu tra xét và cuối cùng chụp cho cái mũ …mê tín, phản động.
Mê
tín cái gì? Giữa
rừng sâu nước độc,
con người yếu
đuối trước thiên nhiên, việc
được dạy
cho tứ ân hiếu nghĩa, tin Trời, kính người,…lại
là mê tín ư!!!
Phản động
vì tin vào tâm linh, không tin vào vật
chất làm nên tất cả,
tin vào sự
rủ bỏ
tiền tài danh vọng sẽ
giúp mọi người giải
thoát …là phản động
ư!!!!
Một triều
đình Huế đã đối
xử với
Đức Đoàn Minh Huyên như thế,
tuy nhiên nhân dân ca ngợi
Ngài, lịch sử
viết về
Ngài tán tụng
còn cái triều
đình Huế kia…lưu xú trong lịch sử.
Ai đúng, ai sai đã có lịch
sử ghi chép rồi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét