Những
tạp chí Khoa học Phổ thông, Giác ngộ,… được xếp lặng lẽ trong các phòng ban,
thư viện, và mọi người không còn được tặng
khi thầy bị bệnh, không đến trường Hùng Vương nữa. Nhiều người nhớ, đôi
khi nhắc đến thầy, nhớ những buổi sáng đúng 9 giờ thầy xuống xe taxi chậm chậm
leo từng nấc thang để đến phòng thầy làm việc.
Tôi
hay nhớ những việc không vui, tính chất tôi từ trước đến nay là thế.
Tôi
không hiểu tại sao một tiến sĩ Vật Lý hạt nhân đã thành công từ những năm 50,
mà lại về Sài Gòn day vật lý, dạy toán cho một lớp trẻ yêu thích khoa học tự
nhiên, mà hàng năm, hàng tháng nếu có thêm những kiến thức mới thì cũng chỉ được
thêm một ít. Tại sao thầy không ở Pháp để ngồi trong một viện nghiên cứu hạt
nhân nào đó …có thể thầy đã đoạt giải Nobel rồi! Nói thế, có nghĩa tôi thấy thầy
chấp nhận chịu đựng trong một xã hội không thể làm cho thầy phát huy hết khả
năng học thuật, nghiên cứu,…từ năm thầy về nước đến nay, đã kinh qua hai chế độ.
Đã có bao nhiêu nhân tài Việt Nam chịu đựng giống thầy. Họ có thể đưa thầy lên
nhờ uy tín, nhờ tấm bằng của thầy, nhưng họ không cho thầy môi trường làm việc
thực sự để có thể đóng góp nhiều hơn cho xứ sở này.
Tôi
nhớ đến tấm ảnh của thầy, của một nhiếp ảnh gia nào đó chụp vào ngày thầy phát
bằng cử nhân tại trường Hùng Vương. Tình cờ tôi đi đường Đồng Khởi thấy trưng
bày, được giải hạng ba của Sở Văn hóa Thông tin. Tôi phải tìm cho bằng được tác
giả để mua lại bản quyền để cho trường với giá 500 000 đồng. Nhà trường còn kêu
mắc, nhưng tôi đã “lỡ” mua rồi. Một cựu sinh viên phụ trách làm prochure cho
trường đưa lên một sinh viên giống Lâm Tâm Như, tôi nói, nguyên tắc khi muốn quảng
cáo một thương hiệu nào đó thì phải có một hình ảnh đặc biệt. Trường HV có gì đặc
biệt hơn các trường khác, các khoa chuyên môn cũng giống như các trường, thậm
chí có những trường sinh viên của họ còn đạt giải á hậu nữa, tại sao lại đem
hình một sinh viên chỉ giống tài tử Đài Loan lên prochure? Tại sao không đem
hình cây cổ thụ Nguyễn Chung Tú mà không trường nào có đưa ra quảng cáo. Hình
đó đã được giải thường, Thầy Tú cũng là một trong những người sáng lập trường
và hàng ngày đến trường làm việc chứ không dỡm là trường mượn danh thầy đâu?
Cái tên cựu sinh viên ấp úng: nhưng hình nhữ sinh viên đẹp hơn. Tuy nhiên, anh
chàng này cũng đã đưa hình thầy lên trang nhất của prochure trường vào năm đó,
rồi thôi.
Ngay
những năm đầu thành lập, thầy có văn phòng phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo,
qua thời kỳ hai, ban giám hiệu cũng còn giữ văn phòng này cho thầy, tuy nhiên
qua thời kỳ ba, thì thầy không còn văn phòng riêng mà phải ngồi ké với khoa Quản
trị Bệnh viện, sau đó thầy mất luôn chỗ ngồi và ở nhà vì già yếu…Không một chút
phiền muộn, hờn giận nào qua những thăng trầm sóng gió của trường Hùng Vương mà
thầy cũng đã chịu đựng. Nhận vai cố vấn, nhưng có lần tôi hỏi thì thầy bảo có
ai nhờ thầy cố vấn gì đâu, nhưng khi cần thì giới thiệu thầy là Cố vấn.
Một
bài học lớn mà tôi học được ở thầy khi đứng trước trang thờ của thầy trong đám
tang là: Thầy Tú giỏi như thế, tài năng như thế mà còn “được” đối xử như thế,
tôi là cái thá gì mà kêu rêu !!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét