Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC CỦA CƯ DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỮU LONG

  • VỀ CON NGƯỜI
-          Thích nghi với thiên nhiên.
-          Thích thay đổi, di chuyển để phát triển, đặc tính song nước, rày đây mai đó để sinh sống.
-          Không câu nệ, cố chấp.
-          Cởi mở, hồn nhiên, chất phát,…Tâm hồn đơn giản.
-         
  • VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ
-          Không đói, nghèo nhưng không đói. Người nông dân sẳn sàng giúp nhau khi giáp hạt. Điều này phát sinh tính lười biếng.
-          Có chổ ở. Không có một gia đình nào phải đi ở trọ, không có căn nhà riêng của chính họ.
-          Vì thích thay đổi, dễ bỏ cây con không có năng xuất để trồng, nuôi  những giống mới có lợi về kinh tế hơn.
-         
Như thế, tại sao họ không thích học cao ?
-          Không thấy bằng cấp cao có giá trị thực tế.
-          Đầu tư cho giáo dục cao cấp không cần thiết, vì nếu chỉ cần ăn, mặc, ở,…là đủ sống rồi. tâm hồn đơn gian, ít cầu tiến về trí thức.
-          Tầng lớp trí thức đối với họ đáng trọng, đáng quý, nhưng không thích tham gia vào tầng lớp này.
-          Theo lịch sử, lớp trí thức miền Nam lúc đầu là những người làm công đi học dùm ông chủ (vì bị Pháp bắt buộc), sau đó là con địa chủ giàu có,… những người này gia nhập vào tầng lớp thị dân và ít trở về nông thôn.
-          Kiến thức của nền giáo dục hiện tại không thực tế. Trẻ con Đồng bằng Sông Cữu Long khó “tiêu hoá ” chương trình Toán, Lý, Hoá…hàn lâm của chương trình cấp THPT.
-          Những người giàu, trung lưu của Đồng bằng Sông Cữu Long đều đưa con cái ra nước ngoài hoặc các thành phố lớn để học đại học cao đẳng.
-          Còn lại là người nghèo, nghèo nhưng không đói. Đối với tầng lớp này, đầu tư giáo dục cho con cái là vô ích; vì nhận bằng cử nhân đại học về quê không có việc làm ( thời gian 4 năm học đại học có thể giúp gia đình nhiều hơn )
-          Thực trạng những người đem bằng đại học về quê không tìm được nhiều tiền hơn những người cùng trang lứa đi làm từ nhỏ.
-         
THÍ DỤ ĐIỂN HÌNH
  Hai chị em của một gia đình ở Sóc Trăng (có nghĩa là họ xuất phát từ một điểm). Người chị là cô giáo dạy tiểu học, có những đứa con, làm cô giáo 20 năm, nhà dột cột xiêu không sửa chửa được. các con đều cho đi làm sớm, chỉ học đến THCS. Sau khi đứa con út được 20 tuổi thì đã giúp mẹ cất nhà lầu 5 tầng, trong nhà có cả thang máy.
  Người em gái, cũng nghèo, nhưng cho hai người con học đại học ở Cần Thơ. Căm cụi bao nhiêu tiền đổ vào sự học của hai đưa con trai. Khi hai đưa con trai cầm bằng cử nhân Anh văn và Quản trị Kinh doanh thì không tìm được việc làm ở quê. Thế là loanh quanh đi dạy. Nhà cửa sơ sát không đủ tiền xây dựng lại…
Họ tự hỏi: học để làm gì? Có đổi đời được không? Ở miền Trung, học để đổi đời vì đất khô cằn sỏi đá. Miền Đồng bằng Sông Cữu Long dất trù phú, không đói, có nhà ở, sự học không làm cho người dân ở đây đổi đời…nên họ không …mặn mà việc học lắm. Chuyện này là …dĩ nhiên thôi!
  Nếu mục đích cuộc sống là đi tìm hạnh phúc, nhàn nhã, thì hãy đọc một bài văn sau :
Một thương gia trên đường đi gặp một người câu cá đang ngồi câu ở bờ sông. Lúc trở về, người giàu này thấy người câu cá nằm trên đám cỏ ngắm mây. Ông nhà giàu hỏi :
-          Sao ông không câu cá nữa?
-          Để làm gì ? Người câu cá hỏi lại.
-          Để có nhiều cá, để có nhiều tiền để giành, để có thể mua một ngôi nhà lớn hơn, sau đó mua được nhiều nhà hơn, để tích luỹ…để khi gia được sống an nhàn.
-          Thế thì bây giờ tôi đã sống an nhàn rồi cần gì phải đến khi già ?

Người thương gia bỏ đi mất!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BUỔI SÁNG PHÙ DU

  11 giờ còn nằm trên giường Chat với người bạn phương xa Cảm giác cuộc đời của mỗi con người Như kiến bò trong chén Chén của tạo hó...